5. Ý nghĩa đề tài
2.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ tại VSB chi nhánh Sài Gòn
Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay
có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chi nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH.
a) Thu nợ theo thời hạn tín dụng.
Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 329.629 81,7 519.772 82,43 470.225 75,71 190.143 57,68 (49.547) (9,53) Trung-dài hạn 73.835 18,3 110.818 17,57 150.898 24,29 36.983 50,09 40.080 36,17 Tổng cộng: 403.464 100 630.590 100 621.123 100 227.126 56,29 (9.467) (1,50)
Hình 2.6: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Doanh số thu nợ ngắn hạn:
Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 329.692 trđ, tương ứng với tỷ lệ 81,70% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 tình hình thu nợ đát kết quả đáng kể, doanh số thu nợ đạt 519.772 trđ, tăng 194.143 trđ so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 57,68%. Doanh số thu nợ năm 2010 tăng trưởng mạnh so với năm 2009 là do tình hình kinh tế năm 2010 ổn định và khá phát triển nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình gặp nhiều thuận lợi, từ đó doanh thu thu được tương đôi cao nên các đơn vị có điều kiện trả nợ đúng hạn cho NH. Tuy nhiên khi bước sang năm 2011 do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng, cho nên không đảm bảo nguồn vốn cho các đơn vị hoạt động, quy mô kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến doanh thu giảm, từ đó làm cho doanh số trả nợ cho NH giảm. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ còn 470.225 trđ, giảm 49.547 trđ, tỷ lệ giảm 9,53%.
Doanh số thu nợ trung – dài hạn:
Doanh số thu nợ trung - dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2010 doanh số thu nợ đạt 110.818 trđ, tăng 36.983 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 50,09%; đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 150.889 trđ tăng 40.080 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 36,17%. Do đặc điểm của loại vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy NH có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh
nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đông đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.
b) Thu nợ theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Quốc doanh 329.555 81,86 528.221 83,77 533.657 85,92 198.666 60,28 5.436 1,03 Ngoài quốc doanh 73.909 18,32 102.369 16,23 87.466 14,08 28.460 38,51 (14.903) (14,56) Tổng cộng: 403.464 100 630.590 100 621.123 100 227.126 56,29 (9.467) (1,50)
Hình 2.7: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Doanh số thu nợ khu vực quốc doanh
Doanh số thu nợ ở khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ, và có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm. Cụ thể như sau:
Năm 2009: thu được 329.555 trđ, chiếm 81,86% / tổng doanh số thu nợ.
Năm 2010: thu được 528.221 trđ, chiếm 83,77% / tổng doanh số thu nợ.
Năm 2011: thu được 533.657 trđ, chiếm 85,92% / tổng doanh số thu nợ
Như vậy, năm 2010 doanh số thu nợ tăng 198.666 trđ so với năm 2009, đạt tỷ lệ tăng 60,28 %. Năm 2011 tăng 5.431 trđ so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ 1,03%.
Thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển tốt, trình độ quản lý, quy mô và công nghệ ngày càng được nâng cao, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng.
Doanh số thu nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Trong thới gian qua, nhờ tích cực trong công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng có sự gia tăng:
Năm 2009: thu được 73.909 trđ, chiếm 18,32% / tổng doanh số thu nợ.
Năm 2010: thu được 102.369 trđ, chiếm 16,23% / tổng doanh số thu nợ.
Về chênh lệch doanh số thu nợ giữa các năm: năm 2010 tăng 28.460 trđ (tỷ lệ tăng 38,51%) so với năm 2009 và giảm 14.903 trđ (tỷ lệ giảm 14,56%) so với 2011.
Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của NH có sự chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và động viên khách hàng để khách hàng trả nợ đúng hạn, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nỡ qua các năm tăng lên đáng kể.
Qua phân tích, tình hình thu nợ của VSB - chi nhánh SG trong 3 năm đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá tốt. Do đó, trong công tác thu nợ NH cần tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn.