II. Các khoản đầu tư
6. Rủi ro của hoạt động baothanh toán
6.2.3. Rủi ro do người mua gây nên
− Do năng lực tài chính
Trong bao thanh toán, trách nhiệm trả nợ thuộc về người mua. Vì thế, rủi ro do người mua mất khả năng thanh toán chính là rủi ro cao nhất có thể xảy ra thi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán.
Nếu đơn vị bao thanh toán không đánh giá đúng chất lượng của khoản phải thu thì việc không thu hồi được nợ và chịu tổn thất là điều hoàn toàn có khả năng (đặc biệt là trong bao thanh toán miễn truy đòi).
Chính vì thế, đơn vị bao thanh toán cần đặc biệt chú trọng trong khâu thẩm định uy tín tín dụng của người mua (như thẩm định tình hình tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, quá trình sản xuất kinh doanh) cũng như chất lượng thu hồi của khoản phải thu (như thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm, thị trường đầu ra cho sản phẩm, nhu cầu của sản phẩm trong tương lai, thời gian thu hồi được nợ, v.v…).
− Do thiếu đạo đức kinh doanh
Đặc biệt, trong phương thức bao thanh toán quốc tế thì một rủi ro rất lớn chính là từ đạo đức kinh doanh của người mua (nhà nhập khẩu). Bởi những lí do như khác nhau về vị trí địa lý, luật pháp, tập quán kinh doanh mà việc tiếp cận cũng như thẩm định nhà nhập khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Khi đó, nếu nhà nhập khẩu có những hành vi như cố tình lừa đảo, chiếm đoạt hàng mua bất hợp pháp, trốn tránh hoặc trì hoãn nghĩa vụ trả nợ cũng là một rào cản rất lớn cho sự phát triển của loại hình bao thanh toán quốc tế so với loại hình bao thanh toán trong nước.
Chính vì thế, các đơn vị bao thanh toán thường nhờ đến đơn vị đại lý ở nước của nhà nhập khẩu nhằm hỗ trợ trong việc đánh giá tín dụng cũng như tiếp cận với nhà nhập khẩu. Cho nên, việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị đại lý ở nước ngoài nhằm
giảm thiểu rủi ro khi tiến hành hoạt động bao thanh toán quốc tế là điều mà các đơn vị bao thanh toán nhất thiết phải chú trọng.
Tóm lại, qua quá trình nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng với tính năng là một công cụ tài trợ cho người bán trong hoạt động thương mại, bao thanh toán đã đem lại cho người bán, cũng như đơn vị bao thanh toán những lợi ích nhất định nhưng cũng mang theo nhiều rủi ro.
Phần tiếp theo nhóm sẽ trình bày thực trạng hoạt động bao thanh toán tại ngân hàng VIB và một số ngân hàng thương mại khác để nắm rõ hơn những vấn đề quy trình thực hiện, biểu phí bao thanh toán cũng như những kết quả mà ngân hàng thu được từ hoạt động bao thanh toán.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN DIỄN RA TẠI VIB VÀ MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC RA TẠI VIB VÀ MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI KHÁC
Sau quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin cũng như được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Thanh Nam, nhóm đã quyết định chọn thêm hai ngân hàng là Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) và Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) để làm công cụ so sánh về hoạt động bao thanh toán với Ngân Hàng Quốc Tế (VIB) minh họa cho phần này.
Sở dĩ, nhóm chọn hai ngân hàng này làm công cụ để so sánh với ngân hàng VIB bởi trong suốt quá trình thu thập thông tin thực tế cũng như tìm kiếm các dữ liệu trên Internet, nhóm đã tìm được những số liệu cần thiết cho việc so sánh với ngân hàng VIB về tình hình doanh thu, quy trình thực hiện cũng như biểu phí bao thanh toán để làm cơ sở cho việc so sánh.
Trước tiên, nhóm xin giới thiệu về tình hình hoạt động bao thanh toán của ba ngân hàng trên.