Nợ quá hạn trên dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 55 - 57)

5. Ý nghĩa đề tài

2.2.3.4.Nợ quá hạn trên dư nợ

Đây là chỉ tiêu thể hiện trực tiếp công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5% trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt.

Trở lại tình hình nợ quá hạn tại VSB – chi nhánh SG, năm 2009 tỷ lệ này là 0,9%, năm 2010 tỷ lệ này là 0,66% và năm 2011 là 0,31%. Ta thấy tỷ lệ này giảm dần qua từng năm, điều này cho thấy chi nhánh rất tích cực trong việc xử lý nợ quá hạn.

Nhận xét về hoạt động tín dụng của VSB – chi nhánh SG:

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của VSB – chi nhánh SG ta rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của NH như sau:

Khả năng tự huy động vốn của NH tương đối tốt, được thể hiện qua tỷ trọng vốn huy động trong tổng cơ cấu nguồn vốn của NH cao. Do đó, NH có thể chủ động trong việc đầu tư cho vay vốn và có thu nhập cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho NH cấp trên.

Với nguồn vốn huy động được, NH đã đẩy mạnh công tác đầu tư cho vay đến các thành phần kinh tế trong địa bàn. NH đã đưa ra nhiều cơ chế tín dụng phù hợp tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng để đầu tư cho vay, cho vay các dự án mang tính khả thi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng tâm của NH, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời tạo nguồn lợi chính cho NH.

Tình trạng dư nợ quá hạn của VSB – chi nhánh SG rất tốt luôn ở dưới mức cho phép của ngân hàng nhà nước là 5% và đặc biệt tỷ lệ này còn giảm đều hằng năm. Có được kết quả này là do mục tiêu của NH là giảm thiểu rủi ro nên NH đã tổ chức lại cơ cấu ban tín dụng để tách bạch chức năng chính sách ra khỏi chức năng phê duyệt các khoản vay.

 Những điểm yếu:

Song song với những thế mạnh trên hoạt động tín dụng của NH vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Tình hình huy động vốn của NH trong 3 năm tương đối ổn định, nhưng điều đó không có nghĩa là không tồn tại những rủi ro, Sự cạnh tranh về nguồn vốn huy động giữa các NHTM diễn ra ngày càng gay gắt, trong khi đó các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng và các chính sách ưu đãi của NH chưa thật phong phú, đa dạng vì vậy đây cũng là hạn chế mà NH cần chú ý.

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất, tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý:

* NH chỉ có thế mạnh ở cho vay ngắn hạn, trong khi đó cho vay trung – dài hạn còn hạn chế. Từ đó, NH chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa phương.

* Mặt khác, hoạt động cho vay cũng là hoạt động chứa đựng rủi ro cao, tình hình thu hồi nợ rất khó khăn.

* Thực trạng hiện nay đa số nhân viên tín dụng chỉ chú trọng thực hiện đúng qui trình tín dụng, thẩm định kỹ và có những nhận xét thích đáng về các báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm rồi quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này là cần thiết nhưng chưa

đủ vì nếu chỉ như thế thì nhân viên tín dụng mới chỉ bảo vệ được con người khi có rủi ro xảy ra chứ chưa bảo vệ được tài sản cho NH. Do đó, thiết nghĩ vấn đề đánh giá, thẩm định về uy tín, năng lực quản lý của chủ dự án, thiện chí trả nợ của người đi vay là việc mà NH, nhân viên tín dụng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Hoạt động thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc của NH hiện nay. Ngoài những yếu tố khách quan, nguyên nhân còn xuất phát từ một số quy định pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật hiện đã có quy định cho phép các NH được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên thực tế NH không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp nhận giao nhà nếu không trả được nợ, song nhiều khi NH vẫn không tiến hành xử lý phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.Tương tự, các trung tâm bán đấu giá tài sản cũng chỉ chấp nhận cho NH bán đấu giá khi có sự đồng ý của chủ sở hữu.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

VSB - CHI NHÁNH SÀI GÒN



Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 55 - 57)