2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Sớm có sự cải tiến, điều chỉnh nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho phù hợp đối tượng giáo viên trong các Trung tâm GDTX. Xây dựng hệ thống văn bản về hướng dẫn quản lý công tác tổ chức hoạt động trong các Trung tâmGDTX. Cụ thể là hoạt động dạy học cấp THPT ở các Trung tâm GDTX cụ thể hơn.
- Xây dựng các tiêu chí kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý tổ chức hoạt động của các Trung tâm GDTX, cụ thể bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý của Giám đốc đối với hoạt động dạy học của Giáo viên Trung tâm GDTX.
2.2. Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng
- Quan tâm đầu tư, bổ sung nguồn ngân sách cho các Trung tâm GDTX để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học theo xu hướng đổi mới và hiện đại. Đó chính là điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học;
- Tăng cường chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tích cực trong công tác phối hợp tạo môi trường thuận lợi cho Trung tâm GDTX hoạt động đáp ứng yêu cầu đổi mới;
- Cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên có năng lực, tâm huyết có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại các Trung tâm GDTX thuộc các huyện nghèo trong tỉnh nhằm giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên an tâm công tác giảng dạy, góp phần xây dựng Trung tâm GDTX .
2.3. Về phía Sở Giáo dục & Đào tạo
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo nâng cao chất lượng hiệu quả về dạy học cấp THPT trong các Trung tâm GDTX, đánh giá theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tập huấn sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học mới;
- Cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý của các Trung tâm GDTX, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.
- Đẩy mạnh công tác chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên và trong công tác quản lý nâng cao chất lượng về hoạt động dạy học cấp THPT trong các Trung tâm GDTX.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT đối với công tác quản lý hoạt động dạy học cấp THPT trong các Trung tâm GDTX.
- Cần có nhiều giải pháp tích cực nhằm huy động nguồn tài lực, vật lực theo hình thức xã hội hoá giáo dục hợp pháp hỗ trợ cho các Trung tâm hoạt động nâng cao chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Antoine prost (2005), Ecole abligatoire: maitre ou juge il faut choisir, Le monde Íéducation (décembrc 2005), Pais.
2. Nguyễn Thị Ẩn (1997), “Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục”, Báo Giáo dục - Sáng tạo, số 11, tr16.
3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1977), Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
4. Christian Gohier (2002), (Enseiguer et libérer, les presses de Íuniversté Laval, Quebec.
5. Nguyễn Văn Đản (1977), “Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học trong quá trình dạy học”, thông tin khoa học giáo dục, số 63.
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), căn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Thái Xuân Đào (2003), “Đổi mới phương pháp dạy học người lớn ở cộng đồng”, thông tin khoa học giáo dục, số 97.
8. Higius james M. (Grummen school Rollins college) (1990), The management chalenge An Introduction to management. Macmillan publishing Company New York, colljer Macmillan Canada torouto.
9. Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về Quản lý giáo dục, tập 3, NXB giáo dục, Hà Nội.
10. Phó Đức Hòa (1995), Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội.
11. Trần Kiều (2005), Về chất lượng Giáo dục, UNESCO, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục học, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B98.53.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
13. Nghiêm Xuân Lượng (1998), “Về nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các Trung tâm GDTX”, Thông tin khoa học giáo dục, số 66, tr9. 14. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16. Ram Robbnucs Harrey B. Alvy (2004), Cẩm nang dành cho hiệu trưởng, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Ramsay.W. and Clark. E. E. (1990), New Ideas for Effective School Iprovement, london: Falmer Press, chapter 2.
18. Vũ Đình Ruyệt (1990), “Một số vấn đề thuộc loại hình dạy - học theo quy trình cấp lớp trong ngành giáo dục bổ túc”, Thông tin khoa học giáo dục, số 22.
19. Phạm Hoài Thủy (1999), Trung tâm GDTX Quận, huyện, một loại hình cơ sở giáo dục chủ yếu của giáo dục không chính quy và một số yêu cầu trong công tác quản lý, tài liệu dùng trong Hội nghị Giám đốc Trung tâm GDTX Quận, Huyện Thành phố Hồ Chí Minh tháng 1/2000, Hà Nội.
20. Trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992), Từ điển tiếng việt, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý(1999), Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê Hà Nội.
22. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
23. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của Giáo dục học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
24. UNESCO (2006), Hướng dẫn người lớn học như thế nào? Văn phòng UNESCO, Hà Nội.
25. Viện khoa học giáo dục (2001), Giáo dục thường xuyên ( thực trạng và định hướng phát triển giáo dục Việt Nam), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Thuận Vượng (2003), “Giáo dục thường xuyên ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số 63, tr10.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Lãnh đạo, chuyên viên GDTX Sở GD&ĐT; CBQL, GV các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng)
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cấp THPT tại các Trung tâm GDTX . Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về thực trạng quản lý hoạt động dạy học tại đơn vị đang công tác bằng cách đánh dấu "X" vào ô lựa chọn theo ý kiến của mình.
