Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam

- Trong công tác tuyển dụng NHNo&PTNT Việt Nam nên giao quyền cho các Chi nhánh để giải quyết hợp lý vấn đề nguồn nhân lực của Chi nhánh. Hoặc có

đề thi riêng cho các Chi nhánh ở vùng khó khăn với yêu cầu trình độ thấp hơn các thành phố lớn, nhằm tạo điều kiện cho Chi nhánh tuyển dụng được lao động đủ chỉ tiêu yêu cầu, đỡ tốn kém chi phí thi tuyển do không tuyển dụng được lao động. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng lao động phải kịp thời và công bằng, kịp thời có nghĩa là phải lựa chọn thời điểm thi nhận hồ sơ dự tuyển trong năm đúng lúc sinh viên tốt nghiệp ra trường, sau đó nhanh chóng tổ chức thi để tuyển chọn người tài, công bằng nghĩa là tất cả hồ sơ dự tuyển đều được hội đồng xem xét tuyển chọn dựa trên cùng một tiêu chí, không vị nể, không tư lợi mà tuyển người không có năng lực vào công tác

- Mức ủy quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng của các phòng giao dịch trực thuộc hội sở là 2 tỷ đồng, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3 không quá 1 tỷ đồng là còn thấp từ đó làm giảm tính tự chủ trong hoạt động, khả năng phục vụ khách hàng, tăng chi phí trong công tác cho vay vì phải thực hiện tái thẩm định. Vì vậy đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam nâng mức ủy quyền cho vay đối với các phòng giao dịch.

- Việc ứng dụng thành công phần mềm của chương trình Ipcas đã giúp cho NHNo có điều kiện mở rộng và phát triển dịch vụ, nâng cao vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật vẫn còn hạn chế như: Đường truyền khi nhập dữ liệu còn chậm, dữ liệu còn sai sót và truyền về cho Chi nhánh chậm, nên chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý, điều hành; việc giao dịch trên máy thường bị gián đoạn, còn để khách hàng phàn nàn do phải chờ đợi lâu, CBNV ngân hàng chưa ứng dụng thông thạo chương trình, bản thân chương trình thì chưa tối ưu hóa yêu cầu của người sử dụng, một số nghiệp vụ về truy cập thông tin, theo dõi chỉ tiêu, in báo cáo chưa cập nhật kịp thời. Vì vậy, đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam sớm nâng cấp và hoàn thiện hơn nữa chương trình Intellect để phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành và phát triển, mở rộng dịch vụ.

- Tổ chức giải quyết kịp thời các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như việc phê duyệt mức vay vượt quyền phán quyết...

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt kiểm tra chéo nhằm kịp thời phát hiện các sai sót và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Tăng cường công tác đào tạo, mở nhiều đợt tập huấn nghiệp vụ trong năm để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời thực

hiện đồng bộ các chính sách chế độ nhằm thu hút nhân tài như chính sách sử dụng, bố trí cán bộ, đào tạo cán bộ, bồi dưỡng và đãi ngộ cán bộ...

- Phải có văn bản hướng dẫn chi tiết từng nghiệp vụ để các Chi nhánh căn cứ vào đó vận hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)