Nhóm yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng bidv chi nhánh cầu giấy (Trang 55 - 58)

- Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn và cho vay của các ngân

hàng và các tổ chức tài chính trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Cùng với sự mở rộng và phát triển kinh tế của Quận Cầu Giấy, các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực mở thêm chi nhánh tại quận Cầu Giấy. Sự tăng lên về số lượng các chi nhánh ngân hàng ở địa bàn vừa tạo ra khó khăn thách thức vừa là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy.

Trong năm 2011 vừa qua, số lượng chi nhánh của các ngân hàng trên địa bàn quận đã tăng lên: 14 chi nhánh (trong đó có 5 chi nhánh của các NHTM quốc doanh và 9 chi nhánh của các NHTM cổ phần) và hơn 10 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh trên. Chỉ tính riêng trên trục đường chính Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Xuân Thủy, số lượng chi nhánh ngân hàng và phòng giao dịch đã lên tới con số 21 chi nhánh. Với con số chi nhánh lớn và nằm cạnh nhau như vậy có thể thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn là rất gay gắt, thị trường hoạt động ngân hàng bị chia sẻ nhiều hơn. Các chi nhánh mới mở với chính sách lãi suất và sản phẩm hấp dẫn đã thu hút được một lượng lớn người dân gửi tiền, giành mất một phần không nhỏ khách hàng truyển thống của những ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn. Để có thể cạnh tranh, giành lại phần thị phần đã mất, Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy phải có những biện pháp, cách thức huy động vốn mới, hấp dẫn hơn dựa trên những sản phẩm huy động đã có. Như vậy sự cạnh tranh gay gắt cũng là động lực thúc đẩy sự cải tiến trong huy động vốn và cho vay của chi nhánh.

- Sự phát triển kinh tế của quận Cầu Giấy (nơi đặt trụ sở của Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy).

Quận Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở 7 xã, thị trấn của huyện Từ Liêm từ ngày 1-9-1997 với diện tích tự nhiên là 12,04 km2, dân số khoảng 83 nghìn người. Đến nay, quận có 8 phường, số dân đã lên đến 187.400 người.

Là một quận nằm ở cửa ngõ phía tây của thủ đô, gần các trường Đại học, khu công nghiệp lớn, điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quận Cầu Giấy

phát triển. Trong các năm qua, ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản của quận có tốc độ tăng vể giá trị tăng thêm bình quân 5 năm là: 36,75%, ngành thương mại dịch vụ tăng 95,2%. Riêng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản ngoài nhà nước tăng: 53,8%, thương mại dịch vụ ngoài nhà nước tăng 43,8%. Từ năm 2007 đến nay do nhiều đơn vị doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước mới thành lập chuyển về quận hoạt động nên tốc độ tăng nhanh. Trong ngành công nghiệp, xu hướng tăng chủ yếu là xây dựng tốc độ tăng về giá trị tăng thêm hàng năm 49,65%. Lĩnh vực nông nghiệp, giá trị chỉ còn chiếm tỷ trọng 0,04% (theo lãnh thổ) và 0,09% (theo quận quản lý) trong cơ cấu kinh tế…Thương mại và dịch vụ nhỏ cũng phát triển với nhiều khu chợ lớn và các doanh nghiệp thương mại dịch vụ hoạt động khá tốt, làm cho tình hình kinh tế nơi đây có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế của quận, đời sống của người dân đã khá hơn trước, tích luỹ đã tăng; đồng thời hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế trên địa bàn sôi động như vậy sẽ góp phần mở rộng thị trường tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kì hạn cho các ngân hàng trên địa bàn. Đây là dấu hiệu tích cực, tạo cơ hội cho hoạt động huy động vốn, cung cấp dịch vụ của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy nói riêng. Để có thể huy động vốn, và cho vay hiệu quả thì cần đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng hơn của riêng bản thân chi nhánh Cầu Giấy.

- Sự biến động của lãi suất, giá cả thị trường.

