2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm chính
Công ty tiến hành sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nhưng sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nhựa là chủ yếu. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của doanh nghiệp là hạt nhựa. Trong những năm qua việc sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập, vì thế dẫn đến việc bị động theo giá cả của các nhà cung cấp cũng như thị trường tiêu thụ; trong khi đó nguồn nguyên liệu tái chế lớn trong nước chưa được sử dụng. công ty nhận thấy rằng nếu có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất thì không những tiết kiệm được CPSX, hạ giá thành sản phẩm, chủ động trong lĩnh vực chiếm lĩnh thị trường mà còn giúp bảo vệ môi trường sinh thái của Việt Nam. Vì vậy, công ty đã nghiên cứu thành công dây chuyền tái chế nhựa để cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp đó là hạt nhựa tái chế. Công ty thu mua phế liệu rẻ, sau đó tái chế thành các hạt nhựa và thay thế cho một số nguyên vật liệu phải mua ngoài. Do đó, quy trình công nghệ sản xuất của công ty là quy trình công nghệ sản xuất túi nhựa.
Công ty thực hiện quy trình sản xuất kiểu liên tục, chuyên môn hóa lao động. Mỗi công nhân chỉ đảm nhận một công việc duy nhất trong quy trình sản xuất. Trước và sau mỗi công đoạn như nguyên vật liệu, bán thành phẩm… đều có cán bộ quản lý chất lượng kiểm tra rất cẩn thận rồi mới chuyển sang công đoạn tiếp theo. Vì vậy có thể phát hiện sớm các sai sót để có các biện pháp xử lý làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời tránh việc các phân xưởng đổ lỗi cho nhau.
HÌNH 1.7 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Hạt nhựa PP, HDPE Hạt màu Trộn Thổi Cắt dán Đột quai In T ái c hế p hế li ệu Màng Phế liệu Phế liệu Phế liệu Màng In Hạt tái sinh Kiểm tra, đóng bao, nhập kho
Bước 1 : Trộn nguyên liệu: Các loại nguyên liệu sẽ được trộn theo như tỷ lệ đã được xác nhận trong bảng tỷ lệ trộn giữa giám đốc nhà máy với bộ phận kỹ thuật nhằm đảm bạo độ dai và màu sắc của sản phẩm.
Buớc 2 : Đưa nguyên liệu vào máy thổi: Công nhân sẽ sử dụng nguyên liệu được trộn để đưa vào máy thổi theo đúng như yêu cầu của các tổ trưởng. Tại máy thổi người công nhân sẽ điều khiển nhiệt, điều khiển gió và các cách thức để tạo ra các cuộn Film có chiều rộng, và độ dày theo yêu cầu.
- Đối với các máy in: Công nhân tại máy thổi có thêm một nhiệm vụ là điều chỉnh hình in, sao cho đúng màu mực, đúng hình, không bị lệch.
Bước 3 : Các cuộn phim thành phẩm sẽ được chuyển sang nhà máy cắt để cắt và dán thành thành phẩm hoàn chỉnh.
- Cuộn sẽ được đưa vào máy cắt, công nhân điều chỉnh máy cắt theo đúng chiều dài quy chuẩn của túi yêu cầu.
- Đối với hàng cuộn công nhân có trách nhiệm cắt dán theo đúng kích, ngoài ra, phải điều chỉnh máy chạy theo đúng số lượng túi/cuộn hoặc đúng trọng lượng/cuộn.
Bước 4 : Hàng sau khi được cắt thành các thếp sẽ được chuyển sang bộ phận dập quai (Đối với hàng T – shirt bag và hàng Die cut handle), tại đây công nhân sẽ dập quai với kích thước và kiểu dáng chính xác theo như yêu cầu của khách hàng.
Bước 5 : Đóng gói: Hàng sau khi được dập quai, sẽ được đưa sang tổ đóng gói, nhiệm vụ chủ yếu là cân đo, định lượng và đóng gói theo đúng yêu cầu, sau đó đưa vào kho thành phẩm