Nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 155 - 159)

Xuất phát từ những quan điểm hoàn thiện trên, những tồn tại trong công tác kế toán tập hợp CPSX tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát em xin đưa ra một số ý kiến dưới đây với mong muốn đóng góp quá trình củng cố, hoàn thiện kế toán CPSX tại công ty.

Hoàn thiện công tác tập hợp chứng từ:

Với tình trạng toàn bộ chứng từ kế toán thuộc phần hành do kế toán điều hành đảm nhiệm của tất cả các nhà máy dồn về bộ phận kế toán điều hành vào cuối mỗi tháng, công việc hạch toán của kế toán những ngày này rất vất vả và có thể gây nhầm lẫn. Do xưởng chế biến sản xuất của công ty nằm ở khu vực khác của phòng kế toán điều hành, các chứng từ từ xưởng chế biến chuyển về cừng dồn vào cuối tháng, nên việc hạch toán CPSX sẽ không được nhanh chóng, kịp thời, việc cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cũng vì thế mà ảnh hưởng. Vì vậy, công ty nên quy định thời gian luân chuyển chứng từ khác nhau cho từng nhà máy. Như vậy, công việc được trải đều hơn ra các ngày trong tháng, sẽ thuận tiện cho kế toán trong việc hạch toán chính xác cho kế toán CPSX nói riêng và các nghiệp vụ kế toán khác nói chung.

Giải pháp về chi phí trả trước ngắn hạn:

Với lý do là công cụ dụng cụ có giá trị lớn quá nhiều nên công ty đã vi phạm chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tốn kho là không theo dõi chi tiết cho tưng thứ công cụ dụng cụ cho nên giá trị công cụ dụng cũ xuất dùng đã không được theo dõi chi tiết. Để tuân thủ theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam công ty cần cần phải mở theo dõi công cụ dụng cuụ theo từng nhóm từng loại

Giải pháp về trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:

Với lý do máy móc của công ty hoạt động rất ổn định, nên công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Tuy nhiên, thực tế khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thì công ty lại hạch toán toàn bộ chi phí vào trong kỳ đó. Như vậy

nếu nhiều TSCĐ phải sửa chữa ngay một lúc, thì điều này làm cho CPSX trong kỳ tăng lên một cách đột ngột gây ra biến động lớn và phản ánh không chính xác chi phí phát sinh trong kỳ.

Do vậy, công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để khi có chi phí sửa chữa lớn phát sinh sẽ được phân bổ đều cho các kỳ kinh doanh, làm cho việc tập hợp và phản ánh CPSX kinh doanh trong kỳ hiệu quả hơn.

Khi trích số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi tăng CPSX.

Khi chi phí sửa chữa lớn thực sự phát sinh và hoàn thành, tài sản đưa vào sử dụng kế toán giảm chi phí phải trả (Nợ TK335) ghi tăng TK xây dựng cơ bản dở dang (Có TK2413) đồng thời ghi tăng TK1543 nếu số chi lớn hơn số trích trước hoặc ghi giảm TK1543 nếu số chi nhỏ hơn số trích trước.

Giải pháp về trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên:

Tiền lương nghỉ phép là một khoản được tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn và việc nghỉ phép của công nhân thường không đều trong năm.

Trong thực tế, bất kỳ một DN sản xuất kinh doanh nào cũng có số công nhân nghỉ phép trong năm (nghỉ ốm, nghỉ thai sản…). Để tránh sự biến động giá cả, hầu hết các doanh nghiệp tiến hành trích trước tiền lương cho công nhân nghỉ phép và tính vào CPSX và DN coi như một khoản chi phí phải trả.Vì vậy, công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân như sau:

Hàng tháng, kế toán xác định số tiền lương trích trước

Tỷ lệ trích trước

=

Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả CN trực tiếp theo kế hoạch trong năm

Tổng số tiền lương của CN trực tiếp theo kế hoạch trong năm

Khi xác định số tiền trích trước theo quy định kế toán ghi tăng chi phí nhân công trực tiếp (ghi nợ TK622), và ghi tăng chi phí phải trả (ghi có TK335).

Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân. kế toán ghi

Khi công nhân sản xuất trực tiếp nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân. Kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK335) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (ghi có TK334).

