Phân tích tình hình cho vay vốn giai đoạn 2009 – 2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 63)

5. Ý nghĩa đề tài

2.2.2.Phân tích tình hình cho vay vốn giai đoạn 2009 – 2011

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nên kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

a) Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng.

Hoạt động cấp tín dụng tại VSB – chi nhánh Sài Gòn đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. VSB – chi nhánh SG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 394.11 7 81,11 500.430 66,08 430.18 8 72,09 106.31 3 26,97 (70.242) (14,04) Trung – dài hạn 91.792 18,89 256.864 33,92 166.58 4 27,91 165.072 179,83 (90.280) (35,15) Tổng 485.909 100 757.29 100 596.77 100 271.38 55,85 (160.522) (21,20)

cộng: 4 2 5

(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)

Hình 2.4: Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 65%) trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì nguồn vốn để cho vay của VSB – chi nhánh SG chủ yếu từ huy động ngắn hạn, hơn nữa Hồ Chí Minh là Thành phố phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân.

Trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn đạt được kết quả sau: năm 2010 đạt 500.430 trđ tăng 106.313 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 26,97%; năm 2011 đạt 430.188 trđ giảm 70.242 trđ so với 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 35,15%. Năm 2010 doanh số cho vay tăng khá nhanh là do Ngân hàng đã từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của mình thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, hộ cá thể với sự hỗ trợ về lãi suất cho vay nên nhu cầu vốn tăng lên. Mặt khác, đạt được kết quả như vậy còn là nhờ vào sự điều hành đúng đắn của NHNN trong việc đưa ra các chính sách kịp thời trong việc quản lý thị trường tài chính tiền tệ trong nước trước những biến động bất ổn của nền

kinh tế tài chính thế giới. Năm 2011 doanh số cho vay giảm là do tình hình kinh tế thế giới năm 2011 có nhiều biến động mạnh đã tác động trực tiếp vào nền kinh tế nước ta, làm cho tỷ lệ lam phát tăng cao. Trước tình hình đó, Nhà nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay, do đó nhu cầu vay ngắn hạn của hộ gia đình và các tổ chức kinh tế giảm so với năm 2010.

Doanh số cho vay trung – dài hạn:

Mục đích của tín dụng trung – dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung – dài hạn tại VSB – chi nhánh SG đạt được qua các năm như sau: năm 2009 đạt 91.792 trđ; năm 2010 đạt 256.864 trđ tăng 165.072 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 179,83%; nhưng đến năm 2011 đạt 166.584 trđ giảm 90.280 trđ, tương đương với tỷ lệ giảm là 35,15%. Các khoản cho vay trung – dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sự biến động của doanh số cho vay trong năm 2010 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong Thành phố tăng cao và các dự án / phương án có tính khả thi và có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế nên ngân hàng cũng đã đẩy mạnh cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Hoạt động cấp tín dụng ở hầu hết các ngân hàng thương mại nói chung và ở VSB – chi nhánh SG nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay, do đó thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn. Riêng các khoản cho vay trung – dài hạn do có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm nên nếu doanh số cho vay trung – dài hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung – dài hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, mức độ rủi ro rất cao. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung cho vay ngắn hạn và hạn chế cho vay trung – dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung – dài hạn trong tổng dư nợ đúng với kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra. Khi thực hiện cho vay trung – dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy

trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và trên thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các NH.

Có thể nói trong những năm qua VSB – chi nhánh SG đã nắm bắt được xu thế chung của Thành phố và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, NH đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư để nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đôi bên. Có được kết quả này là một nỗ lực rất lớn của NH.

b) Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

VSB – chi nhánh SG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ…

Mặc dù chi nhánh mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn tron tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần kinh tế quốc doanh là những khách hàng truyền thống hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có địa bàn và quy mô hoạt động rộng lớn. Còn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng quy mô hoạt động vừa và nhỏ nên lượng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.

Trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn Thành phố, kết quả đạt được doanh số cho vay như sau:

Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.

ĐVT: triệu

đồng

Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Quốc doanh 420.854 86,61 557.703 73,64 515.688 86,41 136.849 32,52 (42.015) (7,53) Ngoài quốc doanh 65.055 13,39 199.591 26,36 81.084 13,59 134.536 206,8 (118.507) (59,37) Tổng cộng: 485.909 100 757.294 100 596.772 100 271.385 55,85 (160.522) (21,20)

(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)

Qua bảng số liệu ta thấy:

 Năm 2009 doanh số cho vay đạt 485.909 trđ, trong đó cho vay quốc doanh đạt 420.854 trđ, chiếm tỷ trọng 86,61% và cho vay ngoài quốc doanh đạt 65.055 trđ, chiếm tỷ trọng 13,39%.

