8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy theo hướng xã hội hóa
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng mỗi Trung tâm giáo dục thường xuyên có hệ thống cơ sở vật chất bao gồm hạ tầng kỹ thuật trường học và phương tiện dạy học tối thiểu (thiết bị dùng chung và thiết bị dạy học). Bởi vì, thiết bị dạy học là một bộ phận cấu thành trong quá trình sư phạm tổng thể, là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện đổi mới đồng bộ trong giáo dục cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, đảm bảo chất lượng dạy học. Sự thành công trong dạy học và giáo dục không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mà còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học viên, gắn liền với những hình ảnh vật dụng cụ thể để hình thành những tư duy đúng đắn nhằm hình thành ở học viên kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là yêu cầu tất yếu trong giáo dục bởi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học, thiết bị dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học và phương pháp dạy học, đồng
thời thiết bị dạy học có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức dạy học đối với từng đơn vị kiến thức trong quá trình dạy học. Thực tiễn cho thấy cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chỉ phát huy được tác dụng trong dạy học khi được QL, sử dụng một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ. Do đó đi đôi với việc đầu tư bổ sung về cơ sở vật chất thiết bị dạy học, điều quan trọng là phải chú trọng đến quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
- Thiết bị dạy học là yếu tố hết sức cần thiết trong quá trình dạy học của giáo viên, nhất là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Đối với các Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay, việc trang bị thiết bị dạy học còn thiếu nhiều, muốn thực hiện thành công kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá của Trung tâm, giám đốc Trung tâm cần có kế hoạch cụ thể tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước cung cấp, giám đốc cần biết tận dụng các cơ hội để khai thác nguồn kinh phí theo phương thức xã hội hoá, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài xã hội hỗ trợ cho các hoạt động tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học của Trung tâm. Trong sử dụng nguồn kinh phí để tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất , cần lựa chọn ưu tiên và đầu tư có trọng điểm cho từng giai đoạn một cách hợp lý, tránh dàn trải tốn kém, đặc biệt là trang bị các phương tiện hiện đại dùng chung;
- Chủ động, tích cực tham mưu đối với ngành, địa phương, khai thác các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ tốt hơn theo yêu cầu đổi mới;
- Cùng với việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cần phải tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo, xây dựng nền nếp của các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học sao cho có hiệu quả, tránh lãng phí;
- Tổ chức xây dựng, thực hiện kiểm tra thường xuyên các hoạt động: chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học trong mọi giờ lên lớp;
- Quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên Trung tâm tham gia nghiên cứu học tập, thực hành để cập nhật, tiếp cận phương tiện hiện đại, giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương tiện đó cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá;
3.2.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp
* Làm tốt công tác tham mưu với cơ quan chủ quản (Sở Giáo dục và Đào tạo), cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học trong Trung tâm GDTX.
+ Giám đốc Trung tâm GDTX làm văn bản đề xuất xin đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động dạy học giáo dục của Trung tâm theo chức năng nhiệm vụ quy định gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp Ủy, chính quyền địa phương.
+ Khi gửi văn bản đề xuất xin đầu tư xây dựng CSVC, TBDH cần gửi đầy đủ các văn bản, Quyết định của của nhà nước, của ngành quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức hoạt động dạy học của Trung tâm…để cho lãnh đạo địa phương nghiên cứu và có căn cứ mời các phòng, ban liên quan họp thống nhất (Kế hoạch đầu tư của huyện, phòng Tài chính huyện, phòng tài nguyên môi trường, ….) trình cấp Ủy, chính quyền địa phương xin chủ trương cho phép xây dựng Trung tâm GDTX.
+ Sau khi địa phương có nghị quyết về việc đầu tư xây dựng CSVC cho TTGDTX, Giám đốc Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu các cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương quy hoạch diện tích, quy hoạch khuôn viên Trung tâm, các điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị (tổng diện tích khuôn viên, số phòng học, phòng chức năng, ….). Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Các số liệu trong kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm GDTX do Giám đốc tham mưu phải đầy đủ, chính xác phù hợp với hoạt động của Trung tâm. Bởi vì, các thông số đó là cơ sở cho các nhà thiết kế công trình cân đối để có kế hoạch triển khai xây dựng.