• Nếu số phải trả thực tế lớn hơn số trích, kế toán ghi tăng chi phí CN trực tiếp sản xuất (ghi nợ TK622 – Số chênh lệch), ghi giảm chi phí trả trước (Nợ TK335 – số trích trước) và ghi tăng khoản phải trả người lao động (Có TK334).

• Nếu số phải trả thực tế nhỏ hơn số trích trước kế toán ghi giảm chi phí phải trả (Nợ TK335 – Số trích trước), ghi giảm chi phí NC trực tiếp (Có TK622 – Số chênh lệch) và ghi tăng khoản phải trả công nhân (Có TK 334).

Một số giải pháp khác:

Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên: Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm = Tỷ lệ trích trước x Tổng số lương cơ bản được nghỉ theo chế độ Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cho một tháng =

Tổng tiền lương nghỉ phép trích trước cả năm 12

Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm. Đặc biệt là trong điều kiện hội nhập nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu của một công việc đặt ra đối với người lao động không chỉ đơn giản như trước, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn thực sự.

Trong công tác kế toán, yêu cầu với một kế toán viên càng khắt khe hơn do công việc đòi hỏi sự chính xác, logic, khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp cụ tốt, nắm chắc các quy định, chuẩn mực kế toán để tiến hành hạch toán và lập các báo cáo về tình sản xuất kinh doanh. Như vậy đòi hỏi cán kế toán của công ty cần có các kỹ năng sau: Kỹ năng tập hợp thông tin số liệu, kỹ năng tìm hiểu xác minh, kỹ năng phân tích. Ngoài ra, cán bộ kế toán còn phải đáp ứng các yêu cầu về chuẩn mực đạo đức của ngành nghề kế toán: trung thực, tính bảo mật, tính cẩn thận…

Vì vậy, công ty cần có sự tuyển chọn, đào tạo đội ngũ kế toán của công ty đáp ứng những kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp trên góp phần nâng cao hiệu quả chính xác trong hạch toán kế toán nói chung và kế toán CPSX nói riêng.

Bên cạnh đó, để có được đội ngũ lao động tốt công ty cần có chính sách khen thưởng và các hình thức đãi ngộ khác gắn liền với lợi ích vật chất của người lao động để phát huy hết năng lực, tính chủ động và sáng tạo trong công việc của họ, chuyên tâm làm việc cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp về quản lý nguyên vật liệu:

Hoạt động sản xuất bao bì của công ty phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu đầu vào, chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 70% giá thành thành phẩm. Công ty lại nhập khẩu 80% - 90% nguyên liệu đầu vào ( khoảng 20% là nhựa tái sinh). Hiện này Việt Nam mói sản xuất được 2 chế phẩm là PVC và DOP với sản lượng thấp ( khoảng hơn 100 000 tấn 1 năm) các loại nguyên liệu nhựa khác đều phải nhập khẩu từ nước ngoài) do đó ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và biến động nguyên liệu đầu vào là lớn đối với doanh nghiệp.Nhất là gần đây nên kinh tế có dấu hiệu phục hồi giá dầu cũng như giá hạt nhựa được dự báo có xu hướng tăng làm giảm tỷ xuât lợi nhuân của doanh nghiệp. Do đó công ty nên ở rộng quy mô và công xuât hoạt

động của bộ phận tái chế chựa, hoàn thiện máy móc để sử dụng 100% công xuât nhà máy số 3 -nhà máy mới nhất với máy móc thiết bị hiên đại nên việc sản xuất tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng hơn 2 nhà máy còn lại lên 2000 tấn sản phẩm/ tháng. Đồng thời công ty tiếp tục mở rông quy mô nhà máy sản xuất phụ gia CaCO3 và nhà máy sản xuất hạt nhựa màu CaCO3 lên 4000 tấn/ tháng. Từ đó góp phần đảm bảo nguồn cung cấp NVL cho doanh nghiệp mà còn góp phần bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp nhựa trong nước góp giảm thiểu chi phí sản xuất, chủ động về nguôn nguyên vật liệu, tăng doanh thu cũng như lợi nhuân cho công ty

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát (Trang 155 - 159)