 Năm 2010 doanh số cho vay đạt 757.294 trđ, tăng 271.385 trđ so với 2009 tỷ lệ tăng 55,85%, trong đó doanh số cho vay quốc doanh và ngoài quốc doanh so với 2009 tăng lần lượt là 136.849 trđ (tăng 32,52%) và 134.536 trđ (tăng 206,8%). Có sự gia tăng này là do VSB – chi nhánh SG luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, NH còn mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nên số lượng khách hàng vay vốn ngày càng tăng, do vậy doanh số cho vay năm 2010 tăng so với năm 2009.

Năm 2011 doanh số cho vay đạt 596.772 trđ (trong đó tỷ trọng cho vay quốc doanh và ngoài quốc doanh lần lượt là 86,41% và 13,59%) giảm 160.522 trđ so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 21,20%. Sở dĩ có sự giảm này là do vào cuối năm 2010 lạm phát ở nước ta tăng cao và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá. Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hôi” với 6 gói các biện pháp chính sách, trong đó có chính sách “thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chạt chính sách tài chính”. Đây cũng chính là lý do doanh số cho vay năm 2011 giảm (21,20%) so với năm 2010.

Hình 2.5: Biểu đồ doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

2.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ tại VSB - chi nhánh Sài Gòn:

Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay

có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chi nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.

Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho NH qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho NH.

a) Thu nợ theo thời hạn tín dụng.

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 329.629 81,7 519.772 82,43 470.225 75,71 190.143 57,68 (49.547) (9,53) Trung-dài hạn 73.835 18,3 110.818 17,57 150.898 24,29 36.983 50,09 40.080 36,17 Tổng cộng: 403.464 100 630.590 100 621.123 100 227.126 56,29 (9.467) (1,50)

Hình 2.6: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Doanh số thu nợ ngắn hạn:

Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 329.692 trđ, tương ứng với tỷ lệ 81,70% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2010 tình hình thu nợ đát kết quả đáng kể, doanh số thu nợ đạt 519.772 trđ, tăng 194.143 trđ so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ 57,68%. Doanh số thu nợ năm 2010 tăng trưởng mạnh so với năm 2009 là do tình hình kinh tế năm 2010 ổn định và khá phát triển nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình gặp nhiều thuận lợi, từ đó doanh thu thu được tương đôi cao nên các đơn vị có điều kiện trả nợ đúng hạn cho NH. Tuy nhiên khi bước sang năm 2011 do tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tín dụng, cho nên không đảm bảo nguồn vốn cho các đơn vị hoạt động, quy mô kinh doanh bị thu hẹp dẫn đến doanh thu giảm, từ đó làm cho doanh số trả nợ cho NH giảm. Cụ thể năm 2011 doanh số thu nợ còn 470.225 trđ, giảm 49.547 trđ, tỷ lệ giảm 9,53%.

Doanh số thu nợ trung – dài hạn:

Doanh số thu nợ trung - dài hạn đạt tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm. Cụ thể: năm 2010 doanh số thu nợ đạt 110.818 trđ, tăng 36.983 trđ so với năm 2009, tốc độ tăng 50,09%; đến năm 2011 doanh số thu nợ đạt 150.889 trđ tăng 40.080 trđ so với năm 2010, tốc độ tăng 36,17%. Do đặc điểm của loại vay này là năm nay cho vay sẽ định nhiều kỳ hạn thu dần qua nhiều năm nên khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng nhìn chung, có được kết quả như vậy cho thấy NH có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh

nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn và đông đốc khách hàng trả nợ nên đã có thể thu được vốn đã phát vay.

b) Thu nợ theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.6: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Quốc doanh 329.555 81,86 528.221 83,77 533.657 85,92 198.666 60,28 5.436 1,03 Ngoài quốc doanh 73.909 18,32 102.369 16,23 87.466 14,08 28.460 38,51 (14.903) (14,56) Tổng cộng: 403.464 100 630.590 100 621.123 100 227.126 56,29 (9.467) (1,50)

Hình 2.7: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

 Doanh số thu nợ khu vực quốc doanh

Doanh số thu nợ ở khu vực này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ, và có

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 38 - 63)