Ý kiến của Thầy/Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác.
1. Quản lý tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên
STT Nội dung Quản lý
Mức độ Tốt Trung bình Chƣa đạt 01
Tổ chức, chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học của GV, tổ bộ môn có sự phê duyệt của tổ chuyên môn
02
Tổ chuyên môn tổ chức triển khai các quy định, yêu cầu bài soạn phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng Học viên
03 Việc soạn bài và chuẩn bị cho giờ lên lớp của GV có sự phê duyệt của tổ chuyên môn
04
Việc thực hiện chương trình dạy học và giờ dạy trên lớp của GV qua kiểm tra giáo án, sổ báo giảng, sổ ghi đầu bài định kỳ hoặc đột xuất
05 Dự giờ, phân tích sư phạm bài học theo chuẩn đánh giá
06
Chỉ đạo tổ chuyên môn phối hợp với Ban kiểm tra nội bộ thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học
của GV
2. Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
STT Nội dung Quản lý
Mức độ Tốt Trung bình Chƣa đạt 01
Chỉ đạo, tổ chức giáo viên thực hiện kế hoạch đổi mới nội dung sinh hoạt chuyên môn
02
Kế hoạch và kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chuyên đề, ngoại khoá của các tổ bộ môn
03
Tổ chức cho giáo viên tham gia nghiên cứu bài học, dự giờ mẫu bài học theo tinh thần đổi mới PPDH
04 Công tác tập huấn cho GV bộ môn sử dụng TBDH bộ môn do mình phụ trách
05
Tổ chức Hội giảng, hội thi GV dạy giỏi các cấp, đánh giá rút kinh nghiệm công bằng chính xác
06 Chỉ đạo, kiểm tra công tác tự học tự bồi dưỡng thường xuyên của GV
3. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên
STT Nội dung Quản lý
Mức độ Tốt Trung bình Chƣa đạt 01
Tổ chức triển khai các văn bản về đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng của các cấp quản lý cho GV
02
Quản lý việc ra đề, chất lượng đề kiểm tra đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và phân hoá được trình độ học viên
03
Thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm tra trong các khâu: Ra đề, coi, chấm, quản lý kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên
04
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng đối với giáo viên
05 Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra đánh giá sau mỗi kỳ thi hàng năm
4. Xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ HĐDH.
STT Nội dung Quản lý
Mức độ Tốt Trung bình Chƣa đạt 01
Việc trang bị các phương tiện, bổ sung TBDH đầy đủ, đồng bộ và kịp thời cho các môn học
02
Công tác bảo quản, phân loại thiết bị, dụng cụ và quy trình tiêu huỷ những thiết bị dạy học quá hạn sử dụng
03 Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc sử dụng TBDH đối với GV trong quá trình lên lớp
04 Huy động mọi nguồn lực tài chính ưu tiên mua sắm thiết bị dạy học
05 Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học
5. Kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.
STT Nội dung Quản lý
Mức độ Tốt Trung bình Chƣa đạt 01
Xây dựng kế hoạch và tổ chức phân công giảng dạy và các họat động kiêm nhiệm đối với giáo viên hợp lý
02 Sắp xếp thời khóa biểu đối với mỗi buổi học, môn học khoa học, hợp lý
03
Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp của trung tâm với các cơ sở giáo dục, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn để hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
04
Công tác tổ chức tạo điều kiện cho giáo viên tham gia giao lưu chuyên môn, học tập kinh nghiệm tại các trung tâm GDTX trong tỉnh và ngoài tỉnh
05 Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV đi học nâng chuẩn
Phụ lục 2
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Lãnh đạo, chuyên viên GDTX Sở GD&ĐT; CBQL, GV các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Cao Bằng)
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học cấp THPT tại các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng . Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bằng cách đánh dấu "X" vào ô lựa chọn thích hợp theo ý kiến của mình.
Ý kiến của Thầy/ Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào khác.
Đối tượng trả lời phiếu: Lãnh đạo phòng GDTX Sở GD&ĐT: Chuyên viên Sở GD&ĐT: CBQL: Giáo viên:
Tên biện pháp Mức độ đánh giá về tính cần thiết Mức độ đánh giá về tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi 01 Xây dựng hệ thống văn bản quản lý hoạt động dạy học của giáo viên
02
Quản lý tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
03
Xây dựng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của Học viên
04
Quản lý xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học theo hướng xã hội hóa
05 Kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên