5. Ý nghĩa đề tài
1.4.2.4. Doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân (vòng)
Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
1.4.2.5. Dư nợ ngắn ( trung ) hạn / tổng dư nợ (%):
Chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
1.4.2.6. Hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = * 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, hệ số này càng cao thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VSB - CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1. Tổng quan về VSB - chi nhánh Sài Gòn:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển VSB – chi nhánh Sài Gòn:
Ngân Hàng Liên Doanh VinaSiam (VSB) được thành lập từ sự liên kết của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (VB A&RD) với hai đối tác Thái Lan là
Ngân hàng thương mại Thái Lan (SCB) và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP Group). VSB đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 08 năm 1995 cho đến nay, với chức năng kinh hoanh đa năng trong các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Ngày 16/04/2003 được sự chấp thuận của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại quyết định 365/QĐ-NHNN, tên tiếng Việt của ngân hàng được đổi thành Ngân Hàng Liên Doanh Việt – Thái. Trong suốt thời gian hoạt động, VSB luôn tuân thủ pháp luật và các quy định của NHNN Việt Nam để điều hành hoạt động kinh doanh đùng pháp luật, có hiệu quả và không ngừng tăng trưởng qua từng năm.
Từ năm 2002, VSB đã xác định việc mở rộng mạng lưới hoạt động là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn hiện nay. VSB kỳ vọng sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn VNĐ ngày càng tăng do sự tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống VSB. Cơ sở của kỳ vọng này chủ yếu vì TP. Hồ Chí Minh vốn là địa bàn nhiều tiềm năng về huy động vốn nhất là khi VSB có chính sách lãi suất thỏa đáng cùng các tiện ích để thu huet khách hàng.
Việc đưa chi nhánh VSB tại TP. Hồ Chí Minh vào hoạt động còn giúp cho VSB thuận tiện hơn trong việc cân đối toàn hệ thống nhờ lợi dụng sự khác nhau về thời điểm sử dụng vốn cao điểm của từng Chi nhánh và Hội sở, và có điều kiện phát huy hiệu quả của hệ thống thanh toán điện tử nội bộ đã triển khai.
Trên cơ sở định hướng và nhu cầu trên, VSB – Chinh nhánh Sài Gòn được thành lập theo giấy phép số 17/GP-NHNN ký ngày 01/09/2003 và chính thức đi vào hoạt động ngày 18/11/2004. VSB – Chi nhánh Sài Gòn là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của VSB theo ủy quyền của VSB.
Việc triển khai thành công một chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là tiền đề để VSB tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động tại một số địa bàn khác ở các tỉnh phía Nam và miền Trung, hầu đóng góp tích cực hơn nữa vào công cuộc phát triển kinh tế, sau hơn 07 năm có mặt tại Việt Nam, đồng thời mang lại lợi nhuận thỏa đáng cho các bên đối tác trong liên doanh.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của VSB – chi nhánh Sài Gòn:2.1.2.1. Cơ cấu lãnh đạo: 2.1.2.1. Cơ cấu lãnh đạo:
a) Giám đốc: Gồm 1 người, giám đốc NH có nhiệm vụ: Phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài chính.
Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt.
Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu.
Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính.
Quản lý nhân viên.
Phân tích đầu tư & quản lý danh mục đầu tư (nếu có).
Nắm bắt & theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt động công ty (nếu có).
Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan. Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.
b) Phó giám đốc:
Gồm 2 người với các nhiệm vụ sau: Xây dựng, tổ chức các hoạt động của NH. Hoạch định chiến lược phát triển của NH.
Xây dựng, quản lý và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh .
Phối hợp với các phòng ban bộ phận chức năng thực hiện công tác phát triển và mở rộng mạng lưới NH .
Quản lý công tác nhân sự và xây dựng đội ngũ kế cận.
2.1.2.2. Cơ cấu phòng ban: a) Phòng Kế toán: a) Phòng Kế toán:
Gồm có 5 thành viên. Phòng Kế toán thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản Chi nhánh, báo cáo các hoạt động kinh tế - tài chính theo quy định của Nhà nước và của Chi nhánh Sài Gòn.