* Nêu cao vai trò và sự quyết tâm của Giám đốc trong việc kêu gọi các tổ chức nghiệp, các nhà hảo tâm ngoài nhà trường ủng hộ kinh phí và hiện vật để bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học trong Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm phải năng động, linh hoạt trong việc tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục, cụ thể dùng uy tín cá nhân tạo lập mối quan hệ mật thiết với các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh để huy động các nguồn lực tự nguyện ủng hộ để phục vụ cho HĐDH ở Trung tâm giáo dục thường xuyên. Để làm được điều này, Giám đốc chủ động tìm đến các tổ chức, doanh nghiệp đặt vấn đề kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ trước những khó khăn thực tại của Trung tâm đang nỗ lực tháo gỡ.
* Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức, xây dựng nền nếp của các hoạt động khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả, tránh lãng phí;
- Việc sử dụng thiết bị dạy học có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng. Do vậy, để sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học giám đốc Trung tâm có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tập huấn bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và kỹ năng cho giáo viên, làm rõ cho giáo viên và học viên thấy rõ mối quan hệ giữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học với các thành tố khác của quá trình dạy học. Vì thiết bị dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Thiết bị dạy học không chỉ minh hoạ hoặc trực quan hoá các nội dung dạy học, mà còn chứa đựng nội dung dạy học. Đặc biệt, thiết bị dạy học có mối quan hệ khăng khít với phương pháp dạy học. Mặt khác, nội dung, phương pháp dạy học không những chỉ được xác định dựa vào mục tiêu giáo dục mà còn được xác định dựa vào thực tế thiết bị dạy học hiện có của Trung tâm có thể có. Như vậy, thiết bị dạy học vừa mang tính độc lập, vừa phụ thuộc và tác động lẫn nhau với các thành tố của quá trình dạy học.
- Chỉ đạo viên chức làm công tác thiết bị dạy học xây dựng kế hoạch hoạt động về sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các thiết bị dạy học dùng chung. Xây dựng nội quy, bản hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị máy móc, dụng cụ và phải được phổ biến cụ thể, thường xuyên đối với giáo viên và học viên khi mượn thiết bị sử dụng.
- Viên chức làm công tác thiết bị cùng với các tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn tiến hành kiểm kê thiết bị sau cuối mỗi học kỳ hoặc khi có sự cố bất thường xảy ra,
hoặc khi có sự thay đổi cán bộ quản lý, đồng thời phải lập sổ lưu giữ kết quả kiểm kê thiết bị dạy học.
- Tổ chức xây dựng, thực hiện kiểm tra thường xuyên các hoạt động: chuẩn bị và sử dụng thiết bị dạy học trong mọi giờ lên lớp;
Chỉ đạo tổ bộ môn tăng cường QL, khai thác và sử dụng thiết bị dạy học thông qua việc xây dựng quy định, kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn đối với giáo viên. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học, chia sẻ kinh nghiệm về tự làm đồ dùng thiết bị dạy học bằng những nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền.
- Quan tâm bồi dưỡng và tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên Trung tâm tham gia nghiên cứu học tập, thực hành để cập nhật, tiếp cận phương tiện hiện đại, giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương tiện đó cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá;
Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về thiết bị dạy học qua việc tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước; tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, hội thảo, các lớp bồi dưỡng CBQL tập trung; tham quan học tập các Trung tâm có CSVC và phương pháp quản lý, khai thác sử dụng thiết bị hiệu quả. Tập trung khai thác công nghệ thông tin, sử dụng các TBDH, xây dựng giáo án điện tử phục vụ hiệu quả cho việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá.
3.2.4.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện biện pháp
- Việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được tiến hành thường xuyên, được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp ngành GD đồng thời được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng dân cư đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo trong Trung tâm GDTX.
- Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSVC mua sắm thiết bị DH, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải lãng phí không thiết thực.
- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành về công tác thiết bị trong cơ sở giáo dục, Giám đốc Trung tâm cần cụ thể hoá thành văn bản nội bộ về công tác thiết
bị trong Trung tâm, hướng dẫn xây dựng hệ thống hồ sơ theo dõi quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học. Phân công giao trách nhiệm quản lý khai thác sử dụng thiết bị, dụng cụ, hoá chất, .... kiểm kê định kì và đột xuất theo đúng quy định.
3.2.5. Kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên
3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp
Mục tiêu của biện pháp của tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên trong hoạt động quản lý là sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, đạt tới hiệu quả cao nhất cho Trung tâm GDTX trong công tác đào tạo, đồng thời giúp cho mỗi giáo viên gắn bó tâm huyết với Trung tâm, yêu mến công việc, hăng say với nghề, có nhu cầu tìm tòi phát huy sáng kiến trong giảng dạy để đạt tới kết quả mong muốn.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
- Tạo lập môi trường làm việc thuận lợi: Môi trường làm việc của giáo viên giảng dạy cấp THPT trong Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm môi trường vật chất và môi trường tâm lý, cụ thể là môi trường làm việc tại Trung tâm, môi trường phối hợp giữa Trung tâm với gia đình học viên và các tổ chức đoàn thể hoạt động trên địa bàn. Môi trường vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện để giáo viên nâng cao hiệu quả trong quá trình soạn giảng và chất lượng giáo dục, còn môi trường tâm lý áp lực công việc, bầu không khí làm việc…khi bầu không khí làm việc vui vẻ, thân thiện, hòa đồng, hợp tác chắc chắn sẽ tăng sự tự tin đối với giáo viên, kích thích tinh thần sáng tạo, trách nhiệm và gắn bó với Trung tâm. Để tạo lập môi trường làm việc thuận lợi phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo của Giám đốc Trung tâm, bởi vậy, lãnh đạo Trung tâm GDTX cần tạo dựng một phong cách lãnh đạo tác động theo chiều hướng tích cực đến động lực làm việc của giáo viên;
- Tạo cơ hội cho giáo việc được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, học tập nâng chuẩn đào tạo, nâng cao năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp quy định;
Hoạt động bồi dưỡng, tạo cơ hội cho giáo viên học tập nâng chuẩn đào tạo, nâng cao năng lực cho giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của mỗi giáo viên cũng như chất giáo dục của Trung tâm GDTX. Khi giáo viên đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được phân công khi đó sẽ thỏa mãn trong công việc từ đó sẽ kích thích giáo viên tự giác, trách nhiệm và có những phương pháp soạn giảng phù hợp đối tượng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và các nhiệm vụ kiêm nhiệm được phân công phụ trách.
3.2.5.3. Cách thức tiến hành biện pháp
- Việc tạo lập môi trường làm việc thuận lợi cho giáo viên là một quá trình không chỉ dựa vào tinh thần tự giác của mọi thành viên trong Trung tâm mà cần phải kết hợp giữa biện pháp khơi gợi tính tự giác và những biện pháp mang tính uy quyền của lãnh đạo, của nhà quản lý đó là tạo dựng được phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo Trung tâm GDTX, bởi phong cách lãnh đạo tác động trực tiếp đến động lực tinh thần, sự tự nguyện trong công việc của giáo viên, nhân viên:
+ Giám đốc với vai trò nhà quản lý cần tích cực xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định, quy ước đơn vị văn hóa; phát động phong trào nói lời hay, làm việc tốt; thông qua các hoạt động tập thể, xã hội nhân đạo,...
+ Người lãnh đạo trong Trung tâm GDTX phải có uy tín, là người tiên phong, tận tâm, có trách nhiệm, đam mê cống hiến hết mình vào công việc.
+ Người lãnh đạo Trung tâm GDTX phải biết chia sẻ sứ mệnh công việc tới toàn thể giáo viên, nhân viên. Tạo cơ hội cho giáo viên, nhân viên bộc lộ tài năng để cùng tham gia giải quyết vấn đề xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển Trung tâm. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển Trung tâm lãnh đạo Trung tâm cần phân công giao trách nhiệm rõ ràng đối với từng thành viên.
+ Người lãnh đạo cần xây dựng môi trường làm việc tự chủ, tin tưởng, khéo léo truyền cảm hứng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tạo lập được đội ngũ cộng sự luôn sẵn sàng cống hiến hết mình đối với hoạt động phát triển của Trung