Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các Giám đốc Trung tâm

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học cấp thpt ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cao bằng (Trang 62 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các Giám đốc Trung tâm

đối với hoạt động dạy học của Giáo viên

* Mặt mạnh

- Các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng luôn được sự quan tâm của Cấp ủy, HĐNH, UBND; Đảng bộ và Chính quyền địa phương đã thường xuyên chỉ đạo, tổ chức cho CBGV thuộc các Trung tâm được tham gia học các lớp bồi dưỡng về chính trị hàng năm vào thời điểm trước khai giảng năm học mới. Nội dung bồi dưỡng là học tập Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước của ngành được cập nhật, bổ sung kịp thời, trong đó nội dung học tập, nghiên cứu Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD đã được triển khai đến 100% CBQL, GV và đạt được hiệu quả nhất định.

- Giám đốc các Trung tâm GDTX chỉ đạo, tổ chức đơn vị xây dựng nền nếp, kỉ cương, xây dựng quy chế làm việc và tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định.

- Chỉ đạo có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở các tổ bộ phận trong Trung tâm dưới nhiều hình thức: Dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi về bài khó, cách sử dụng đồ dùng TBDH. Tăng cường các biện pháp QL hồ sơ GV, kí duyệt giáo án kịp thời.

- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng thường xuyên và tự bồi dưỡng của GV, tạo điều kiện và cử GV tham gia đầy đủ các nội dung tập huấn do Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục tổ chức.

- Công tác kiểm tra nội bộ được các Trung tâm GDTX duy trì và hoạt động có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. Trong những năm học gần đây không có tình trạng cán bộ, giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm chế độ làm việc, vi phạm việc thực hiện chương trình cũng như các chính sách đối với cán bộ GV.

- Công tác thi đua, khen thưởng đã được quan tâm, việc xây dựng quy chế và thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng quy định, đảm bảo tính trung thực, khách quan và kích thích cá nhân có ý thức trong công tác.

- Các Trung tâm GDTX phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về giáo dục, ý nghĩa của giáo dục trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các Trung tâm.

* Mặt yếu

- Một số Trung tâm GDTX công tác tham mưu còn hạn chế trong việc đầu tư xây dựng CSVC, cảnh quan môi trường, mua sắm trang TBDH.

- Công tác kế hoạch hóa đã được quan tâm song chất lượng kế hoạch chưa cao, việc tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch chưa kịp thời. Một số đơn vị chưa thực hiện có hiệu quả chức năng kế hoạch.

- Việc QL chuyên môn ở một số Trung tâm chưa thật sự vào chiều sâu: đổi mới PPDH còn chậm; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý việc dự giờ của giáo viên chưa đồng bộ, còn mang tính hình thức...

- Công tác bồi dưỡng GV còn bộc lộ những bất cập về nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức. Việc huy động các nguồn lực và tạo môi trường làm việc cho giáo viên và học viên còn gặp những khó khăn nhất định.

- Công tác kiểm tra của các cấp QLGD hiệu quả chưa cao, nhất là việc kiểm tra của Giám đốc. Việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp chưa được thực hiện quyết liệt, còn mang tính hình thức.

- Công tác quản lý hồ sơ chưa thật sự chú trọng: Việc lưu trữ hồ sơ ở một số đơn vị sắp xếp chưa khoa học. Công tác thông tin báo cáo còn hạn chế như thời gian chưa kịp thời, số liệu không đầy đủ đối khớp, nội dung báo cáo còn sơ sài.

* Nguyên nhân của những tồn tại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên song chúng tôi thấy cơ bản là những nguyên nhân sau:

- Điều kiện KT-XH của tỉnh Cao Bằng còn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách cấp cho việc đầu tư CSVC, mua sắm bổ sung thiết bị DH đối với các Trung tâm GDTX còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

- Nguồn tài chính từ ngân sách dành cho GDTX còn thấp so với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng đầu tư chưa đầy đủ và đồng bộ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động trong các Trung tâm GDTX.

- Đội ngũ GV tuy đã cơ bản đảm bảo đủ số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo nhưng chất lượng chưa đồng đều, song qua kết quả kỳ kiểm tra kiến thức giáo viên hàng năm, đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp THPT thì đội ngũ viên giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT trong các Trung tâm GDTX vẫn còn bộc lộ những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và một số GV tuổi cao chậm đổi mới PPDH nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo tinh thần đổi mới, cũng như QL HĐDH.

- Hoạt động tạo điều kiện, khuyến khích cho giáo viên đi học nâng chuẩn chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, chưa có kế hoạch triển khai khuyến khích giáo viên đăng ký đi học nâng chuẩn đáp ứng nhu cầu của giáo viên, bởi yếu tố do số lượng giáo viên giảng dạy cấp THPT trong các Trung tâm GDTX còn hạn chế (cơ bản chỉ có 1 đến 2 người/ môn) mà hoạt động này thực hiện khi tự thân cá nhân giáo viên có nhu cầu đăng ký xin được đi học nâng chuẩn.

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG kết quả học tập của học viên chưa quyết liệt, hiệu quả của việc thực hiện đổi mới PPDH chưa được thể hiện rõ nét.

- Đề xuất các biện pháp QL chưa khoa học, thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp QL chưa tích cực nên hiệu quả QL chưa cao.

- Công tác tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL cho CBQL chưa khoa học và chưa được quan tâm đúng mức, do vậy cán bộ QL xử lý công việc vẫn còn hạn chế.

Kết luận chƣơng 2

Từ thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trong các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy:

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn Sở GD&ĐT Cao Bằng rất quan tâm lãnh chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ, nguồn ngân sách,…để các Trung tâm GDTX triển khai thực hiện nhiệm vụ.

- Chất lượng dạy học GDTX cấp THPT trong các Trung tâm GDTX còn hạn chế thể hiện: Chất lượng tuyển sinh GDTX cấp THPT còn thấp, khả năng nhận thức của học viên còn chậm. Đa số đội ngũ giáo viên còn trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, một số giáo viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ còn non yếu, chất lượng dạy học chưa ổn định, chưa có tính bền vững cần thiết phải có giải pháp hỗ trợ để thay đổi tiến bộ mới đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp.

- Giám đốc các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện triển khai các nội dung quản lý hoạt động dạy học, đã có các giải pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương đơn vị. Tuy nhiên chưa có hệ thống biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên phong phú, tổ chức triển khai các biện pháp chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của giáo viên. Vấn đề nhận thức về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khi đưa ra đều được cán bộ quản lý, giáo viên trong các Trung tâm GDTX trên địa bàn Cao Bằng thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của biện pháp điều đó là điểm thuận lợi khi Giám đốc Trung tâm triển khai thực hiện biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Kết quả khảo sát đã làm rõ các nội dung lý luận đã được đề cập trong chương I và làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT Ở CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH CAO BẰNG

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học cấp thpt ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cao bằng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)