3.3.1 Phương pháp luận
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận về phương pháp nghiên cứu là kế thừa các thơng tin, tài liệu, số liệu đã cĩ hiện đang được cơng ty lưu giữ, kết hợp với điều tra nghiên cứu hiện trường tại các lâm phần rừng trồng và đánh giá cĩ sự tham gia của cán bộ cơng nhân của cơng ty và người dân tham gia hợp đồng trồng rừng. Sử dụng các phương pháp điều tra rừng phổ biến; các kết quả rút ra từ việc tính tốn, xử lý các số liệu và xây dựng các biểu năng suất, dự báo sản lượng rừng trồng theo phương pháp thống kế tốn học ứng dụng trong lâm nghiệp. Các giải pháp và đề xuất đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu hiện trường kết hợp với phương pháp phân tích chuyên gia.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Phương pháp thu thập thơng tin, tài liệu liên quan hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật gây trồng rừng keo lai tại địa bàn 4 xã nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (Secondary data gather): - Hồ sơ thiết kế trồng rừng hàng năm của cơng ty, các hợp đồng kinh tế về trồng và chăm sĩc rừng giữa cơng ty và người dân.
- Các báo cáo kết quả nghiệm thu rừng trồng, theo dõi sinh trưởng định kỳ của rừng trồng.
- Để phân tích tiến trình và kết quả trồng rừng đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích CIPP: Xem xét mối quan hệ về số lượng và chất lượng của các yếu tố bối cảnh (Context), đầu vào (Input), tiến trình (Process) và sản phẩm đầu ra (Product) của rừng trồng keo lai. Để phân tích tình hình khai thác gỗ rừng trồng keo lai đã sử dụng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
* Phương pháp đánh giá sinh trưởng.
- Kế thừa các số liệu kiểm kê, nghiệm thu đánh giá rừng trồng của cơng ty trong các năm vừa qua tại địa bàn nghiên cứu, kết hợp với điều tra hiện trường trên các ơ tiêu chuẩn.
- Đặt ơ tiêu chuẩn và điều tra trong ơ: tại mỗi xã nghiên cứu với mỗi cỡ tuổi đặt 5 ơ tiêu chuẩn điển hình; diện tích ơ 500m2; ơ hình trịn cĩ bán kính 12,62m. Ơ được đặt theo phương pháp lựa chọn điển hình.
- Trong ơ tiêu chuẩn đo, đếm tất cả số cây hiện cịn trong ơ, các chỉ tiêu đo đếm là: số cây sống, chết, phẩm chất cây, chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực.
+ Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo bằng thước Sunto, đo từ mặt đất lên đỉnh sinh trưởng cao nhất, cĩ sai số 0,1 mét.
+ Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước đo đường kính ở vị trí 1.3m thân cây tính từ mặt đất, với sai số 0,1cm.
+ Phẩm chất cây rừng được đánh giá bằng phương pháp phân loại từng cây trong ơ tiêu chuẩn theo 3 cấp.
* Cây tốt (A): là những cây một thân cĩ Hvn, D1.3 cao hơn Hvn và D1.3 những cây trung bình, hình thân thẳng, tán đều, khơng bị chèn ép, tỉa cành tự nhiên tốt, khơng gãy ngọn, khơng sâu bệnh, độ thon cây đồng đều.
* Cây trung bình (B): là những cây cĩ Hvn, D1.3 gần đạt đường kính chiều cao trung bình trở lên, tán hơi bị lệch, bị chèn ép một phần, tán vẫn nằm trong tầng tán chính của rừng, thân cĩ thể hơi cong, khơng gãy ngọn và ít bị sâu bệnh.
* Cây xấu (C): là những cây bị chèn ép, tán nằm dưới tầng tán chính của rừng, cĩ Hvn, D1.3 dưới trung bình, hoặc cây cong queo, sâu bệnh, tỉa cành tự nhiên kém, thân bị cong hoặc bị tổn thương.
-Phương pháp xử lý số liệu tính tốn các giá trị trung bình, so sánh các đặc trưng mẫu bằng các tiêu chuẩn thích hợp theo phương pháp ứng dụng thống kê tốn học trong lâm nghiệp như phân tích phương sai hai nhân tố và tiêu chuẩn t của Student để kiểm tra sự sai khác của các trung bình mẫu.
* Phương pháp xây dựng biểu cấp năng suất và biểu sản lượng cho rừng trồng keo lai.
- Kế thừa một số số liệu đo tính thể tích thân cây mà cơng ty đã tiến hành khai thác tại địa bàn nghiên cứu trong 2 năm vừa qua.
- Ở mỗi cỡ tuổi rừng trồng và tại mỗi xã đo 10 cây cĩ cỡ kính gần với cỡ kính bình quân. Sử dụng máy đo cây Laser Criterion RD 1000 để đo đường kính cây tại 5 vị trí, qua đĩ sẽ tính tốn được thể tích thực của thân cây theo phương pháp phân cây thành 5 đoạn.
