Tổ chức kế toán tính giá thành

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 34 - 38)

1.4.4.1 Tổ chức kế toán tính giá thành sản xuất theo công việc

Hệ thống kế toán này được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, hoặc sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ theo đơn đặt hàng. Yêu cầu quản lý đòi hỏi phải biết được chi phí sản xuất và giá thành của từng đơn đặt hàng.

1.4.4.2 Tổ chức kế toán tính giá thành theo quá trình sản xuất

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, mặt hàng sản xuất ổn định, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có thể là quy trình công nghệ giản đơn hoặc là quy trình công nghệ phức tạp (quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục, hoặc chế biến song song), hoặc quy trình sản xuất, chế tạo hỗn hợp.

Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn: - Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, cuối quy trình công nghệ chỉ cho ra một loại sản phẩm hoàn thành.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là toàn bộ sản phẩm hoàn thành.

Công thức: Z = Ddk + C - Dck

Trong đó : Ddk Dư đầu kỳ

C: Chi phí phát sinh trong kỳ Dck Dư cuối kỳ

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho toàn bộ quy trình công nghệ và trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ đã xác định được để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức trên.

- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Phương pháp này áp dụng thích hợp cho trường hợp từ một quy trình công nghệ sản xuất một loại sản phẩm chính nhưng có nhiều quy cách hoặc kích cỡ khác nhau.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là từng quy cách, kích cỡ sản phẩm hoàn thành.

Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được cho cả quy trình công nghệ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành của nhóm sản phẩm hoàn thành.

Z nhóm SP = Dđk + C - Dck Trong đó : Ddk: Dư đầu kỳ

C: Chi phí phát sinh trong kỳ Dck: Dư cuối kỳ

Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ để phân bổ giá thành của cả nhóm sản phẩm cho từng quy cách, phẩm cấp của sản phẩm hoàn thành. Với phương pháp này tiêu chuẩn phân bổ là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức tính theo sản lượng thực tế.

Công thức để tính giá thành của quy cách, phẩm cấp thứ i: Z nhóm SP * Qi * zi Zi = ∑ = n i zi Qi 1 *

Trong đó Qi: Sản lượng thực tế nhóm sản phẩm quy cách i Zi: Tổng giá thành thực tế của quy cách i

zi: Giá thành kế hoạch đơn vị của từng sản phẩm quy cách i - Phương pháp tính giá thành theo hệ số:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao và thu đước sản phẩm có nhiều loại khác nhau, mặt khác đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm ta căn cứ vào hệ số tính giá thành quy cho từng loại sản phẩm. Sau đó, quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ.

Tổng sản lượng quy đổi = ∑

=

n

i1

Sản lượng thực tế x Hệ số sản phẩm Hệ số phân bổ chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm:

Hệ số phân bổ chi phí Sản lượng quy đổi sản phẩm (i)

sản phẩm Tổng sản lượng quy đổi

Giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục:

Tổng giá thành Sản phẩm (i) = (SP DD đầu kỳ + CPSX Trong kỳ - SP DD cuối kỳ) x Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm (i) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp:

- Phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí:

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp liên tục, nửa thành phẩm tự chế cũng là sản phẩm hàng hóa được bán ra ngoài.

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở từng giai đoạn lần lượt tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm. Ở từng giai đoạn, bắt đầu từ giai đoạn một lần lượt kết chuyển sang giai đoạn sau để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm giai đoạn sau. Cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng thì sẽ tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị thành phẩm.

Trình tự kết chuyển chi phí

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 ….. Giai đoạn n CP bỏ vào một lần NTP gđ1 NTP gđ(n-1) +CP giai đoạn 1 + CP gđ 2 + CP gđ n NTP giai đoạn 1 NTP gđ 2 …. Ztp

- Trình tự tính toán:

Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau: ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 –DCK1

ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) – DCK2 ...

ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn Trong đó:

ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i. DĐKi : Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i CTki : Chi phí phát sinh trong giai đoạn i DCki : Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i

Ngoài các phương pháp tính giá thành nói trên, kế toán có thể áp dụng một số phương pháp khác như sau:

- Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ

- Phương pháp tính giá thành theo hệ số

- Phương pháp kết chuyển chi phí song song

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 34 - 38)