Các loại dịch hại thường gặp ở hệ sinh thái ruộng lúa

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị đất nhân giống lúa (Trang 36)

C. Ghi nhớ

2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa

1.2. Các loại dịch hại thường gặp ở hệ sinh thái ruộng lúa

(Xem thêm mô đun 5 – MĐ/NGL05) 1.2.1. Cỏ dại

- Các loại cỏ dại lá nhỏ phổ biến trong ruộng lúa nước như: cỏ lồng vực (Echinocholoa crus – galli), cỏ đuôi phượng (Leptocholoa chinensis), cỏ lác rận (Cyperus iria). Chúng có đặc điểm hình thái gần giống với cây lúa: thân thảo, lá nhỏ dài màu xanh lục, gân lá song song, hoa tự bông. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể quan sát và phân biệt được một sốđặc điểm khác biệt giữa chúng.

+ Cỏ lồng vực sinh trưởng khỏe hơn lúa (Hình 3): Tàn tích hữu

cơ Chgian ất trung đơn Chđơấn git trung gian ảnhơn cuSản phối cùngẩm

Phân tử mùn Liên kết hóa học

+ Cỏ lồng vực chín sớm hơn lúa, số lượng hạt cỏ trên một bông nhiều, hạt dễ rụng, vỏ hạt rất chắc chắn, sức sống của hạt rất khỏe nên có thể tồn tại rất lâu trong đất (Hình 4).

Hình 3. Cỏ lồng vực ở ruộng lúa mới cấy

- Có rất nhiều loại cỏ lá rộng sinh sống ở ruộng lúa nước. Tuy nhiên cũng có một số loại phổ biến và gây hại cho lúa, ví dụ như cỏ ớt (rau mát hay cùi dìa), rau răm dại, cỏ nghể, cỏ chua me...

1.2.2. Côn trùng * Rầy nâu * Rầy nâu

Rầy nâu là đối tượng rất nguy hại cho nghề trồng lúa hiện nay. Chúng không những trích hút nhựa của cây lúa (nhất là giai đoạn lúa sau trổ bông đến chín) làm khô cháy ruộng lúa mà chúng còn là môi giới truyền bệnh xoắn lùn (bệnh virut) hiện nay chưa có thuốc phòng trừ hữu hiệu. Là loại côn trùng có biến thái không hoàn toàn. Chúng có thể tồn tại trên đồng ruộng ở các pha (dạng): ổ trứng, rầy cám, rầy trưởng thành cánh ngắn và cánh dài.

- Ổ trứng rầy nâu:

Hình 6a. Trứng rầy nâu Hình 5. Một số loại cỏ lá rộng a. C ngh răm b. C da nước c. C b nước c a b

- Rầy cám:

- Rầy cánh ngắn:

- Rầy cánh dài:

* Sâu đục thân

Có 3 loại sâu đục thân lúa: đục thân bướm hai chấm, đục thân năm vạch

đầu nâu và đục thân bướm cú mèo. Trong đó phổ biến và gây hại nhiều nhất là

Hình 6b. Rầy cám

Hình 6c. Rầy trưởng thành cánh ngắn

sâu đục thân bướm hai chấm. Các loại sâu hại này có thể tồn tại trên các tàn dư ở các pha bướm, trứng, sâu non và nhộng.

Trưởng thành đẻ trứng thành ổ dưới phiến lá, sâu non phá hại đỉnh sinh trưởng gây nõn héo và bông bạc. Đặc biệt là nhộng của chúng thường ở ngay trong gốc rạ, gốc cỏ dại.

* Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá cũng là đối tượng gây hại lúa rất nguy hiểm. Có hại loại là sâu cuốn lá nhỏ và sâu cuốn lá lớn. Chúng có đặc điểm giống nhau là đẻ trứng từng quả ở chóp lá, sâu non cuộn lá lúa thành cái tổ và gây hại bộ lá lúa. Điểm khác biệt cơ bản là kích thước sâu và cách gây hại. Cuốn lá lớn ăn cụt lá, cuốn lá nhỏ chỉ ăn phần thịt lá nên ta nhìn thấy màu trắng của gân lá còn lại trên phiến lá lúa. Nếu cây lúa bị sâu ăn mất lá đòng thì bông lúa sẽ nhiều hạt lép lửng. Loài sâu này cũng tồn tại trên tàn dư cây trồng, trên đồng ruộng ở cả 4 pha.

