C. Ghi nhớ
3. Bón lót
3.2.1. Phân hữu cơ
- Khái niệm
- Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và
động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác... Ví dụ: Phân chuồng ủ
- Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần.
- Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn.
- Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất.
- Ý nghĩa của phân hữu cơ
- Là loại phân dễ sản xuất, chế biến nên ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi hộ nông dân đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ bằng cách tận dụng các chất thải của gia súc, các sản phẩm phụ của cây trồng, các tàn dư thực vật… Ngoài ra, người ta còn tận dụng các nguồn phân hữu cơ tự nhiên như phân trấp (than bùn), bùn ao, các cây phân xanh hoang dại.
Lượng phân hữu cơđược sử dụng hàng năm rất lớn, vượt rất nhiều lần so với phân vô cơ.
Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ, nhất là loại phân được chế biến tốt, có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.
Ngày nay, cơ sở của việc thâm canh đúng là sử dụng hợp lý các loại phân hoá học trên cơ sở bón đầy đủ phân hữu cơ cho đất.
Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh...
Chất dinh dưỡng khoáng
Chất dinh dưỡng không phải là khoáng
- Một số loại phân hữu cơ
Có hai loại phân hữu cơ là: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ
công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng chủ yếu là phân hữu cơ
truyền thống.
Phân hữu cơ truyền thống được chia làm 4 nhóm chính: a) Phân chuồng, b) Phân rác, c) Than bùn và d) Phân xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bã còn lại sau khi ép dầu từ một số loại thực phẩm)...
Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: a) Phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); b) Phân hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự
tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và c) Phân hữu cơ vi sinh – còn gọi là phân vi sinh (là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của các vi sinh vật có ích tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các hoạt chất sinh học, đối kháng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ cây để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản).
Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng cho lúa trong đó chủ yếu là phân chuồng (được ủ hoai mục từ phân bắc, phân gia súc cùng với rơm rạ, thân lá ngô hay các phụ phẩm hữu cơ khác trong vòng từ 2 – 6 tháng, hoặc cũng có thể ủ phân chuồng với đất bột, phân lân và vôi bột). Các loại phân được sử dụng ủ
làm phân chuồng tốt nhất là phân bắc, lần lượt là các loại phân lợn, dê, cừu, bò cái, bò đực và kém hơn cả là phân ngựa.
Nông dân Việt Nam còn sử dụng phân xanh để bón cho lúa. Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất. Trong quá trình phân giải của cây xanh khi vùi trong đất, nhất là ở điều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2... do vậy cần bón thêm vôi, lân kèm theo.
Ngoài ra có thể dùng bất kỳ loại phân hữu cơ vi sinh truyền thống nào để
bón cho cây lúa tùy theo điều kiện và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa.
+ Phân xanh
Sản xuất phân xanh là biện pháp trồng cây bộ đậu rồi vùi chất xanh vào
đất để làm giàu dinh dưỡng, nhất là đạm và chất hữu cơ cho lớp đất mặt.
Cây bộđậu nhờ các vi sinh vật cộng sinh ở rễ có khả năng tổng hợp đạm từ khí quyển nên sau khi cầy vùi làm tăng chất đạm cho đất. Có thể nói biện pháp sản xuất phân xanh là biện pháp sản xuất đạm sinh học rất hiệu quả.
Kết hợp cày vùi phân xanh và bón lót lân sẽ làm thúc đẩy phân xanh phân giải tốt hơn, lại cân đối được đạm lân cho cây. Nhất là khi vùi phân xanh với số
+ Phân rác
Được chế biến từ rác thải trong sinh hoạt của các khu dân cư hoặc từ các nguyên liệu tận dụng ở các cơ sở sản xuất.
Đối với rác thải, việc chế biến thông qua các công đoạn như thu gom, phân loại rác, sấy khô, nghiền nhỏ, xử lý… Việc chế biến này được thực hiện nhờ các nhà máy chế biến rác. Loại phân này có chất lượng khá cao và có độ
hoai mục tốt. + Phân trấp
Là loại phân hữu cơ được chế biến từ than bùn (gồm xác hữu cơ, chủ yếu là xác thực vật đang phân giải dở dang trong điều kiện yếm khí). Than bùn có ở
những nơi trũng, đọng nước như khe núi, ao hồ, đầm lầy…
Phân trấp là nguồn phân hữu cơ có giá trị vì nó bổ sung cho các loại phân khác. Phân trấp có trữ lượng khá lớn, giá thành chế biến thấp và chất lượng khá cao.
+ Phân bắc, nước giải
Là loại phân được chế biến từ các sản phẩm bài tiết của con người. Đây là loại phân đã được sử dụng từ lâu đời và khá phổ biến. Phân bắc, nước giải có tỷ lệ đạm cao hơn phân chuồng nên bón thúc, bón lót đều được.
+ Phân hữu cơ vi sinh
Là loại phân được chế biến bằng cách ủ men các xác hữu cơ với sự tham gia của vi sinh vật. Nguyên liệu thường là than bùn và một số phân vô cơ. Nhờ sự
lên men của vi sinh vật, phần lớn các chất dinh dưỡng nằm ở dạng hữu cơ nên tác dụng của phân chậm hơn phân hoá học nhưng bền. Phân còn có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các vi sinh vật trong đất.