C. Ghi nhớ
3. Bón lót
3.2.2. Phân hoá học
a. Phân đạm
* Phân Urê: Tỷ lệ N = 46%
+ Tính chất: Là phân đạm hữu cơ hóa học. Phân ở dạng kết tinh thành các hạt tròn nhỏ, màu trắng hoặc trắng trong. Kích thước hạt phụ thuộc vào nơi sản xuất, ở phía ngoài hạt phân thường được phủ một lớp chống ẩm bóng. Urê rất dễ hòa tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Urê là loại phân kiềm hóa học. Khi bón vào đất nó sẽ chuyển hóa thành đạm ở dạng amôn. + Sử dụng: Urê là loại phân có hàm lượng N cao không chua sử
dụng tiện lợi có thể bón cho các loại cây trồng trên các loại đất khác nhau
đều cho hiệu quả cao.
* Amôn suphát: Tỷ lệ N = 20 – 21%
+ Tính chất: Amôn sunphát kết tinh thành những tinh thể nhỏ màu trắng, xanh, xám… dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục.
+ Sử dụng: Amôn sunphát là loại phân vừa chua hoá học lại vừa chua sinh lý. Khi bón vào đất, keo đất hấp phụ NH4+ còn lại gốc SO4-- dễ gây chua cho đất. Vì vậy nếu bón nhiều amôn sunphát cho đất thì đất thường bị chua và mất kết cấu.
* Amôn bicacbonát: Tỷ lệ N = 17 - 18%.
Amôn bicacbonat kết tinh thành những tinh thể nhỏ, trắng như bột, dễ
hoà tan. Đây là loại phân kiềm hoá học nhẹ và hơi chua sinh lý.
b. Phân lân
* Supe photphát (Supe lân hay lân Lâm Thao): Hàm lượng lân = 17%.
Supe photphát được sản xuất từ quặng apatit tại nhà máy lân Lâm Thao nên còn gọi là lân Lâm Thao.
+ Tính chất: Phân dạng bột vô định hình, thường có mầu xám (xám xanh hoặc xám tro), phân dễ hút ẩm, kém tơi và hay vón cục mùi hắc. Là loại phân chua hoá học.
+ Sử dụng: Phân supe phôtphát là loại phân lân chứa tỷ lệ lân dễ
tiêu cao, do đó được sử dụng cho hầu hết đối với nhiều loại đất và loại cây trồng khác nhau.
* Tecmô photphát
Tecmô photphát là tên gọi chung để chỉ các loại phân lân được sản xuất từ quặng apatít thông qua việc sử dụng nhiệt độ cao như: phân lân nung chảy, phân lân nung nghiền…Ở nước ta loại phân này được sản xuất tại một số nhà máy phân lân Văn Điển, Ninh Bình…
+ Tính chất: Tecmô photphát thường ở dạng bột nhám có mầu xám nhạt ít hút ẩm. Đây là loại phân kiềm hoá học, thành phần của nó chứa nhiều Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng khác. Là loại phân kiềm nên thích hợp cho các loại
đất chua, đất lúa nước, có thể dùng bón cho nhiều loại đất và loại cây.
+ Sử dụng: Phân có tác dụng chậm và bền hơn so với supe photphát. Nên dùng loại phân này để bón lót hoặc ủ với phân hữu cơ một vài tháng trước khi bón cho cây.
Trong sản xuất hiện nay, nông dân còn sử dụng khá phổ biến loại phân lân hữu cơ vi sinh là loại phân lân được sản xuất theo quy trình ủ lên men với sự tham gia của các vi sinh vật. Đây là loại phân có tác dụng cải tạo đất tốt.
c. Phân kali
* Kali sunphát. Hàm lượng 48 - 52% K2O
+ Tính chất: Kali sunphát kết tinh dạng tinh thể nhỏ tương đối mịn, màu trắng trong hoặc xám đục, xám tro. Dễ hoà tan, dễ hút ẩm, chảy nước và vón cục. Là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý.
+ Sử dụng: Kali sunphát thích hợp cho nhiều loại đất và nhiều loại cây trồng, tác dụng tương đối nhanh. Tuy nhiên hiệu quả chậm hơn phân đạm. Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc, bón đơn độc hoặc trộn với các loại phân khác trước khi bón.
Chú ý nên cải tạo đất chua trước khi bón để làm tăng hiệu quả của phân, cần bón đủ N và P.
Khi sử dụng cho đất yếm khí, chặt bí dễ hình thành H2S gây độc cho cây vì vậy sau khi bón cần tiến hành làm cỏ sục bùn kỹ. Với đất dốc cần hạn chế
việc xói mòn và rửa trôi.
* Kali cloruat: hàm lượng 56 - 60% K2O
+ Tính chất: Kali clorua kết tinh thành những tinh thể trung bình, dễ hoà tan, hút ẩm, chảy nước và vón cục. Trong sản xuất hiện nay có 2 loại kali clorua đó là:
- Kali trắng: kết tinh có mầu trắng hoặc mầu xám.