Hình 7. Một số hình ảnh về sâu đục thân lúa hai chấm

Ngoài các đối tượng kể trên thì còn rất nhiều loài khác có mặt trên các tàn dư, đồng ruộng như bọ trĩ, châu chấu, bọ xít...cũng gây hại cho lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái khác nhau mà chúng có thể gây thành dịch hại lúa.

1.2.3. Vi sinh vật * Bệnh đạo ôn * Bệnh đạo ôn

Bệnh do một loại nấm gây hại và tồn tại trên các bộ phận của cây: - Bệnh trên lá:

Hình 10a. Bệnh đạo ôn trên lá lúa

- Bệnh tồn tại trên thân:

- Bệnh trên bông, hạt:

* Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn do một loại nấm gây hại trên nhiều loài cây, đặc biệt gây hại nặng trên các loài cây họ lúa (ngô, mía, cao lương...)

Hình 10b. Bệnh đạo ôn trên thân

Hình 10c. Bệnh đạo ôn trên bông lúa

* Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc do vi khuẩn gây hại

- Bệnh bạc lá lúa do một loài vi khuẩn gây hại

- Bệnh đốm sọc: Do một loài vi khuẩn gây hại.

Tất cả các nguồn dịch hại (cỏ dại, sâu hại, bệnh hại, động vật hại) đều có thể tồn tại trên đồng ruộng. Đặc biệt là ở các vùng chuyên canh lúa chúng sẽ được tích lũy dần và có khả năng tạo thành dịch hại gây mất mùa lớn.

Hình 13. Bệnh vi khuẩn đốm Hình 12. Bệnh bạc lá lúa

1.2.4. Động vật

* Ốc bươu vàng

Hiện nay ốc bươu vàng đang là đối tượng gây hại rất lớn cho nghề trồng. Chúng có khả năng sinh sản rất nhanh, trứng đẻ thành ổ lớn màu đỏở thân cây, bụi cỏ, bờ ruộng. Ốc ăn cụt hết thân lá lúa, gây hại rất nặng đối với lúa gieo xạ, lúa mới cấy giai đoạn cây còn nhỏ.

1.3. Quy trình v sinh đồng rung

Bước 1: Kiểm tra, đánh giá dịch hại trên tàn dư cây trồng ruộng nhân giống lúa.

Yêu cầu: Xác định được các loài cỏ dại; sâu hại, bệnh hại và các dịch hại khác chủ yếu có mặt trên đồng ruộng. Xác định được các dịch hại phổ biến trên tàn dư cây trồng, đất đai ở khu ruộng nhân giống.

Ví dụ: Mật độ cỏ dại, rầy nâu, ốc bươu vàng...

Đánh giá được tính phổ biến và mức độ nguy hại của các đối tượng dịch hại từđó đưa ra được phương án tối ưu trong việc xử lý các tàn dư.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hóa chất cần thiết để vệ sinh

đồng ruộng.

Yêu cầu: Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu, hóa chất cần thiết để

thực hiện công việc vệ sinh đồng ruộng theo phương án đã chọn.

Ví dụ: dao phát, liềm, bao... để thu gom tàn dư; Thuốc trừ cỏ, trừ sâu bệnh, vôi bột và bình phun hóa chất trừ cỏ.

Bước 3: Thực hiện vệ sinh đồng ruộng theo phương án đã chọn.

Yêu cầu: Sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, trên đồng ruộng phải sạch cỏ dại và các tàn dư khác.

Hình 9. Ốc và trứng ốc bươu à

2. Làm đất

2.1. Khái nim

Làm đất là tác động các biện pháp cơ giới, vật lý vào đất làm thay đổi trạng thái, tính chất lớp đất mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng, cho sự sinh trưởng của bộ rễ và sự sinh trưởng - phát triển của cây trồng.

Các biện pháp làm đất tác động mạnh đến tính chất lý, hoá và sinh học của đất vì vậy nó làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng - phát triển của cây trồng. Làm đất giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất trồng trọt nói chung và nghề sản xuất lúa nói riêng.

2.2. Nhim v ca làm đất

Mỗi loại đất, mỗi vùng sinh thái, mỗi cây trồng yêu cầu các biện pháp làm

đất khác nhau. Nói chung làm đất có các nhiệm vụ sau:

- Tạo lớp đất canh tác có tính chất vật lý thuận lợi cho việc gieo hạt, trồng cấy, cho mọc mầm và sự sinh trưởng của rễ, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.

- Biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hữu hiệu giúp cây sử dụng tốt các yếu tố dinh dưỡng trong đất như chất dinh dưỡng và nước.

- Trộn phân bón vào đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.

- Phòng trừ những sinh vật gây hại như cỏ dại, sâu, bệnh...

- Khắc phục những ảnh hưởng xấu của môi trường đất như: yếm khí, độc hại (H2S), mặn, phèn, chua, mặt đất bị kết váng…

- Bảo vệđất khỏi xói mòn ở những vùng đất dốc.

- Giữẩm, chống hạn ở vùng khô hạn hoặc mùa khô hạn.

2.3. K thut làm đất áp dng cho nhân ging lúa

Có nhiều biện pháp làm đất và nhiều công cụđược sử dụng để làm đất. Tuỳ

theo từng vùng, từng vụ và điều kiện cụ thể mà áp dụng các biện pháp làm đất khác nhau. Thông thường có hai cách: làm ải và làm dầm.

Làm ải: Thường áp dụng cho vụ lúa xuân (ở miền Bắc). Lợi dụng mùa

đông hanh khô kéo dài để phơi cho đất khô nỏ. Đây là phương pháp làm đất cực kỳ tốt cho những vùng chiêm trũng.

Cày lật đất, phơi cho khô nỏ (trắng đất), trước khi cấy tháo nước vào cày lại (đường cày vuông góc với đường cày trước đó), bừa cho nhuyễn và san phẳng mặt ruộng.

Làm ải có những tác dụng tốt như: Lật lớp đất mặt xuống lớp đất dưới, chôn vùi cỏ dại, sâu, bệnh, chất hữu cơ và phân bón xuống lớp đất sâu. Bị chôn vùi xuống lớp đất sâu thì cỏ dại, sâu, bệnh bị tiêu diệt.

Lật đất còn có tác dụng đưa lớp đất mặt xuống dưới, lớp đất dưới yếm khí lên trên mặt; tạo lớp đất canh tác tơi xốp hơn; các vi sinh vật hoạt động mạnh để

phân giải các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp cho cây.

Khi phơi, đất mất nước co lại tạo các khe hở trong lòng hòn đất, đất dễ

tơi vụn, xốp hơn. Đặc biệt đất lúa nước sau khi phơi ải, đất hút nước nhanh, không khí bị dồn ép trong khe hở tạo áp lực lớn đẩy đất tự tan vỡ, đất trở nên nhuyễn hơn. Kinh nghiệm của cha ông ta có câu tục ngữ “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân” là vì vậy.

Chú ý: Đối với những vùng đất có thành phần cơ giới nặng, ngập nước lâu dài, cày ải kỹ tác dụng càng cao. Nếu đất không thật ải gọi là ải thâm có tác dụng xấu, đất trở nên dẻo dai, khó vỡ, khó mềm nhuyễn, làm

đất tốn nhiều công do đó kinh nghiệm của cha ông ta lại có câu: “ải thâm không bằng dầm ngấu”.

Làm dầm: Đây là biện pháp phổ biến áp dụng cho làm đất lúa hiện nay. Công việc làm dầm được tiến hành theo các bước: cày lật đất, bừa san phẳng và giữ trên mặt ruộng một lớp nước 3 – 5cm trong thời gian ít nhất 7 ngày, làm đất bổ sung thật nhuyễn và phẳng trước khi gieo cấy.

Thực hành: Làm đất bằng cơ giới

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, địa bàn, trang thiết bị cần thiết

- Địa bàn làm đất: một thửa ruộng đã thu hoạch cây trồng vụ trước.

- Máy làm đất: Có nhiều loại máy làm đất khác nhau. Nếu điều kiện làm

đất ải thì sử dụng máy cày lật đất (không lắp hệ thống phay đất). Nếu làm dầm thì sử dụng hệ thống bánh lồng.

Bước 2: Làm đất trước cấy (làm ải hoặc dầm)

Hình 14. Làm đất (a. Làm ải; b. Làm dầm)

* Làm đất ải: Yêu cầu nền đất có ẩm độ vừa phải. Cần tháo cạn nước trước khi cày. Khởi động máy, điều chỉnh độ sâu của lưỡi cày phù hợp với từng loại đất (không cày sâu quá làm phá vỡ tầng đế cày, cũng không cày nông quá không lật úp được cỏ dại xuống dưới).

Đường cày phải thẳng và đều, lật úp được lớp đất mặt và cỏ dại xuống dưới. Cày chín, không để lỏi.

