II. Các khoản đầu tư
2. Ký chấp nhận thông báo chuyển nhượng khoản
thu (đã được bên mua đông
1.Tiếp nhận và thẩm tra chứng từ bao thanh toán chứng từ bao thanh toán
2.Ký chấp nhận thông báo chuyển nhượng khoản chuyển nhượng khoản ph ải thu
Chấp nhận thông báo chuyển nhượng khoản phải thu và cam kết thanh toán đúng hạn cho VIB
(Nguồn: Sưu tầm trong quá trình thu thập thông tin tại ngân hàng VIB). Qua ba sơ đồ mà nhóm vừa đưa ra ở trên, ta dễ dàng nhận ra được điểm chung là cả ba quy trình này đều là quy trình thực hiện bao thanh toán nội địa. Về nguyên tắc, cả ba quy trình đều tuân thủ theo chuẩn quy trình mẫu được quy định ở điều 13 trong quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” và khoản 6, điều 1 trong quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” mà nhóm đã trình bày ở chương I.
Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh rằng: trong ba quy trình trên thì duy nhất chỉ có VIB là đã chủ trương cung cấp một quy trình chi tiết về việc thực hiện bao thanh toán nội địa. Trong khi đó, Agribank và Eximbank chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp một quy trình khá chung chung, đặc biệt là quy trình bao thanh toán nội địa của Agribank gần như là sự sao chép từ quy trình mẫu trong “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng”. Chúng ta đều biết rằng, một quy trình cụ thể sẽ cho doanh nghiệp nắm bắt chính xác quyền cũng như nghĩa vụ của các bên khi thực hiện bổn phận của mình. Việc VIB đã cố gắng đưa ra một quy trình rõ ràng và cụ thể được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp đến với nghiệp vụ bao thanh toán của ngân hàng.