Phân tích tình hình dư nợ tại VSB chi nhánh Sài Gòn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 49 - 52)

5. Ý nghĩa đề tài

2.2.2.3.Phân tích tình hình dư nợ tại VSB chi nhánh Sài Gòn

a) Phân tích dư nợ theo thời hạn tín dụng.

Bảng 2.7: Dư nợ theo thời hạn tín dụng.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 143.205 71,55 123.863 37,89 83.824 27,71 (19.342) (13,51) (40.039) (32,32) Trung – dài hạn 56.953 28,45 202.999 62,11 218.687 72,29 146.046 256,43 15.688 7,73 Tổng cộng: 200.158 100 326.862 100 302.511 100 126.704 63,30 (24.351) (7,45)

Hình 2.8: Biểu đồ doanh số dư nợ theo thời hạn tín dụng

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số dư nợ hằng năm do các khoản vay trung – dài hạn thường được sử dụng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc thiết bị sản xuất… nên quá trình thu hồi vốn chậm.

Dư nợ ngắn hạn:

Năm 2009 đạt mức dư nợ là 143.205 trđ. Năm 2010 đạt mức dư nợ là 123.863 trđ giảm 19.342 trđ so với năm trước, tốc độ giảm 13,51%. Sang năm 2011 đạt mức dư nợ 83.825 trđ, giảm 40.038 trđ so với năm 2010, tỷ lệ giảm 32,32%. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2010 và 2011 doanh số thu nợ của Nh đạt tỷ lệ cao. Dư nợ ngắn hạn trong 3 năm này tập trung nhiều ở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nhà và tiêu dùng .

Dư nợ trung – dài hạn:

Tình hình dư nợ trung – dài hạn qua các năm như sau: năm 2009 là 56.953 trđ, năm 2010 mức dư nợ 202.997 trđ, tăng 146.004 trđ so với 2009, tốc độ tăng là 256,43%. Dư nợ cuối năm 2011 là 218.687 trđ, tăng 15.690 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,73% so với năm 2010. Các khoản cho vay trung – dài hạn có đặc điểm là không thể thu hồi nợ hết ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần, do đó dư nợ tăng dần theo các năm. Dư nợ trung - dài hạn trong 3 năm này chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, GTVT, xây dựng.

Bảng 2.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế.

ĐVT: triệu

đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Dư nợ Dư nợ Dư nợ Tuyệt đối Tương đối (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Quốc doanh 192.537 222.020 204.052 29.483 15,31 (17.968) (8,09)

Ngoài quốc

doanh 7.621 104.842 98.459 97.221 1.275,7 (6.383) (6,09)

Tổng cộng: 200.158 326.862 302.511 126.704 63,30 (24.351) (7,45)

(Nguồn: Phòng kinh doanh VSB – chi nhánh SG)

Hình 2.9: Biểu đồ dư nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ vào năm 2010 đạt doanh số cao nhất trong 3 năm và thấp nhất là năm 2009. Cụ thể năm 2009 dư nợ đạt 200.158 trđ, qua năm 2010 đạt

326.860 trđ, tăng 126.702 trđ so với 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng 63,3%. Năm 2011 dư nợ đạt 302.512 trđ, giảm 24.348 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 7,45 % so với năm 2010.

Dư nợ ở khu vực quốc doanh:

Năm 2009 dư nợ đạt 192.537 trđ, qua năm 2010 đạt 222.018 trđ, tăng 29.481 trđ so với 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,31%. Năm 2011 dư nợ đạt 204.053 trđ, giảm 17.965 trđ, tương ứng tỷ lệ giảm 8,09 % so với năm 2010. Đối với khu vực này thì lượng khách hàng tương đối ổn định, trong những năm này doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng như dư nợ đều tăng, cho thấy nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất và thay đổi trang thiết bị của các doanh nghiệp ngày càng tăng, việc sử dụng vốn vay tương đối hiệu quả đảm bảo được khả năng trả nợ và lãi nên Nh đã đẩy mạnh cho vay và duy trì mức dư nợ tương đối cao ở khu vực này.

Dư nợ ở khu vực ngoài quốc doanh:

Tình hình dư nợ ở khu vực này trong 3 năm như sau: năm 2009 dư nợ đạt 565.055 trđ, năm 2010 dư nợ tăng 134.536 trđ so với năm 2009, tỷ lệ tăng 206,8%. Năm 2011 dư nợ đạt 81.084 trđ, giảm 118.507 trđ so với năm 2010, tương ứng tỷ lệ giảm 59,37%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm này NH thu hút một lượng lớn khách hàng mới là các hộ SXKD nhỏ, hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, Nh đã đẩy mạnh cho vay đối với các đối tượng này nên dư nợ khu vực này cũng có chiều hướng tăng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh việt – thái chi nhánh sài gòn (Trang 49 - 52)