* Làm dầm: Ruộng làm dầm trước và sau khi làm đất cần giữ 1 lớp nước 3 – 5cm trên mặt ruộng. Lắp bánh lồng, cho máy chạy theo lần lượt với tốc độ vừa phải sao cho lớp đất mặt và cỏ dại nhuyễn vào nhau, cỏ dại vùi xuống tầng bùn.

Bước 3: Làm đất cấy

Trước khi làm đất cấy, điều chỉnh mực nước vừa phải. Nếu nhiều thì phải tháo bớt, ít thì cho thêm vào sao cho khi làm đất xong vẫn còn một lớp nước nổi trên mặt bùn 1 – 2cm. Với chân đất đổ ải cần cho nước vào trước để đất ngấm no nước. Vì nếu đất không no nước dễ dẫn đến trạng thái ”khê”, bùn không chạy, mặt ruộng không thể bằng phẳng.

Lắp bánh lồng, khởi động máy, điều khiển để máy làm nhuyễn và phẳng mặt ruộng.

Bước 4: Vệ sinh, bảo dưỡng máy sau khi làm đất theo chỉ dẫn.

3. Bón lót

3.1. Tác dng ca bón phân lót trước khi gieo cy

Mọi cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng đều cần một lượng dinh dưỡng nhất định ở thời kỳ sinh trưởng đầu tiên trên đồng ruộng. Đối với cây lúa gieo thẳng, khi cây có 2,5 đến 3,0 lá là bắt đầu giai đoạn sống tự dưỡng (các chất dinh dưỡng có sẵn trong hạt đã cơ bản cạn kiệt). Đối với cây lúa cấy, giai

đoạn cây bén rễ hồi xanh cũng rất cần chất dinh dưỡng kịp thời. Bón lót một lượng phân nhất định trước khi gieo cấy là để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt,

đẻ nhánh sớm và tập trung, hạn chếđẻ lai rai, khống chế cỏ dại làm tiền đề cho việc tăng năng suất, phẩm chất hạt.

3.2. Các loi phân thường được s dng để bón lót

3.2.1. Phân hữu cơ

- Khái niệm

- Phân hữu cơ là các loại được chế biến từ những sản phẩm thực vật và

động vật như lá cây mục, than bùn, phân gia súc, gia cầm, rác... Ví dụ: Phân chuồng ủ

- Một khối lượng lớn phân hữu cơ nhưng chỉ chứa một lượng rất ít chất dinh dưỡng khoáng mà cây cần.

- Bón phân hữu cơ làm cho kết cấu của đất được tốt hơn.

- Thành phần và tính chất của phân hữu cơ rất khác nhau. Nhìn chung phân hữu cơ bao gồm tất cả các loại phân như: phân bắc, nước giải, phân gia súc, phân gia cầm, rác đô thị sau khi đã được chế biến thành phân ủ, các phế phẩm của công nghiệp thực phẩm và tàn dư của thực vật khi vùi trực tiếp vào đất.

- Ý nghĩa của phân hữu cơ

- Là loại phân dễ sản xuất, chế biến nên ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi hộ nông dân đều có thể tự sản xuất phân hữu cơ bằng cách tận dụng các chất thải của gia súc, các sản phẩm phụ của cây trồng, các tàn dư thực vật… Ngoài ra, người ta còn tận dụng các nguồn phân hữu cơ tự nhiên như phân trấp (than bùn), bùn ao, các cây phân xanh hoang dại.

Lượng phân hữu cơđược sử dụng hàng năm rất lớn, vượt rất nhiều lần so với phân vô cơ.

Ngoài ra, việc sử dụng phân hữu cơ, nhất là loại phân được chế biến tốt, có tác dụng tích cực trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường.

Ngày nay, cơ sở của việc thâm canh đúng là sử dụng hợp lý các loại phân hoá học trên cơ sở bón đầy đủ phân hữu cơ cho đất.

Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh...

Chất dinh dưỡng khoáng

Chất dinh dưỡng không phải là khoáng

- Một số loại phân hữu cơ

Có hai loại phân hữu cơ là: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ

công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng chủ yếu là phân hữu cơ

truyền thống.

Phân hữu cơ truyền thống được chia làm 4 nhóm chính: a) Phân chuồng, b) Phân rác, c) Than bùn và d) Phân xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bã còn lại sau khi ép dầu từ một số loại thực phẩm)...

Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: a) Phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); b) Phân hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự

tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và c)

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị đất nhân giống lúa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)