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại Chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tôt chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối…
b) Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: Có 6 thành viên với các nhiệm vụ cụ thể:
Nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ kinh doanh là thực hiện cho vay các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác, cầm cố, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay cầm cố, các dịch vụ như bảo lãnh, bao thanh toán, thanh toán mua bán nhà qua ngân hàng, hoạt động marketing, huy động vốn… thực hiện các chế độ báo cáo thống kê, thông tin tín dụng, phân loại nợ, xử lý nợ và các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Thực hiện thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo lãnh, vay vốn nước ngoài, chiết khấu bộ chứng từ theo quy định của NHNN và của VSB. Đồng thời lập báo cáo về các nghiệp vụ đó theo quy định của NHNN và theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng Giám đốc ban hành.
c) Phòng Hành chánh - tổ chức:
Gồm có 5 thành viên. Phòng hành chánh – tổ chức đảm nhận các nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ trong công tác quản lý nhân sự, đào tạo nhân viên, mua sắm trang thiết bị, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, các công tác văn thư, hành chính, quản trị, lập báo cáo theo quy định.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức tại VSB – chi nhánh Sài Gòn
2.1.3. Các sản phẩm dịch vụ của VSB - chi nhánh Sài Gòn:
Giới thiệu chung các loại nghiệp vụ:
Nhận các loại tiền gửi, tiền tiết kiệm, kỳ phiếu VND, USD: các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và các cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH CHÍNH TỔ CHỨCPHÒNG HÀNH
TRƯỞNG PHÒNG THỦ QUỸ KẾ TOÁN VIÊN NHÂN VIÊN GIAO DỊCH 1 NHÂN VIÊN GIAO DỊCH 2 TRƯỞNG PHÒNG PHÓ PHÒNG
NHÂN VIÊN THANH TOÁN QUỐC TẾ NHÂN VIÊN 1 NHÂN VIÊN 2 NHÂN VIÊN 3 TRƯỞNG PHÒNG LÁI XE NHÂN VIÊN 1 NHÂN VIÊN 2 NHÂN VIÊN 3
Dịch vụ tiền gửi: khách hàng chuyển tiền đến VSB trên toàn quốc được miễn phí, chuyển đến các ngân hàng ngoài hệ thống với mức phí hợp lý.
Thanh toán quốc tế: thanh toán xuất nhập khẩu nhanh nhất với mức phí thấp nhất, dịch vụ chuyển tiền du học, chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài, chuyển tiền thanh toán xuất khẩu.
Chuyển tiền trong nước: khách hàng nộp tiền mặt vào và chuyển cho người thân ở bất kỳ Chi nhánh ngân hàng nào trên cả nước.
Thanh toán thẻ: Master Card, Visa Card.
Thanh toán cho đơn vị, cá nhân.
Chuyển tiền từ nước ngoài về: nhận chi trả chuyển tiền nhanh (thông qua Western Union) hoặc khách hàng có thể chuyển tiền từ bất cứ ngân hàng nào ở nước ngoài về cho người thân trong nước.
Cho vay ngắn hạng, cho vay trung và dài hạn. Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu.
Mua bán ngoại tệ.
Bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán…
Và các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VSB - chi nhánh Sài Gòn 3 năm qua:
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của VSB – chi nhánh Sài Gònđã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Nhờ sự nỗ lực và cố gắng trong việc mở rộng tín dụng. VSB – chi nhanh Sài Gòn đã đầu tư cho vay theo từng dự án có hiệu quả. Vì vậy không những đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho người dân mà còn mang lại lợi nhuận chính cho Ngân hàng. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của VSB – chi nhánh Sài Gòn từ 2009-2011
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Chênh lệch giữa các năm
2010/2009 2011/2010
tăng(%) tăng(%) Tổng doanh thu 22.058 46.088 81.029 24.030 108,94 34.941 75,81 Tổng chi phí 21.471 38.253 75.299 16.782 78,16 37.046 96,84 Lợi nhuận 587 7.835 5.730 7.248 1.234,75 (2.105) (26,87)
(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của VSB – chi nhánh SG từ 2009-2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập năm 2009 là 22.058 trđ, năm 2010 thu nhập đạt 46.088 trđ tăng 24.030 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 108,94%. Đến năm 2011 đạt 81.029 trđ tăng 34.941 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 75,81%.
Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, từ 202.754 trđ năm 2009 lên 386.073 trđ vào cuối năm 2011. Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Với mạng lưới kinh doanh đến tận các quận, huyện, thực hiện cho vay cá thể, hộ sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh lân cận… ngân hàng có
điều kiên tiếp cận với các tầng lớp dân cư nên thị phần ngày càng mở rộng. Hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước do đó thu nhập của chi nhánh đã tăng dần qua các năm.
Về chi phí hoạt động của chi nhánh: để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động nên nguồn vốn huy động có tăng trưởng nhưng chủ yếu là vốn huy động từ dân cư, lãi suất huy động cao từ đó hiệu quả kinh của chi nhánh chưa cao. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh tốt hơn, chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên nên những năm qua chi phi cũng tăng dần. Cụ thể: chi phí năm 2009 là 21.471 trđ, năm 2010 là 38.253 trđ tăng 16.782 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 78,16%: năm 2011 là 75.299 trđ tăng 37.046 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 96,84%.
Qua đó ta thấy hoạt động của chi nhánh của 3 năm vừa qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt là phần lợi nhuận, nếu như năm 2009 lợi nhuận chỉ đạt 587 trđ thì năm 2010 lợi nhuận đã đạt mức 7.835 trđ, tăng 1.234,75%, một tỷ lệ tăng rất lớn. Tuy nhiên bước sang năm 2011, do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam nói chung và trong khối ngân hàng nói riêng thì lợi nhuận đã giảm xuống còn 5.730 trđ, giảm 26,87%, đây cũng là điều hết sức bình thường trong nền kinh tế mở hiện nay.
Nhìn chung, kết quả hoạt động của chi nhánh trong 2 năm vừa qua đều mang lại lợi nhuận cao. Đạt được kết quả như vậy cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng với đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn:2.1.5.1. Thuận lợi: 2.1.5.1. Thuận lợi:
Trong những năm qua, TP.Hồ Chí Minh luôn là thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước. Năm 2011, mặc dù
kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của TP.Hồ Chí Minh cơ bản vẫn ổn định và phát triển. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhất là trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân sách. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của VSB trên địa bàn.
VSB là NH liên doanh giữa 3 đối tác Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại Thái Lan và Tập Đoàn Charoen Pokphand (CP Group) của Thái Lan. Do đó, VSB có một thế mạnh về tài chính để phục vụ nhu cầu của nền kinh tế ngày càng mở rộng của Việt Nam. Quan trọng hơn hết, sự liên kết chặt chẽ của các đối tác đã hỗ trợ cho VSB những điều kiện thuận lợi mà không phải Ngân hàng nào cũng có được: hệ thống mạng lưới rộng khắp của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; công nghệ Ngân hàng hiện đại của SCB; danh tiếng và các mối quan hệ với khách hàng của tập đoàn CP,…
VSB là ngân hàng đi đầu trong khối các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam về mở rộng mạng lưới. Cho đến nay VSB đã có các chi nhánh tại các trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… cho nên rất thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.
2.1.5.2. Khó khăn:
Năm 2011 tình hình kinh tế hiện đang diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá xăng dầu tiếp tục tăng cao, giá điện, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực thực phẩm trên thị trường tiếp tục có xu hướng tăng… dẫn đến chi phí đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Từ đó dễ gây nên tình trạng nguồn vốn mà VSB cho các doanh nghiệp này vay sẽ trở thành nợ xấu.
Thêm nữa, NH lại sẽ phải lo tới nỗi lo nhân lực. Đó là thiếu nhân lực có chuyên môn cao để phát triển các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Do sau khủng hoảng, chắc chắn nhu cầu về sản phẩm phòng ngừa rủi ro và những yêu cầu an toàn cho ngân hàng sẽ ngày càng khắc nghiệt. Cuối cùng là thiếu nhân sự chuyên dự báo. Tác hại của dự báo kém là vô cùng lớn. Và ngân hàng cũng biết rằng phải đầu tư nhiều cho lực lượng chuyên gia dự báo định lượng giỏi, về lãi suất, về tỷ giá và kinh tế nói chung.
2.1.6. Định hướng phát triển trong tương lai:
Cải cách triệt để và phát triển NH theo hướng đa năng, hiện đại, có quy mô lớn và