5. Ý nghĩa đề tài
2.1.6. Định hướng phát triển trong tương lai
Cải cách triệt để và phát triển NH theo hướng đa năng, hiện đại, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Cơ cấu lại hệ thống NH, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại. Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống NH theo các đề án đã được phê duyệt, cụ thể là:
Tăng cường năng lực thể chế thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong kinh doanh, phát triển các hệ thống quản lý của NH phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo có đủ nguồn vốn để tiếp tục tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của NH.
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao.
2.2. Phân tích hoạt động tín dụng tại VSB - chi nhánh Sài Gòn từ năm 2009 đến năm 2011:
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất
lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của NH tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
VSB – chi nhánh Sài Gòn là một chi nhánh phụ thuộc VSB, vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ và nhận vốn điều chuyển từ VSB. Đối với nguồn vốn huy động, tại VSB – chi nhánh Sài Gòn trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn của VSB – chi nhánh Sài Gòn:
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối(% ) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Vốn HĐ 135.250 66,71 195.277 59,46 288.943 74,84 60.027 44,38 93.666 47,97
2. Vốn ĐC 67.504 33,29 133.126 40,54 97.130 25,16 65.622 97,21 (35.966) (27,04) Tổng NV 202.754 100 328.40 3 100 386.07 3 100 125.64 9 61,97 57.670 17,56
(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của VSB từ năm 2009-2011
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2009 tổng nguồn vốn là 202.754 trđ; qua năm 2010 tổng nguồn vốn là 328.403 trđ tăng 125.649 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 61,97%; đến năm 2011 tổng nguồn vốn là 386.073 trđ tăng 57.670 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 17,56%.
Điều này cho thấy hoạt động cảu chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua quy mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong Thành phố ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay, do đó chi nhánh cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn. Các hình thức huy động vốn của NH: phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu), tiền gửi của KH, đi vay các TCTD khác...
Cụ thể 3 năm qua vốn huy động của chi nhánh đạt được kết quả sau:
Năm 2009: đạt 135.250 trđ, chiếm 66,71% / tổng nguồn vốn.
Năm 2010: đạt 195.277 trđ, chiếm 59,46% / tổng nguồn vốn.
Năm 2011: đạt 288.943 trđ, chiếm 74,84% / tổng nguồn vốn.
Từ số liệu trên ta thấy vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá mạnh, năm 2010 đạt 195.277 trđ tăng 60.027 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 44,38%. Năm 2011 đạt 288.943 trđ tăng 93.666 trđ, tương đương tốc độ tăng trưởng là 47,97%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì vậy đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn.
2.2.1.2. Phân tích vốn điều chuyển:
Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, VSB – chi nhánh SG còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ VSB. Vốn điều chuyển năm 2010 tăng nhanh so với năm 2009, cụ thể đạt 133.126 trđ tăng 65.622 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 97,21%. Tuy nhiên sang năm 2011 thì vốn điều chuyển chỉ đạt 97.130 trđ giảm 35.966 trđ so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 27,04%. Sở dĩ nguồn vốn điều chuyển năm 2011 giảm so với năm 2010 là do năm 2011 chi nhánh đã huy động được nguồn vốn tương đối lớn.
Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn khá lớn từ VSB nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào, cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.
2.2.2. Phân tích tình hình cho vay vốn giai đoạn 2009 – 2011:2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay: 2.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay:
Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nên kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
a) Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.
Hoạt động cấp tín dụng tại VSB – chi nhánh Sài Gòn đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. VSB – chi nhánh SG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 394.11 7 81,11 500.430 66,08 430.18 8 72,09 106.31 3 26,97 (70.242) (14,04) Trung – dài hạn 91.792 18,89 256.864 33,92 166.58 4 27,91 165.072 179,83 (90.280) (35,15) Tổng 485.909 100 757.29 100 596.77 100 271.38 55,85 (160.522) (21,20)
cộng: 4 2 5
(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)
Hình 2.4: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Doanh số cho vay ngắn hạn:
Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 65%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của VSB – chi nhánh SG chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa Hồ Chí Minh là Thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn đạt được kết quả sau: năm 2010 đạt 500.430 trđ tăng 106.313 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 26,97%; năm 2011 đạt 430.188 trđ giảm 70.242 trđ so với 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 35,15%. Năm 2010 doanh số cho vay tăng khá nhanh là do Ngân hàng đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ cá thể với sự hỗ trợ về lãi suất cho vay nên nhu cầu vốn tăng lên. Mặt khác, đạt được kết quả như vậy còn là nhờ vào sự điều hành đúng đắn của NHNN trong việc đưa ra các chính sách kịp thời trong việc quản lý thị trường tài chính tiền tệ trong nước trước những biến động bất ổn của nền
kinh tế tài chính thế giới. Năm 2011 doanh số cho vay giảm là do tình hình kinh tế thế giới năm 2011 có nhiều biến động mạnh đã tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, làm cho tỷ lệ lam phát tăng cao. Trước tình hình đó, Nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay, do đó nhu cầu vay ngắn hạn của hộ gia đình và các tổ chức kinh tế giảm so với năm 2010.
Doanh số cho vay trung – dài hạn:
Mục đích của tín dụng trung – dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung – dài hạn tại VSB – chi nhánh SG đạt được qua các năm như sau: năm 2009 đạt 91.792 trđ; năm 2010 đạt 256.864 trđ tăng 165.072 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 179,83%; nhưng đến năm 2011 đạt 166.584 trđ giảm 90.280 trđ, tương đương với tỷ lệ giảm là 35,15%. Các khoản cho vay trung – dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động của doanh số cho vay trong năm 2010 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong Thành phố tăng cao và các dự án / phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế nên ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.
Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ở VSB – chi nhánh SG nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay, do đó thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn. Riêng các khoản cho vay trung – dài hạn do có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm nên nếu doanh số cho vay trung – dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung – dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, mức độ rủi ro rất cao. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung – dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung – dài hạn trong tổng dư nợ đúng với kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra. Khi thực hiện cho vay trung – dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy
trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và trên thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các NH.
Có thể nói trong những năm qua VSB – chi nhánh SG đã nắm bắt được xu thế chung của Thành phố và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, NH đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư để nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên. Có được kết quả này là một nỗ lực rất lớn của NH.
b) Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
VSB – chi nhánh SG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ…
Mặc dù chi nhánh mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn tron tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần kinh tế quốc doanh là những khách hàng truyền thống hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có địa bàn và quy mô hoạt động rộng lớn. Còn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng quy mô hoạt động vừa và nhỏ nên lượng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.
Trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn Thành phố, kết quả đạt được doanh số cho vay như sau:
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
ĐVT: triệu
đồng
Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%)
Tuyệt đối Tương đối (%) Quốc doanh 420.854 86,61 557.703 73,64 515.688 86,41 136.849 32,52 (42.015) (7,53) Ngoài quốc doanh 65.055 13,39 199.591 26,36 81.084 13,59 134.536 206,8 (118.507) (59,37) Tổng cộng: 485.909 100 757.294 100 596.772 100 271.385 55,85 (160.522) (21,20)
(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)
Qua bảng số liệu ta thấy: