Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học cấp thpt ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cao bằng (Trang 46 - 107)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Các yếu tố khách quan

- Chính sách về chủ trương đổi mới hoạt động dạy học

Nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng một cách cụ thể về đổi mới hoạt động dạy học; các văn bản chỉ thị của ngành Giáo dục và Đào tạo đã được các cấp quản lý cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện, chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDTX hiện nay.

- Điều kiện dạy học thực tế của Trung tâm GDTX

Đổi mới hoạt động dạy học gắn liền với những yêu cầu về CSVC, TBDH, về thư viện, về phương tiện kỹ thuật hiện đại, thuận tiện cho việc hoạt động độc lập hoặc theo nhóm của học viên. Vì vậy, Giám đốc cần có kế hoạch xây dựng CSVC, TBDH, có biện pháp huy động nhiều lực lượng hỗ trợ kinh phí để trang bị đồng bộ, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá hệ thống CSVC, TBDH theo hướng đổi mới hoạt động dạy học.

- Gia đình, cộng đồng và xã hội

Học viên không thể có phương pháp học tốt nếu gia đình không tạo điều kiện, không có phương pháp để khuyến khích, giúp đỡ học viên học tập. Truyền thống văn

hoá, môi trường đạo đức chung của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, mỗi cộng đồng gần gũi với học viên có thể trở thành tác nhân thúc đẩy hoặc kìm hãm động cơ, thái độ, phương pháp học tập của học viên. Vì vậy tăng cường vai trò của gia đình, của cộng đồng xã hội trong việc tạo điều kiện, hướng dẫn học viên tự học là vô cùng cần thiết.

Trong quá trình quản lý hoạt động dạy học, thì các yếu tố chủ quan được xem là nội lực, còn các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo quy luật của sự phát triển, thì ngoại lực dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy còn nội lực mới là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu những cơ sở lý luận để làm tiền đề cho đề tài gồm các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học của giám đốc Trung tâm GDTX, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trong các Trung tâm GDTX đã giúp tôi hiểu có những nhận xét cơ bản sau:

- Quản lý là một hoạt động xã hội đặc thù, là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.

- Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận hợp thành của quản lý giáo dục tổng thể, là tiền đề cho việc đạt hiệu quả dạy học và hiệu quả giáo dục.

- Để nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học trong Trung tâm giáo dục thường xuyên cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa mục đích dạy học với các chức năng quản lý hoạt động dạy học.

- Quản lý hoạt động dạy học trong các Trung tâm GDTX là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên. Qua phân tích cơ sở lý luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề; những khái niệm liên quan đến đề tài về quản lý hoạt động dạy học, cho thấy đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên nhiệm vụ quan trọng nhất là dạy học và quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ quan trọng nhất của Giám đốc Trung tâm GDTX. Quản lý hoạt động dạy học cấp THPT trong Trung tâm GDTX là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển kiểm tra đánh giá các hoạt động của giáo viên dạy học chương trình GDTX cấp THPT, thông qua việc quản lý hoạt động dạy học của giáo viên để quản lý hoạt động học tập của học viên. Vì thế, giám đốc Trung tâm GDTX vừa phải là nhà quản lý vừa phải là nhà nghệ thuật. Muốn nâng cao chất lượng dạy học cấp THPT trong Trung tâm GDTX thì phải quản lý tốt các mặt cụ thể sau:

- Xây dựng hệ thống văn bản quản lý hoạt động dạy học của giáo viên; - Xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học viên; - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy theo hướng xã hội hóa; - Kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

Những cơ sở lý luận đã nêu ở trên chính là cơ sở để kiểm nghiệm việc thực hiện việc quản lý hoạt động dạy học trong Trung tâm GDTX, dựa trên việc phân tích thực trạng, đánh giá nguyên nhân, đề xuất những giải pháp đúng đắn cho việc quản lý hoạt động dạy học cấp THPT trong Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG 2.1. Phát triển GDTX của tỉnh Cao Bằng trong thời kỳ đổi mới

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dài 330,025km; diện tích đất tự nhiên 6.690,72km2, là cao nguyên núi đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m so với mặt nước biển, rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Dân số toàn tỉnh hơn 51 vạn người, mật độ dân số khoảng 76 người/km2, dân tộc thiểu số chiếm hơn 95% dân số cả tỉnh. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 01 Thành Phố và 12 huyện; 199 xã, phường, thị trấn (có 9 huyện huyện biên giới trong đó có 6 huyện Hạ Lang, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An thuộc huyện đặc biệt khó khăn theo Nghị Quyết 30a của Chính Phủ).

