5. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học đối với các Ngânhàng Thương mại Việt Nam
Từ kinh nghiệm quản lý và nâng cao thất lượng tín dụng thực hiện tại các NHTM ở một số nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm sau mà các NHTM Việt Nam có thể xem xét để vận dụng:
Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD; đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định NH Nhà nước.
Thứ hai, Mở rộng quy mô tín dụng, thị phần cạnh tranh, thị trường kinh doanh phải song song chú trọng nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp TD. Phân tách bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định TD nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp; tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.
Thứ ba, nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là mục tiêu số 1 của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thứ tƣ, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ tài sản có, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.
Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển khách hàng và phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử giám sát từ xa.
Thứ sáu, hoàn thiện hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM Trung ương để quản lý và khai thác các khoản vay.
Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của các NH hiện đại, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn. (Lê Thị Mận và Hồng Thị Lan Phương, 2006).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua chương 1, tôi đã tổng kết được những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng và quản lý chất lượng tín dụng…Quản lý chất lượng tín dụng có tác dụng rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, rộng lớn hơn là với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng cho vay quy mô lớn có hiệu quả cũng có nghĩa là nhiều khách hàng được tiếp cận nguồn vốn phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao. Qua đó ngân hàng cũng có khả năng thanh toán lãi cho người gửi tiền. Như vậy, nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới đã rút ra được bài học cho Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng để thực hiện việc đánh giá, quản lý nâng cao chất lượng tín dụng tốt hơn thông qua việc đánh giá thực trạng của ngân hàng, tìm ra nguyên nhân và những hạn chế còn tồn tại tại ngân hàng để có biện pháp khắc phục.
Việc nghiên cứu nắm rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp các ngân hàng có biện pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, phát huy tối đa vai trò đòn bẩy phát triển kinh tế của mình.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU