Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai(acacia mangium x a (acacia mangium x acaciauriculiformis) tại huyện m''đrak, tỉnh đắc lắc (Trang 35 - 116)

3.2.1 Nghiên cứu hệ thống biện pháp kinh tế, kỹ thuật gây trồng rừng keo lai giâm hom đã áp dụng tại địa bàn nghiên cứu.

- Thu thập các tài liệu về thiết kế và thi cơng trồng rừng keo lai giâm hom: cơ sở chọn loại cây trồng, nguồn cây giống, xử lý thực bì, làm đất; phương thức, phương pháp trồng, tổ thành mật độ; chăm sĩc bảo vệ rừng; định suất đầu tư trồng rừng...

- Tổng hợp các kết quả điều tra nghiệm thu, đánh giá chất lượng rừng trồng theo các năm.

- Đánh giá của các bên liên quan về tiến trình và kết quả rừng trồng keo lai giâm hom tại các địa phương nghiên cứu.

3.2.2 Đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng trồng keo lai giâm hom

- Điều tra đánh giá và so sánh tỷ lệ sống, phẩm chất sinh trưởng rừng trồng keo lai theo các cở tuổi từ 3 đến 8 tại 4 xã trồng rừng thuộc huyện M’Đrăk. - Điều tra đánh giá và so sánh sinh trưởng chiều cao, đường kính rừng trồng

keo lai theo các cở tuổi tại các xã khác nhau.

3.2.3 Xây dựng biểu sản lượng rừng trồng keo lai tại huyện M’Đrăk

- Nghiên cứu các quy luật tương quan giữa thể tích thân cây bình quân (Vbq) với các nhân tố cấu thành thể tích như chiều cao (H), đường kính (D1,3) và tuổi

- Xây dựng biểu cấp năng suất và biểu sản lượng rừng trồng keo lai huyện M’Đrăk.

- Xây dựng chương trình dự báo sản lượng rừng trong Excel.

3.2.4 Đánh giá hiệu quả sinh thái, kinh tế - xã hội của rừng trồng keo lai.

- Nghiên cứu so sánh sự thay đổi đặc điểm lý hĩa tính đất dưới tán rừng trồng keo lai theo các cở tuổi ở 4 xã nghiên cứu.

- Phân tích hiệu quả kinh tế của chi phí đầu tư, nguồn thu từ bán sản phẩm gỗ và lợi nhuận thu được từ kinh doanh trồng keo lai.

- Phân tích hiệu quả xã hội qua khả năng tạo việc làm, nâng cao năng lực cho người dân tại chỗ; đĩng gĩp thuế, phúc lợi cho địa phương...

3.2.5 Đề xuất một số giải pháp tổng hợp để nâng cao hiệu quả trồng rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu.

- Các giải pháp về kỹ thuật: nguồn giống, lựa chọn vùng trồng; kỹ thuật gây trồng chăm sĩc; quản lý bảo vệ, tuổi và kỹ thuật khai thác...

- Các giải pháp tổng hợp khác: Quy hoạch đất trồng rừng, định suất đầu tư,

hợp tác với người dân và địa phương trong trồng và quản lý rừng trồng; đấu thầu và bán sản phẩm rừng trồng; chiến lược và chính sách đầu tư, thị trường tiêu thụ, chế biến…

Một phần của tài liệu nghiên cứu sinh trưởng và đánh giá hiệu quả rừng trồng keo lai(acacia mangium x a (acacia mangium x acaciauriculiformis) tại huyện m''đrak, tỉnh đắc lắc (Trang 35 - 116)