So với các tỉnh, thành phố trong cả nước, Cao Bằng vẫn là tỉnh chậm phát triển về kinh tế. Toàn tỉnh có 6 huyện nghèo trong danh sách 61 huyện nghèo của cả nước. Cơ cấu kinh tế chủ yếu của tỉnh là nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng...

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị luôn được đảm bảo, giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng từng bước phát triển vững chắc và đạt được những thành tựu đáng kể về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, đa dạng loại hình, với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo.

2.1.2. Vài nét về phát triển GDTX tỉnh Cao Bằng

- Trong những năm qua, giáo dục thường xuyên tỉnh Cao Bằng (bao gồm Trung tâm GDTX và Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở thực hiện công tác GDTX tại huyện và xã/ phường/ thị trấn) từng bước phát triển cả về quy mô và chất lượng

nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục - đào tạo và nhu cầu học tập thường xuyên và liên tục của nhân dân, đồng bào các dân tộc.

Để góp phần thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, cải thiện đời sống dân sinh, thực hiện dân quyền, ổn định và nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường dân cư, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân có thể học tập suốt đời, hướng tới một xã hội học tập, hệ thống các cơ sở giáo dục thường xuyên được hình thành từng bước phát triển với nhiều loại hình và linh hoạt trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ.

- Về quy mô: Hiện nay toàn tỉnh Cao Bằng có 14 Trung tâm GDTX trong đó: 01 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, 13 Trung tâm GDTX cấp huyện/ thành phố; có 100% xã, phường và thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng (199 TTHTCĐ/199 xã, phường, thị trấn).

- Về tổ chức mạng lưới: Mạng lưới cơ sở GDTX tiếp tục được duy trì, mở rộng, từng bước được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đến nay mới đầu tư được 8 TTGDTX có cơ sở vật chất độc lập (TTGDTX Tỉnh, TTGDTX Thành Phố, Trung tâm GDTX các huyện: Quảng Uyên, Hạ Lang, Trùng Khánh, Hoà An, Bảo Lâm, Phục Hoà). Trung tâm học tập cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, mới chỉ có 01 Trung tâm học tập cộng đồng (Phúc Sen - Quảng Uyên) được xây dựng trụ sở độc lập.

- Thực hiện các Chương trình Giáo dục thường xuyên: Chương trình Xoá mù chữ, Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được tổ chức đã góp phần củng cố và nâng cao thành quả Phổ cập giáo dục tiểu học đã đạt được (năm 1999) của toàn tỉnh; Thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS, đối tượng huy động tham gia theo học hầu hết là phục vụ mục tiêu duy trì công tác phổ cập THCS, tỉnh Cao Bằng được công nhận phổ cập THCS năm 2008; Thực hiện chương trình GDTX Cấp THPT và chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm cho học viên các cấp Trung cấp chuyên nghiệp, Đại học - Cao đẳng được thực hiện thông qua sự phối hợp và liên kết với các Trường Đại học - Cao Đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp trong cả nước, với các hình thức đa dạng, ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Như vậy, giáo dục không chính quy đang từng bước gắn với yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân, đồng bào các dân tộc, với các hình thức linh hoạt phù hợp với từng đối tượng của địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng tỉnh Cao Bằng

* Một số nét về hoạt động dạy học cấp THPT ở Trung tâm GDTX trong giai đoạn từ năm 2011- 2014:

- Các trung tâm GDTX tổ chức hoạt động theo Quyết định số: 01/2007/QĐ- BGDĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ giáo dục Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong đó, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình GDTX cấp THPT. Khung phân phối chương trình GDTX cấp THPT được ban hành kèm theo Quyết định số: 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 7/11/2006 Quyết định ban hành chương trình GDTX cấp THPT (trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, ban hành theo QĐ 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006), gồm 7 môn học cơ bản (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) và 3 môn học khuyến khích (Tiếng anh, Tin học, Giáo dục công dân). - Các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đều tổ chức thực hiện chương trình GDTX cấp THPT cho các đối tượng:

+ Học viên trong độ tuổi phổ thông (những học viên không đủ điều kiện vào học ở trường THPT);

+ Học viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các lực lượng vũ trang.

