C. Ghi nhớ
2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa
2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu
- Nguyên nhân vềđịa hình
Với độ dốc không lớn (khoảng 5 - 60), địa hình nghiêng thoải, nên khả
năng rửa trôi xảy ra rất mạnh mẽ. Các kim loại kiềm và kiềm thổ, các chất dinh dưỡng hoà tan bị mất dần, làm cho đất càng ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng.
- Nguyên nhân vềđiều kiện khí hậu
Với đặc điểm khí hậu: lượng mưa không lớn, nhưng phân bố không đều trong năm. Nền nhiệt độ cao, biên độ biến động nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa trong năm lớn đã dẫn tới tình trạng đất bị rửa trôi mạnh vào mùa mưa, chất hữu cơ bị phân giải mãnh liệt. Vào mùa khô, quá trình bốc hơi nước lớn kéo nước ngầm từ dưới lên mang theo sắt, nhôm lên các tầng đất phía trên, khi gặp oxy tạo thành các chất khó tan, trong điều kiện bị mất nước kết tủa lại tạo thành kết von và đá ong.
- Nguyên nhân về phía đá mẹ
Được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ hoặc các loại đá mẹ thô nghèo dinh dưỡng. Phần lớn đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tầng
đất mỏng, khả năng giữ nước và giữ dinh dưỡng kém nên tác hại của quá trình rửa trôi càng thể hiện rõ nét.
- Nguyên nhân sinh vật
Thảm thực vật nghèo nàn, khả năng sinh trưởng kém, số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động kém làm cho hàm lượng chất hữu cơ trong đất ít, quá trình chuyển hoá trong đất không thuận lợi cho cây trồng. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu.
- Nguyên nhân về phía con người
Trình độ kỹ thuật thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng đầu tư thâm canh thấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị bạc màu.