5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
- Cần xây dựng môi trường pháp lý ổn định, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có ngân hàng hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh và phát triển trong khuôn khổ pháp luật;
- Pháp lý là vấn đề quan trọng, một trong những yếu tố tạo điều kiện để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và đạt chất lượng cao. Do đó để đảm bảo điều kiện cho hoạt động ngân hàng được ổn định thì việc làm đầu tiên là phải tạo lập môi trường pháp lý chặt chẽ, thông thoáng, tạo hành lang an toàn, phù hợp với thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập. Để tạo môi trường pháp lý chặt chẽ, an toàn cho hoạt động ngân hàng, cần phải thực hiện một số vấn đề sau:
+ Việc ban hành các văn bản pháp luật cho hoạt động ngân hàng phải có tính thực thi, phù hợp thực tiễn và xây dựng trên cơ sở tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh trong thực tiễn hoạt động ngân hàng.
+ Văn bản luật và văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng phải được ban hành một cách đồng bộ, đầy đủ và có hướng dẫn thực hiện đảm bảo đi vào thực tiễn hoạt động ngân hàng.
+ Văn bản pháp luật có nhiều cơ quan chức năng cùng phối hợp thực hiện thì phải có quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan trong việc thực thi văn bản, có như vậy sẽ hạn chế được tình trạng chậm trễ và đùng đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng khi thực thi các văn bản pháp luật.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn cho mọi tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo hướng hội nhập và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất tránh chồng chéo;
- Nhà nước cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt là Bộ tài chính cần tăng cường hướng dẫn, giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ hạch toán kế toán. Tránh tình trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin tài chính sai lệch, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhà nước cũng cần tăng cường việc thực hiện chế độ kiểm toán trong các doanh nghiệp, quy định rõ trách nhiệm của các ngành có liên quan như phòng công chứng, cơ quan kiểm toán và các cơ quan định giá tài sản... trong việc định giá tài sản bảo đảm nợ vay, xử lý tài sản bảo đảm.
- Hiện nay việc xử lý tài sản thu hồi vốn cho Ngân hàng là vấn đề rất phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí, sự không thống nhất và không phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Kiến nghị Chính phủ có cơ chế chính sách xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vốn vay ngân hàng cụ thể, thống nhất, nhanh và thuận tiện hơn.
- Nhà nước cần có thái độ dứt khoát trong việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ để lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đẩy nhanh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp này được bố trí lại, năng lực
kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên và khoản vốn vay từ ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn.
- Chính phủ cần thúc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của công ty mua bán nợ VAMC để thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ các ngân hàng thương mại giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng đã kéo dài trong nhiều năm.