- Quy mô và trình độ đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

Bảng 2.1. Đội ngũ Cán bộ quản lý giai đoạn 2010 - 2014 STT Năm học Tổng số Trình độ Nữ Dân tộc Chƣa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn TS dân tộc Nữ 01 2010-2011 20 1 16 3 8 17 6 02 2011-2012 23 1 19 3 9 21 7 03 2012-2013 29 1 25 3 10 23 8 04 2013-2014 29 0 26 3 11 26 6

+ Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.2. Đội ngũ giáo viên giai đoạn 2010 - 2014

STT Năm học Tổng số Trong tổng số Nữ Dân tộc Hợp đồng Biên chế Tổng số dân tộc Nữ Tổng biên chế Trình độ CM GV cơ hữu Đạt chuẩn Trên chuẩn 01 2010-2011 184 36 148 144 4 124 158 112 02 2011-2012 179 21 158 154 4 129 155 105 03 2012-2013 157 10 147 144 3 110 131 102 04 2013-2014 151 10 141 138 3 103 137 98

(Nguồn: Tổng hợp từ Sở GD&ĐT Cao Bằng)

+ Nhân viên:

Bảng 2.3. Đội ngũ Nhân viên giai đoạn 2010 - 2014

STT Năm học Tổng số Trong tổng số Nữ Dân tộc Hợp đồng Biên chế Tổng số dân tộc Nữ Tổng biên chế Trình độ đạt chuẩn Chƣa đạt chuẩn 01 2010-2011 33 3 30 27 3 21 31 20 02 2011-2012 33 3 30 27 3 21 31 20 03 2012-2013 33 3 30 27 3 21 31 20 04 2013 -2014 41 5 36 33 3 27 41 27

- Đánh giá chung về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên đến năm học 2013 - 2014: 100% CBQL, GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. Hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý đã tham gia học tập các lớp quản lý giáo dục do ngành giáo dục tổ chức bởi vậy cũng đã nắm được cơ sở lý luận về quản lý dạy học và lý luận về quản lý giáo dục. Tuy nhiên số năm công tác quản lý chưa nhiều nên kinh nghiệm thực tiễn còn có những yếu điểm hạn chế nhất định trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động giáo dục của đơn vị. Đối với đội ngũ giáo viên, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, song năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng có những điểm mạnh và những hạn chế sau:

* Điểm mạnh

+ Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên có phẩm chất tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình yêu nghề, đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như trong các hoạt động khác.

+ Đội ngũ CBQL, GV đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo, có kiến thức, phương pháp giảng dạy tốt; tích cực học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo các hoạt động nhận thức của học viên.

* Hạn chế

+ Đội ngũ CBQL vẫn có đồng chí chưa năng động, linh hoạt trong hoạt động quản lý, đôi khi xử lý giải quyết công việc thiếu cương quyết dẫn đến chưa chất lượng hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học cấp THPT trong Trung tâm GDTX.

+ Đa số giáo viên dạy chương trình GDTX cấp THPT tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, năng lực hoạt động giáo dục học viên nên cũng là điểm hạn chế trong tạo nguồn giáo viên cốt cán để bố trí làm tổ trưởng chuyên môn và các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác.

+ Còn có giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, ngại đổi mới PPDH, chưa chịu khó tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, ngại đọc tài liệu tham khảo, sách, tạp

chí nên năng lực dạy học còn hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng dạy học cấp THPT trong các Trung tâm GDTX.

- Học viên cấp THPT trong các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 – 2014:

Bảng 2.4. Học viên GDTX cấp THPT giai đoạn 2010 - 2014

STT Năm học Tổng số học viên Nữ Dân tộc TS Nữ 01 2010 – 2011 5075 2030 4568 1827 02 2011 – 2012 2686 1048 2608 998 03 2012 – 2013 2426 806 2328 797 04 2013 – 2014 1691 552 1668 548

Đánh giá chung về học viên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên đến năm học 2013 – 2014:

+ Học viên trong TTGDTX đa dạng và phong phú về độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, mục đích và động cơ học tập, …;

+ Mặt bằng về kiến thức đầu vào tham gia học chương trình GDTX cấp THPT

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học cấp thpt ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cao bằng (Trang 46 - 107)