Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu hoạt động huy động nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự huy động, tự chủ về vốn để cho vay của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động càng cao thì sự phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên càng thấp và ngược lại và nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ tiêu hoạt động tín dụng

+ Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường qui mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

+ Chỉ tiêu lãi treo đo lường chất lượng của khoản cấp tín dụng.

+ Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm: Đo lường mức độ an toàn của khoản vay.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = –––––––––––––––––––––––– 2

- Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100% Nguồn huy động vốn

- Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp quản trị tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đánh giá kết quả này thông qua hiệu quả sử dụng bộ máy cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng…

Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ của chúng trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá kỳ gia hạn nợ, nợ không có tài sản đảm bảo,…

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến nhau và phản ánh mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản lý có thể nhận biết được tình hình về chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Nếu chỉ tiêu này tăng tương đương với việc chất lượng tín dụng giảm sút, có thể là do các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng, như vậy tức là rủi ro tín dụng cũng tăng lên, cần xem xét lại các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng. Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng chưa thật sự tốt và phát huy hết tác dụng. Nếu chỉ số này giảm là dấu hiệu,

có thể hiểu theo một mặt nào đó là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Nói cách khác là các biện pháp này có hiệu quả nhất định, nhờ vậy mà tình hình nợ xấu giảm, dư nợ tăng (nhờ chính sách tín dụng đúng đắn, nhờ khâu thẩm định khách hàng kỹ lưỡng nên chất lượng khách hàng tốt…).

Sau khi so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, ngân hàng sẽ rút ra được những nhận xét quan trọng để ra quyết định trong việc có nên tiếp tục các giải pháp này không (xét về mặt hiệu quả của giải pháp, nó có giúp cải thiện chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng hay không).

Bên cạnh đó, các nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức đo lường rủi ro tín dụng khác.

Điểm của khách hàng. Thông qua phân tích tài chính, năng lực của doanh nghiệp vay vốn và một số mặt khác, ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao tức là rủi ro tín dụng thấp và ngược lại khách hàng loại C hoặc điểm thấp thì rủi ro tín dụng cao. Chỉ tiêu này dược xây dựng trên các dấu hiệu mà ngân hàng xây dựng, điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn. Việc chấm điểm khách hàng là một hình thức rất hay để cho thấy được kết quả của việc quản lý tín dụng của ngân hàng. Nếu số lượng khách hàng có điểm cao tăng lên tương đương với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng đang tăng lên, rủi ro tín dụng giảm và công tác quản trị rủi ro tín dụng đang hoạt động rất có hiệu quả, cần duy trì và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp mà ngân hàng đang sử dụng.

Các khoản vay có vấn đề. Các khoản nợ vay có vấn đề được xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng, mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy dấu hiệu kém lành mạnh và nguy cơ trở thành nợ quá hạn của khoản nợ quá hạn.

Sau khi xác định được các khoản nợ có vấn đề rồi, cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao và tìm cách xử lý chúng càng sớm càng tốt. Khoản nợ vay có vấn đề mà nhiều tức là ngân hàng cần xem xét lại khâu thẩm định đánh giá khách hàng trong qui trình tín dụng, cần chặt chẽ hơn nữa để có được những khách hàng tốt, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.

Kết quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng có được là nhờ vào bộ phận cán bộ thực hiện các biện pháp quản lý và hệ thống thông tin tín dụng. Đây là hai nhân tố vô cùng quan trọng để hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả, vì vậy mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả công việc của hai nhân tố này. Chất lượng cán bộ tín dụng, chất lượng hệ thống thông tin tín dụng. Sự đầu tư và kết quả thu được có tương xứng với những gì đầu tư hay không. Trình độ của cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đã đạt yêu cầu chưa, hệ thống thông tin đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng khi cần chưa.

- Kết quả phân loại nợ theo nhóm.

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ xấu là khoản tín dụng bị chuyển sang các nhóm nợ 3; 4; 5, có thể là những khoản mà ngân hàng có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ cho vay

- Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này cũng đo lường mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thông qua các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tác giả muốn đánh giá một cách chính xác nhất, chân thực nhất về chất lượng tín dụng đối với NHTM nói chung và đối với hạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Từ đó, tìm hiểu được thực trạng của hoạt động kinh doanh ngân hàng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc trong mấy năm gần đây, biểu diễn bằng biểu đồ và các bảng số liệu qua các năm, từ đó phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và cả thách thức trong việc nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Vĩnh Phúc. Qua những phân tích chính xác đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và chủ trương phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHI

3.1. Khái quát về Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)