- Kali đỏ: có mầu đỏ sẫm, đỏ hồng lẫn với các hạt mầu trắng lấm tấm. Kali clorua là loại phân trung tính hoá học và chua sinh lý song do trong phân có chứa gốc Cl- dễ bị rửa trôi do vậy ít gây tác hại hơn so với kali sunphát.
+ Sử dụng: KCl thích hợp cho nhiều loại đất và cây trồng khác nhau. Hiệu quả của phân cao, giá rẻ và ít chua hơn K2SO4 nên được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất hiện nay.
Đối với đất chua thì trước khi sử dụng cần bón vôi để cải tạo đất và làm tăng hiệu quả sử dụng của phân. Khi bón cần vùi lấp kỹ để tránh rửa trôi và không để phân dây lên lá gây hiện tượng "cháy lá" cho cây.
* Tro thực vật (tro bếp): Tro thực vật là toàn bộ phần còn lại khi đốt cháy hoàn toàn xác thực vật.
+ Tính chất: Tro bếp từ lâu được xem như một loại phân kali và được sử
dụng rộng rãi. Ngoài ra trong tro còn chứa một số chất khác có giá trị dinh dưỡng như: P, Ca, Mg…
Thành phần các chất trong tro bếp thay đổi tuỳ theo nguồn gốc thực vật.
+ Sử dụng:
- Tro có tính kiềm nên sử dụng tốt cho các loại đất chua. Thực tế 1 tấn tro có thể thay thế 0,5 - 0,6 tấn vôi trong việc cải tạo đất chua.
- Tro có thể dùng bón trực tiếp cho cây hoặc trộn với các loại phân khác như phân chuồng, phân bắc, nước giải…
- Tro bếp có tác dụng tốt trong việc chống rét cho cây, nhất là mạ xuân.
* Khái niệm:
Phân phức hợp là loại phân trong thành phần có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Có loại phân phức hợp vừa chứa các nguyên tố đa lượng, vừa chứa các nguyên tố trung lượng, vi lượng và đôi khi còn có cả thuốc trừ cỏ, chất kích thích.
Tuỳ theo cách chế biến mà người ta chia thành hai loại: phân hỗn hợp và phân phức hợp.
+ Phân hỗn hợp là loại phân có 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng được tạo thành bằng cách trộn cơ giới các loại phân đơn lại với nhau.
+ Phân phức hợp là loại phân được sản xuất bằng cách cho các chất tác
động với nhau để tạo thành sản phẩm mới do các phản ứng hoá học xảy ra.
* Ưu điểm
- Bón một lần được nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nên tránh được hiện tượng mất cân đối về dinh dưỡng. Đặc biệt thuận tiện ở những nơi người nông dân chưa có kiến thức về việc bón phân cân đối.
- Giảm được giá thành sản xuất và cước phí vận chuyển, giảm được công bón phân.
- Lý tính của các phân loại phân hỗn hợp thường tốt hơn các loại phân thông thường, phân ít chảy nước và dễ bảo quản.
Loại phân hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay là loại phân tổng hợp N: P: K. Phân N; P; K là loại phân chứa đồng thời cả ba nguyên tố dinh dưỡng chính cho cây là đạm, lân và kali. Tỷ lệ N; P; K của phân thay đổi tuỳ từng nơi sản xuất (và được ghi trên bao bì).
Nhìn chung phân N; P; K được chế tạo ở dạng viên nhỏ, tròn hay bầu dục, có mầu sắc thay đổi từ xám đến nâu hoặc đen tuỳ nguyên liệu gia công. Phân ít hoà tan trong nước, ít hút ẩm và tác dụng trong đất tương đối bền.
Phân N: P: K có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm nên sử dụng tốt cho
đất chua. Nó có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây, trong đó chủ yếu là bón lót. Có thể dùng cho lúa và các cây trồng cạn khác.
Trong sản xuất hiện nay, ngoài các loại phân hoá học trên, người ta còn sản xuất và sử dụng một số loại phân hỗn hợp khác điều chế bằng công nghệ vi sinh như các loại phân bón tổng hợp phun qua lá của các cơ sở Thiên Nông, Komix… Sử dụng các loại phân này tiết kiệm được rất nhiều công vận chuyển và bón, hiệu quả của phân khá cao và ít gây độc hại cho môi trường.
* Cách sử dụng
- Xu hướng trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người ta thường sử dụng phân bón hỗn hợp NPK. Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cho lúa thường dùng với tỉ lệ 14-14-14 hoặc 24-12-12
hoặc một số loại chuyên dụng khác rồi bổ sung các loại phân đơn theo yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa.
- Do trong phân không có chất phụ gia nên tỷ lệ chất dinh dưỡng cao. Vì vậy khi bón cần vùi lấp sâu, tránh không để hạt hoặc rễ cây tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Trong phân phức hợp có chứa đạm thì khi bón cần tính lượng phân theo yêu cầu vềđạm của cây trồng.
- Để nâng cao hiệu quả, phân phức hợp cần được chế biến phù hợp với từng loại đất, loại cây thậm chí cho thời kỳ bón cụ thể. Trong trường hợp cần thiết vẫn phải bón bổ sung phân đơn để cung cấp kịp thời và đầy đủ dinh dưỡng cho cây.