I. Phí baothanh toán
1. Về hoạt động baothanh toán tại Việt Nam
Chúng ta biết rằng, việc chỉ mới đưa “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” đi vào hoạt động vào ngày 06 tháng 09 năm 2004 cũng đã nói lên phần nào về sự non trẻ của thị trường bao thanh toán tại nước ta.
Sau đây, nhóm xin giới thiệu bảng thống kê thị phần hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng thương mại nước ta đang triển khai hoạt động bao thanh toán:
Bảng 8: Thị phần lợi nhuận hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng thương mại năm 2011.
Đơn vị tính: triệu đồng
Lợi nhuận Thị phần
Ngân hàng Á châu 202,43 6,50%
Ngân hàng ngoại thương 389,42 12,50%
Ngân hàng VIB 270,95 8,70%
Ngân hàng Sacombank 216,02 6,93%
Ngân hàng Techcombank 198,51 6,37%
Ngân hàng Agribank 170,2 5,46%
Ngân hàng Eximbank 250,41 8,04%
Ngân hàng Vietinbank 243,59 7,82%
Ngân hàng BIDV 213,06 6,84%
Ngân hàng Đông Á 171,65 5,51%
Ngân hàng Phương Đông 229,47 7,36%
Ngân hàng Phương Nam 196,56 6,31%
Ngân hàng Quân Đội 184,86 5,93%
Ngân hàng SCB 178,61 5,73%
Tổng 3115,74 100,00%
Rõ ràng, qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng không nhiều sự chênh lệch thật sự lớn ở phân khúc thị phần lợi nhuận hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng thương mại. Điều này nói lên hoạt động bao thanh toán của các ngân hàng vẫn còn khá mới mẻ và thực tế trong chiến lược kinh doanh cụ thể của mình được đề cập trong báo cáo thường niên, các ngân hàng trên cũng chưa xây dựng cho mình một chiến lược dài hơi để phát triển loại hình dịch vụ bao thanh toán trong những năm sắp tới.
Đây chính là một trong những lí do vì sao loại hình bao thanh toán của nước ta mặc dù đã được triển khai từ năm 2004 nhưng vẫn phát triển không tương xứng với tiềm lực vốn có.
Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng trong số các ngân hàng có lợi nhuận thu về từ hoạt động bao thanh toán thì VIB chính là đơn vị thu được lợi nhuận cao thứ hai (chỉ xếp sau ngân hàng ngoại thương). Điều này thật sự là một lợi thế cho VIB trong việc thu hút hơn nữa số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng bao thanh toán bởi những lợi ích mà VIB mang lại cho doanh nghiệp ở những phần trên mà nhóm vừa trình bày.
Bên cạnh đó, số lượng các đơn vị thực hiện bao thanh toán của nước ta trực thuộc tổ chức tổ chức bao thanh toán quốc tế Factors Chain International (gọi tắt là FCI) cũng giải thích phần nào về doanh số thực hiện còn rất khiêm tốn của loại hình dịch vụ bao thanh toán.
Bảng 9: Doanh số hoạt động bao thanh toán của các thành viên thuộc FCI của nước ta năm 2011.
Đơn vị tính: triệu EUR
Số lượng thành
viên thuộc FCI thành viênQuốc gia thanh toán nội địaDoanh số bao thanh toán quốc tếDoanh số bao Tổng cộng
… … … …
7 Việt Nam 42 25 67
… … … …
(Nguồn: Trích “Doanh thu hoạt động bao thanh toán của các nước năm 2011”
http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf). Rõ ràng, với vỏn vẹn chỉ có 7 thành viên thuộc tổ chức bao thanh toán quốc tế Factors Chain International (gọi tắt là FCI) thì số lượng đơn vị bao thanh toán của nước
ta có cơ hội tham gia các diễn đàn do FCI tổ chức cũng như học tập thêm kinh nghiệm từ các thành viên khác trong FCI có thế mạnh trong khâu cung cấp dịch vụ bao thanh toán cũng rất hạn chế. Đó là lí do vì sao nhóm cho rằng con số 67 triệu EUR thật sự vẫn chưa nói hết được tiềm năng phát triển của loại hình tài trợ thương mại này. Trong tương lai, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới thì số lượng các đơn vị bao thanh toán trở thành là thành viên của FCI chắc chắn sẽ tăng lên bởi không ai muốn tự loại mình ra khỏi sự phát triển của nền kinh tế hiện đại vốn phát triển rất nhanh như ngày nay.
Không những thế, sự chênh lệch về doanh số bao thanh toán nội địa so với bao thanh toán quốc tế (xấp xỉ gần 50%) cũng đã nói lên phần nào về tiềm năng phát triển cho loại hình bao thanh toán quốc tế của nước ta trong tương lai. Đây cũng chính là một trong những lý do vì sao ở những phần tiếp theo nhóm sẽ đưa ra nhưng giải pháp để phát triển loại hình bao thanh toán này.
Ngoài ra, cũng cần đánh giá thêm rằng, kể từ khi bao thanh toán được chính thức đi vào hoạt động ở nước ta thì nền kinh tế đã chứng kiến được sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu mà hoạt động bao thanh toán đóng góp vào GDP của cả nước.
Hình 4: Biểu đồ doanh số tăng trưởng hoạt động bao thanh toán của nước ta trong 7 năm qua.
(Nguồn: Trích “Tổng doanh thu hoạt động bao thanh toán các nước trong bảy năm qua”
http://www.fci.nl/images/public_2011_fci_factoring_statistics_new.pdf). Dựa vào biểu đồ trên, ta có thể dễ dàng nhận ra sự tăng trưởng rất đáng chú ý của doanh số thị trường bao thanh toán mang lại. Nếu như trong giai đoạn từ năm 2004- 2005, khi mà bao thanh toán chỉ mới được đưa vào sử dụng với doanh thu đạt được rất ít ỏi là ở mức 2 triệu EUR thì từ năm 2007-2009 đã chứng kiện sự chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bao thanh toán. Mặc dù doanh thu năm 2010 sụt giảm khá nhiều so với năm 2009 do nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu thì ngay sau đó, năm 2011 doanh thu bao thanh toán đã nhích nhẹ lên 67 triệu EUR do hoạt động của nền kinh tế dần khắc phục được những khó khăn nội tại.
Trong năm 2012 và những năm sắp tới, với chiến lược phát triển thành một nước cơ bản có nền kinh tế công nghiệp hóa thì khả năng loại hình bao thanh toán vẫn còn phát triển mạnh là hoàn toàn có khả năng.
Phần tiếp theo, nhóm xin đưa ra một số so sánh về thực trạng bao thanh toán của nước ta với một số nước khác trên thế giới nhằm làm rõ vị thế của nước ta đối với loại hình dịch vụ còn rất mới mẻ này.