Giải pháp

Một phần của tài liệu Nhận định xu hướng phát triển loại hình bao thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế VIB (Trang 61 - 65)

I. Phí baothanh toán

1. Giải pháp

1.1. Cần định hướng việc cung cấp loại hình bao thanh toán quốc tế

Đa số các ngân hàng thương mại hiện nay chỉ mới cung cấp loại hình dịch vụ bao thanh toán nội địa, ví dụ như một số ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng quốc tế (VIB), ngân hàng quân đội (MB), ngân hàng Saccombank chỉ dừng lại ở loại bao thanh toán nội địa, trong khi đó chỉ có một vài ngân hàng cung cấp loại bao thanh toán xuất khẩu như ngân hàng Eximbank, ngân hàng BIDV.

(Nguồn: Trích thông tin từ trang web các ngân hàng trên). Điều này làm hạn chế sự đa dạng về loại hình sản phẩm tài chính đáp ứng cho doanh nghiệp khi họ có nhu cầu được tài trợ về xuất-nhập khẩu. Cho nên, ngân hàng VIB cũng như các ngân hàng khác cần nghiên cứu, khảo sát thị trường để hướng tới việc xây dựng và phát triển thêm loại hình bao thanh toán quốc tế một cách hiệu quả.

1.2. Tập trung nghiên cứu thiết lập quy trình bao thanh toán quốc tế

Trong tương lai, sau khi VIB cũng như các ngân hàng khác triển khai dịch vụ bao thanh toán quốc tế thì việc quan trọng cần làm tiếp theo chính là thiết lập quy trình bao thanh toán quốc tế riêng cho mỗi ngân hàng. Bởi việc không cung cấp một quy trình cụ thể về hướng dẫn thực hiện bao thanh toán quốc tế sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu được quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao dịch. Vì vậy, cần tập trung xây dựng một quy trình bao thanh toán quốc tế hoàn chỉnh, công khai để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với loại bao thanh toán mới này.

Đối với loại hình bao thanh toán quốc tế thì rủi ro chính nằm ở việc thẩm định uy tín tín dụng của các doanh nghiệp nhập khẩu. Vì lẽ đó mà vai trò của các đơn vị ngân hàng đại lý ở nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định ký kết hợp đồng bao thanh toán với bên xuất khẩu trong nước. Vì thế, ngân hàng VIB cũng như các ngân hàng thương mại khác cần nâng cao mối quan hệ với các ngân hàng đại lí ở nước ngoài nhằm có được những thông tin thẩm định đáng tin cậy từ phía nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần thỏa thuận và thống nhất về quy trình, cách thức hồ sơ thẩm định khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng thẩm định của bên đại lí song cũng cần lưu ý không thiết lập quy trình quá rườm rà cũng như gây khó dễ cho các doanh nghiệp.

1.4. Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ ngân hàng

Nhân lực trong những năm gần đây về cơ bản đã đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng về một số nghiệp vụ cơ bản nhưng để xây dựng và phát triển những sản phẩm tài chính đòi hỏi chuyên môn cao thì chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn chưa đáp ứng được. Do đó, các ngân hàng có thể nghiên cứu các giải pháp sau nhằm cải thiện chất lượng đội ngũ nhân viên của mình:

− Xây dựng quy trình tuyển dụng khắt khe, chọn lọc những cá nhân thật sự xuất sắc có trình độ chuyên môn, năng lực tiếp thu và ứng dụng cái mới trong công tác thực hiện nhằm giảm thiểu chi phí đào tạo lại.

− Định kì tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề khuyến khích nhân viên tham gia nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghiệp vụ, cập nhật cái mới.

− Thiết lập mạng lưới đào tạo giữa các ngân hàng nhằm tạo ra một quy trình đào tạo bài bản, thống nhất về kỹ năng nghiệp vụ.

− Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ được tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức về lĩnh vực bao thanh toán ở nước ngoài thông qua các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn.

1.5. Chỉnh sửa khung pháp lý đối với bao thanh toán

Như nhóm đã đề cập ở chương III, mục “Khó khăn gặp phải” đã chỉ rõ cho tới thời điểm hiện tại, pháp luật về bao thanh toán của nước ta còn nhiều khác biệt so với pháp luật của thế giới. Đó là:

− Chỉ gói gọn trọng trong “Quy chế về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”

và “Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán”

− Tồn tại sự bất cập về điều khoản khái niệm về bao thanh toán (điều 2) và nhập nhằng trong quá trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu giữa bên xuất khẩu, đơn vị bao thanh toán và bên nhập khẩu (điều 13, khoản 1, điểm D,Đ).

Vì thế, việc sửa đổi bổ sung của ngân hàng nhà nước đối với một số điều khoản trong khung pháp lý về bao thanh toán nói chung và bao thanh toán quốc tế nói riêng là cần thiết để tạo điều kiện cho VIB và các ngân hàng khác có thể thiết lập một mối quan hệ tài trợ xuất-nhập khẩu cho doanh nghiệp một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

1.6. Chú trọng hơn nữa đến lợi ích của doanh nghiệp trong loại hình bao thanh toán quốc tế

Hiện nay mức phí mà doanh nghiệp phải trả cho VIB cũng như các đơn vị bao thanh toán vẫn khá cao, điều này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nhưng đây vô tình là rào cản cho doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ bao thanh toán quốc tế, nhất là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang có nhu cầu tài trợ vốn.

Ngoài ra, việc quy định mức phí tối đa bằng hai chữ “thỏa thuận” cũng là một lỗ hổng để các nhân viên ngân hàng trục lợi cho riêng mình. Cũng vì có quy định như trên mà các nhân viên ngân hàng có thể mặc sức yêu cầu những khoản phí mà không có bất cứ một sự ràng buộc nào về giới hạn tối đa.

Do đó, nhóm thiết nghĩ rằng, VIB cũng như các ngân hàng khác cần nghiên cứu, sửa đổi quy định trên theo hướng quy định rõ giới hạn tối đa về khoản phí dịch vụ để giảm bớt rào cản cho doanh nghiệp khi tiếp cận với loại hình bao thanh toán quốc tế, đồng thời cũng là để nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng, tránh tình trạng để cho các nhân viên ngân hàng có thể trục lợi từ các quy định thiếu hợp lí trên.

Điều này thật sự đóng vai trò quyết định loại hình bao thanh toán quốc tế có được nhiều doanh nghiệp biết đến hay không. Không những vậy, một công tác marketing tốt chắc chắn sẽ giảm bớt rất nhiều chi phí cho ngân hàng trong việc tiếp thị sản phẩm của mình. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm thiết nghĩ VIB cũng như các ngân hàng thương mại khác có thể xem xét các giải pháp sau nhằm đưa loại hình bao thanh toán quốc tế đến gần với doanh nghiệp hơn. Đó là:

− Tận dụng các kênh truyền thông hiệu quả như: internet, mạng xã hội, vô tuyến và thiết bị di động.

− Gửi thư cho khách hàng đính kèm nội dung của sản phẩm được trình bày đơn giản, dễ hiểu và nêu rõ được lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ.

− Tư vấn trực tiếp cho khách hàng.

− Tổ chức hội thảo về nhu cầu của doanh nghiệp liên hệ với sản phẩm bao thanh toán, đồng thời thiết lập mối quan hệ nhằm tạo cơ sở thông tin cho xây dưng sản phẩm trong tương lai.

Đặc biệt, chúng ta có thể dễ dàng nhân ra rằng, không chỉ riêng gì ngân hàng VIB mà trong các banner quảng cáo của các ngân hàng khác vẫn đơn thuần là những vấn đề liên quan đến lãi suất, tiền gửi, cho vay. Trong khi đó, những hoạt động dịch vụ khác hứa hẹn nhiều tiềm năng như bao thanh toán quốc tế thì lại không hề được các ngân hàng đề cập.

Đó cũng là điểm khó khăn cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp thường phải truy cập vào trang web của các ngân hàng thì mới biết được là các ngân hàng có triển khai loại hình bao thanh toán hay không. Đây cũng chính là điều mà nhóm nghĩ các ngân hàng cần phát triển công tác marketing của mình theo hướng phổ biến thông tin đến khách hàng nhiều nhất có thể.

Một phần của tài liệu Nhận định xu hướng phát triển loại hình bao thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế VIB (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w