Thông tin còn chưa minh bạch

Một phần của tài liệu Nhận định xu hướng phát triển loại hình bao thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế VIB (Trang 57 - 58)

I. Phí baothanh toán

1. Vốn tín dụng và lãi suất ngân hàng 90

2.2. Thông tin còn chưa minh bạch

Bản thân doanh nghiệp cũng muốn che giấu thông tin

Chúng ta biết rằng bao thanh toán không chỉ được thực hiện với mục đích tài trợ thương mại mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo như quản lí sổ cái bán hàng…

Chính điều này đã tạo ra rào cản ngăn trở đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với nhà xuất khẩu. Bởi vì tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn không muốn công khai hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như không muốn ai can thiệp vào hoạt động kinh doanh do sợ lộ bí mật kinh doanh hay đơn giản là không muốn công khai doanh thu của mình. Đây cũng là một điều khó khăn cho các đơn vị bao thanh toán khi tiếp thị sản phẩm với khách hàng.

Nguồn cung cấp thông tin cho các đơn vị bao thanh toán còn yếu và thiếu

Hiện nay, không chỉ nghiệp vụ bao thanh toán mà hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng khác đều hoạt động trong mội trường thiếu hụt thông tin. Mặc dù nguồn cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà Nước vẫn là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. Trong những năm vừa qua, mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vì mang đặc thù là trung tâm dữ liệu thông tin của Ngân hàng Nhà nước nên những nguồn thông tin mà CIC cung cấp vẫn còn mang nặng tư tưởng “chính trị”.

Hình 10: Khác biệt giữa sự tăng trưởng số liệu với việc cung cấp thông tin của trung tâm CIC.

(Nguồn: Trích số liệu từ “Tổng quan về CIC” theo www.cicb.vn)

Rõ ràng, sự chênh lệch giữa mức tăng trưởng về kho dữ liệu với mức độ cung cấp thông tin của CIC đã nói lên phần nào sự hạn chế về số lượng thông tin CIC cung cấp cho thị trường tài chính của nước ta. Đối với hình thức bao thanh toán, sự hạn chế này sẽ là yếu tố quan trọng ngăn không cho loại hình bao thanh toán quốc tế phát triển.

Thấu hiểu được vấn đề trên mà trong một công bố vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, dự án trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sắp đi vào hoạt động.

chính Quốc tế (IFC) - một thành viên của Ngân hàng Thế giới. Được các ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Techcombank, VIB, DongA Bank, VPBank, ABBank và SCB góp vốn…”

(Nguồn: http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2012/05/trung-tam-thong-tin-

tin-dung-tu-nhan-dau-tien-sap-hoat-dong/)

Hy vọng rằng, với những nỗ lực trên thì thị trường thông tin tín dụng của nước ta sẽ dần minh bạch và dân chủ hơn để tạo đà cho các nghiệp vụ tài chính có thể phát triển mạnh mẽ hơn, trong đó có loại hình bao thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhận định xu hướng phát triển loại hình bao thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quốc tế VIB (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w