Trong thời gian tới nền kinh tế thế giới nhiều khả năng sẽ có một triển vọng u ám do cuộc khủng hoảng nợ công tại châu âu vượt khỏi tầm kiểm soát và liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ; Những quyết định của Chính phủ và người dân Mỹ ảnh hưởng đến sự phục hồi của kinh tế toàn cầu; Nền kinh teé Trung Quốc thể hiện sự không cân bằng và không bền vững; Các tài sản an toàn như vàng, đồng franc Thụy Sỹ, biến động giá mạnh, đồng USD tiếp tục suy yếu; Giá dầu thô có thể lập kỷ lục mới. Như vậy trong bối cảnh kinh tế thế giới thời gian tới tiếp tục thể hiện sự không cân bằng và thiếu ổn định, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Theo dự báo của IMF tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam năm 2012 lần lượt là 6.27% và 8.08%.

Những tác động và dự báo tiêu cực này ảnh hưởng đến tình hình lãi suất, giá cả trong nước, ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của các tổ chức tín dụng trong nước. Để đối phó với những tác động này Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã phát đi tín hiệu giảm lãi suất đối với các Ngân hàng thương mại.

Ngày 10/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 693/QĐ-NHNN về mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù

đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng.

Theo đó, các lãi suất chủ chốt trên được điều chỉnh giảm 1%/năm so với trước đó. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn là 13%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng là 14%/năm.

Việc giảm lãi suất sẽ có lợi cho người đi vay, người gửi tiền nhưng lại gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM,đấy các Ngân hàng vào một cuộc chạy đua lãi suất huy động và cho vay mới để hoành thành các chỉ tiêu tại chính. Chạy đua lãi suất làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thêm gay gắt, dù chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng không lớn lắm những nó ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền. Vì khi có ý định gửi tiền tiết kiệm, họ có xu hướng so sánh lãi suất của các ngân hàng nên dễ bị hấp dẫn bởi một mức lãi suất cao hơn.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh BIDV Cầu Giấy cần triển khai thêm các hình thức cạnh tranh phi lãi suất để thu hút vốn và cho vay như: Tổ chức các đợt huy động tiền gửi có dự thưởng vào những thời điểm thích hợp, tặng quà khách hàng, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi với các mệnh giá khác nhau phù hợp với nhu cầu người dân…Nếu làm tốt những biện pháp này thì lượng vốn huy động được của chi nhánh cũng có thể vẫn cao, mà lợi nhuận sẽ ổn định.Vì cạnh tranh bằng lãi suất có thể hấp dẫn người gửi tiền nhưng lại làm chi phí huy động vốn tăng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ giảm.

- Sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam.

Trong những năm gần đây, có thể nói rằng Chính phủ và NHNN luôn tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng trong nước bằng việc ban hành nhiều quy định khuyến khích đồng thời bảo vệ hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Các quy chế về Tiền gửi tiết kiệm (Quyết định số 1160/2004/QĐ - NHNN), Bảo hiểm tiền gửi (Nghị định 109/2008/NĐ-CP), tài khoản tiền gửi (1284/2002/QĐ-NHNN)…đã giúp các ngân hàng tiến hành các hoạt động đúng hướng, đúng cách thức.

Ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy thực hiện các kế hoạch huy động vốn …do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chỉ đạo nên các chính sách lãi suất và chỉ tiêu huy động vốn được xác định trong kế hoạch ở trên giao xuống. Điều này vừa tạo thuận lợi và khó khăn cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Điểm thuận lợi là chi nhánh có thể xác định được mục tiêu và số

lượng vốn huy động dựa trên kế hoạch được giao. Đây cũng là động lực để chi nhánh hoàn thành và vượt mức kế hoạch.Còn khó khăn là chi nhánh khó có thể bị động trong công tác huy động vốn, khó cạnh tranh lãi suất với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng bidv chi nhánh cầu giấy (Trang 55 - 58)