- Xây dựng hàm tương quan giữa chiều cao bình quân chung với tuổi, sử dụng phương pháp Affill để xây dựng các phương trình phân cấp năng suất: Cố định b và điều chỉnh m để xác định tham số a, với cơ sở chọn cỡ tuổi cĩ biến động lớn nhất, để phân chia 3 cấp năng suất. Xây dựng hàm quan hệ giữa thể tích thân cây với chiều cao và tuổi. Xây dựng tương quan giữa thể tích cây bình quân, đường kính với chiều cao và tuổi bằng phần mềm Statgraphics Plus V.15. Qua đây sẽ xây dựng được biểu sản lượng theo cấp năng suất và tuổi rừng trồng.
- Kiểm tra giá trị sử dụng của biểu: sử dụng số liệu đo cây khai thác trong năm 2008 đã biết cỡ tuổi, xác định được cấp năng suất qua chiều cao bình quân chung từ đĩ sẽ so sánh được thể tích cây đo thực so với thể tích lấy từ biểu đã lập, hoặc dựa vào trong bản dự báo sản lượng lập sẵn, nếu sai số dưới 5% là đạt yêu cầu, cĩ thể sử dụng biểu hoặc chương trình dự báo sản lượng vào sản xuất để tính tốn dự báo sản lượng khai thác.
* Phương pháp đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai. - Phương pháp nghiên cứu đất:
+ Tại 3 xã Cư K’Rố, Cư Prao và E MĐoan đào 03 phẫu diện trên mỗi xã (rừng 3, 6 và 8 tuổi); xã Ea Trang đào lấy 02 phẫu diện (rừng 3 và 6 tuổi) tổng cộng 11 phẫu diện. Tại mỗi phẫu diện đào mơ tả đất và lấy 02 mẫu theo độ sâu 0 – 30cm, 30 – 60cm, mỗi tầng lấy 0,5kg đất mang về phịng thí nghiệm phân tích đất.
+ Phân tích các chỉ tiêu lý hĩa tính đất trong phịng thí nghiệm bằng các phương pháp phổ biến. Thực hiện tại phịng thí nghiệm bộ mơn Khoa học Đất, khoa Nơng lâm nghiệp trường Đại học Tây Nguyên.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng bằng phương pháp phân tích thu nhập - chi phí (CBA: Cost Benefit Analysis). Coi những chi phí đầu tư và kết quả đầu tư, thu nhập cĩ mối quan hệ với mục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh mẽ của thời gian .
+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận rịng NPV (Net Present Value) .
= ∑n + − t r Ct Bt NPV 1 (1 )^
NPV : Là giá trị hiện tại thực
Bt : Là thu nhập năm thứ t
Ct : Là chi phí năm thứ t.
r: mức lãi suất của vốn đầu tư .
Rừng trồng chỉ thực sự cĩ lãi khi NPV > 0 và NPV càng cao thì phương thức kinh doanh cĩ hiệu quả càng cao.
+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ: IRR ( Internal Rate of Return )
Chỉ tiêu IRR thể hiện tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư cho rừng trồng cĩ tính đến yếu tố thời gian thơng qua chiết khấu, về thực chất tỷ lệ thu hồi nội bộ là tính chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho giá trị hiện tại thuần tuý bằng 0.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ được tính thơng qua tỷ lệ chiết khấu nào đĩ để NPV bằng 0. Tức là khi r = IRR thì : 0 ) 1 ( ) ( 0 = + − =∑ = n t r Ct Bt IRR
Chỉ tiêu IRR càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng cao. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn .
+ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí: BCR (Benesfits to Cost Ratio )
Là hệ số sinh lãi thực tế, phản ảnh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất
Cơng thức như sau :
∑ ∑ = = + = = = n t n t t r Ct t r Bt CPV BPV BCR 0 0 )^ 1 /( )^ 1 /(
BPV (Benefit Present Value): giá trị hiện tại của thu nhập CPV (Cost Benefit Value): Giá trị hiện tại của chi phí .
Rừng trồng được coi là cĩ hiệu quả kinh tế cao nếu chỉ tiêu BCR đạt cao. Nếu: BCR > 1 hiệu quả kinh doanh cao, BCR < 1 kinh doanh khơng hiệu quả.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội:
Xác định mức đĩng gĩp về kinh tế từ việc nơng hộ nhận hợp đồng trồng, chăm sĩc rừng với cơng ty. Xác định số hộ cĩ nhu cầu mong muốn nhận hợp đồng trồng rừng. Tính tốn khả năng tạo ra số việc làm cho người dân địa phương.
Gĩp phần chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân khi thực hiện dự án trồng rừng Keo lai, bằng phương pháp PRA (đánh giá nơng thơn cĩ sự tham gia).
- Phương pháp đề xuất biện pháp nhằm để ổn định kinh doanh rừng trồng.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, phát hiện được của các nội dung nghiên cứu trên để đề xuất các nhĩm giải pháp về kỹ thuật, sử dụng biểu thể tích để dự báo sản lượng rừng trồng, cải tiến cơng tác điều tra rừng trồng, điều chỉnh suất đầu tư, thuê và chọn đất trồng rừng, thay đổi định mức thuê khốn...
Phân tích chuyên gia: Các đề xuất sẽ được các chuyên gia như cán bộ hướng dẫn khoa học, cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật của cơng ty, thảo luận, đĩng gĩp ý kiến.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN