Cách kể chuyện của Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội là lối miêu tả rất tỉ mỉ, đơn giản và gần gũi, giống như là thấy sao nói vậy, không rườm rà hoa mỹ. Đọc mà như nghe ông, bà rù rì kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Vì thế cho nên cách kể chuyện, dẫn chuyện của ông có sức lôi cuốn, gần gũi với đời thường.
Để có được cách kể chuyện như vậy, Tô Hoài đã sử dụng nhuần nhuyễn lớp từ ngữ của nhân dân. Có thể thấy điều này trong truyện Phố Mới. Trong
một câu chuyện chỉ dài ba trang sách, ông đã sử dụng một số lượng từ ngữ của nhân dân với tần số khá cao như: “mốc thếch”, “nhớp nháp”, “đỏ xỉn”, “gầy móp xương hóc”, “túng bấn”, “nhẽo nhợt”, “mấy con mẹ”, “mụ”, “gầy đét”, “béo tròn”, “cứ vọt tứa ra thế kia”, “khỏe như trâu lăn”, “nói thách”, “ngã giá”, “đòi tiền lót tay”, “cãi phứa không biết”, “hỏi khí không phải”, “cười bả lả”, “phải một bữa túy lúy”, “chắc như đinh đóng cột”, “phì phui”, “thèm vào”... Tương tự như vậy, trong tất cả 114 truyện của Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài đều sử dụng lớp từ ngữ thông dụng của nhân dân với số lần xuất
hiện dày đặc.
Ngoài việc sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, nhà văn còn sử dụng rất nhiều từ láy trong lời kể chuyện của mình. Chẳng hạn trong
Cái tàu điện ông đã sử dụng đến 23 lần từ láy, trong Chết đói số từ láy lên đến
hơn 30 từ. Với Các từ như: “loáng thoáng”, “lòe loẹt”, “êm êm”, “lọc cọc”, “leng leng”, “dần dần”, “ầm ầm”, “dài dài” , “keng keng”, “chong chỏng”, “quay quay” “văng vẳng”, “mòn mỏi”, “đều đều”, “nhớn nhác”, “cheo leo”, “nháo nhác”, “nhan nhản”, “khốn khổ”, “đêm đêm”, “rà rà”, “run rẩy”, “phấp phỏng”, “lầm lũi”, “vêu vao”, “nhợt nhạt”, “bủng beo”, “thò lò”, “lêu đêu”, “lờ đờ”, “khừ khừ”, “huỳnh huỵch”, “khẳng khiu”, “thoi thóp”, “ành ạch”, “chớp chớp”, “lò dò”, “lảo đảo”, “kheo khư”, “nhấp nhô”... và rất nhiều từ láy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
102
khác xuất hiện ở hầu như toàn bộ hai tập sách Chuyện cũ Hà Nội. Cách dùng từ láy như vậy dẫn đến câu chuyện kể của Tô Hoài trở nên thu hút và hấp dẫn người đọc hơn.
Bên cạnh đó các câu chuyện kể của Tô Hoài còn sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, lạ, mới nhưng lại hết sức hóm hỉnh, hài hước và gần gũi với đời sống của nhân dân. Trong truyện Bắt rượu, ông có hình ảnh so sánh
bác Cả như sau: “Nom bác tôi lúc ấy cứ như con gà mái ấp xòe cánh”. Trong
Cái xe đạp ông so sánh hình ảnh xuất hiện của người đội xếp: “Người đội xếp
lù lù hiện ra như ma hồ Trúc Bạch”. Tương tự như vậy, Tô Hoài đã sử dụng những hình ảnh so sánh trong nhiều truyện khác. Trong Đức thánh Tăng có hình ảnh “cái pho tượng lù lù như đống rạ”, trong Chết đói có so sánh “Mắt
nó xanh lét như mắt mèo” hay trong “Ông hai Tây” có “Vòm mũi ông hai Tây đã đỏ ửng như quả nhót”... Cách kể chuyện như vậy đã mang lại cho độc giả một cảm giác thoải mái, thân mật, sống động và chân thực.
Ngoài ra trong các câu chuyện kể của mình, Tô Hoài thường hay sử dụng các bài ca dao vùng Bưởi hoặc các bài vè cài lồng vào nhau, giúp cho người đọc hiểu hơn về các sự việc, về con người cũng như các sự kiện của phố phường Hà Nội. Khi kể về một sáng ở ngoại ô ông viết:
“Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa Kìa giếng Yên Thái như kia
Giếng sâu chính trượng nước thì trongxanh Đầu chợ Bưởi có điểm cầm canh
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ Cổng chợ có miếu thờ vua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
103
Chùa Thiên Niên có cây vọng cách Chùa bà Sách có cây đa lông
Cổng làng Đông có cây khế ngọt Gái kẻ Cót buôn dăm buôn xề Trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa An Phú nấu kẹo mạch nha ngọt lừ Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua Họ Lại làm giấy sắc vua
Làng Láng mở hội kéo cờ hùng ghê” ( Ca dao vùng Bưởi)
Có khi ông kể về các loại sưu thuế:
“Thuế đò thuế chợ,thuế xia
Bây giờ Tây bắt đóng thì thuế đinh”
(Ca dao vùng Bưởi)
Và có lúc ông kể về các phố nghề:
“Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang
Hàng Mã, Hàng Mắm, Đình Ngang, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bút, Hàng Tre
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
104
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải qua phường phố thực là càng xinh...”
(Ca dao vùng Bưởi)
Có khi ông lại cung cấp cho người đọc về tính chất của các chợ qua các câu vè:
“Tưởng rằng chợ Sái mĩ miều
Chỉ lắm hàng củi với nhiều hàng cơm Chợ Nủa hàng giậm hàng nơm
Chợ Trôi hàng vải hàng rơm dãi dầu Chợ Nghệ thì lắm bò trâu
Thái đoạn cũng lắm, bò trâu cũng nhiều Sơn Đông chợ họp về chiều
Chỉ lắm hàng xén với nhiều hàng dao Chợ Phùng hàng xén xiết bao
Chợ Gạch cũng lắm thuốc lào, nhang đen Chợ Bún nửa tháng sáu phiên
Có lắm hàng xén nguyên anh kẻ Phùng Chợ Săn gần huyện gần sông
Kẻ buôn người bán nhưng không có nhiều Tuy rằng chợ Hiệp mĩ miều
Chỉ lắm kẻ cắp với nhiều lái buôn Chợ Cốc nửa tháng sáu phiên Chỉ lắm ngô đỗ với nguyên củ từ Thọ Lão chợ họp chán phè
Cầu quán chẳng có, y như ngoài đồng Lờ đờ chợ Triệu mà đong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
105
Chợ mía mới họp mà to
Những thằng Mông Phụ cứ dò xuống chơi Thế là bài chợ xong rồi
Thì em phải họa bài trời anh nghe.”
Ngoài việc đưa các bài ca dao, các câu vè vào chuyện của mình, Tô Hoài còn sử dụng lối nói lái và chơi chữ rất độc đáo, tinh nghịch. Trong truyện Thịt chó ông cho người đọc biết các biệt hiệu của món thịt chó, trong đó có hai biệt hiệu khi đọc lên rất buồn cười nhưng cũng lại hết sức hợp lí. Đầu tiên người ta gọi “chó” là con “mộc tồn” sau đó ông giải thích “Mộc là cây, tồn là còn, cây còn nói lái là con cầy” [12, 222]; còn ở Sài Gòn lại có quán thịt chó đề là “Quán hạ cờ Tây” (cờ Tây là cầy tơ)
Cách kể chuyện như vậy khiến cho những trang văn của ông gần gũi với đời thường, không tạo khoảng cách đối với độc giả. Những sự vật, sự việc, hiện tượng trong tác phẩm hiện lên rất gần gũi, thân thuộc, sống động, chân thực có khi lại hết sức hài hước và tinh nghịch.
Mặt khác, những câu chuyện trong Chuyện cũ Hà Nội được Tô Hoài kể lại tưởng như không đầu không cuối, không hư cấu như một tác phẩm văn học mà nó giống như một bộ lịch sử. Ở đó, cảnh thật, việc thật, người thật được tác giả kể lại như là hồi ức của chính ông đồng thời cũng lại giống như một lời tâm sự, lời giãi bày của ông.
Như vậy có thể nói, với một lối kể chuyện có duyên, tác phẩm của Tô Hoài dù viết về những điều đã cũ nhưng lại là những kiến thức rất mới về Hà Nội xưa. Vì thế không gây cho người đọc cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt mà ngược lại rất hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
107
PHẦN KẾT LUẬN
Trải gần 80 năm miệt mài sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có một gia tài văn chương đồ sộ với số lượng tác phẩm khổng lồ mà không phải nhà văn nào cũng đạt được. Trong gia tài văn chương đồ sộ ấy, Tô Hoài đã viết và thành công ở rất nhiều mảng đề tài. Ở mảng đề tài nào ông cũng để lại những ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người đọc nhưng trong đó không thể không nhắc đến đề tài viết về Hà Nội quê ông. Có thể nói, đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của ông như Vỡ tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ
Hà Nội ... Và trong những tác phẩm viết về Hà Nội này đều được ông viết rất
kĩ, luôn sửa chữa, viết cô đọng, hàm súc sao cho gần cách nói thông thường của nhân dân. Bên cạnh đó ông còn có nhiều nhận xét hóm hỉnh, giàu chất tạo hình. Đến đây có thể khẳng định, Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú khi viết về Hà Nội. Khi viết về đề tài này, bóng dáng, linh hồn Hà Nội trong tác phẩm của ông hiện ra rất rõ, rất sâu sắc và gợi cảm. Khi nghiên cứu
Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài, chúng tôi muốn góp phần khẳng định
những đặc sắc cũng như những thành công của tác giả về mảng đề tài Hà Nội nói chung và Hà Nội xưa nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài đã cho người đọc biết về “Muôn chuyện đời thường”, từ chuyện người, chuyện cảnh, chuyện về văn hóa ẩm thực cũng như phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt... của Hà Nội xưa. Với cái nhìn nhân văn ông viết về nó như cái nhìn vốn có, không thêm, không bớt. Đối với con người đó là cuộc sống, cuộc mưu sinh cơ cực, đầy gian khổ với đầy đủ những kiểu người khác nhau, cu li, vú em, con sen... Đối với nếp sống sinh hoạt đó là những vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam mà đến nay có lẽ đã phần nào bị mai một theo nếp sống đô thị hóa. Đối với ẩm thực đó là những món ăn với cách pha chế không cầu kì nhưng mang lại khẩu vị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
108
ngon và đặc biệt cho người thưởng thức... Có thể nói Chuyện cũ Hà Nội là
một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỉ XX bằng văn học, bởi vì cuốn sách này đã giúp cho chúng tôi, những người không phải là người Hà Nội, những người muốn biết mà chưa biết nhiều về Hà Nội, có được những kiến thức, những hiểu biết nhiều hơn về mảnh đất này.
2. Chuyện cũ Hà Nội là một tập chuyện kểđặc sắc về Hà Nội của Tô
Hoài. Qua hai tập truyện, Tô Hoài thể hiện một cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử. Là một người đã có hơn 90 năm tuổi đời gắn với Hà Nội và gần 80 năm gắn với nghề cầm bút, ông đã chứng kiến và trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. Với Chuyện cũ Hà Nội, trong tư cách một “chứng
nhân lịch sử”, nhà văn đã đưa người đọc đến với những sự kiện lịch sử chân thực, sống động mà ông đã từng trải qua, từng chứng kiến. Có thể thấy, tập truyện là nguồn tư liệu lịch sử vô cùng phong phú về Hà Nội mà ở đó chứa cả một kho tri thức phong phú về văn hóa học, xã hội học, phong tục học rất rõ nét về một Hà Nội thời thuộc Pháp nửa đầu thế kỉ XX. Mặt khác Chuyện cũ Hà Nội còn có giá trị văn học sâu sắc bởi ở hai tập truyện này còn mang những giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục và một giá trị nhân bản sâu sắc.
3. Chuyện cũ Hà Nội có cách kể chuyện rất duyên, lôi cuốn, hấp dẫn
người đọc, bởi sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, giọng điệu hóm hỉnh, hài hước... Tuy các mẩu chuyện trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội không dài, nó chỉ giống như một bức kí họa về một con người, một khung cảnh, một vấn đề hay một suy ngẫm, một ý tưởng... nhà văn lại thường không giải thích, không bình luận,nhưng chỉ một nhận xét ngắn ngủi cũng tạo cảm xúc sâu xa về mảnh đất Thăng Long xưa.
Cũng với cách kể chuyện tỉ mỉ, chi tiết, với những câu chuyện tưởng chừng không đầu không cuối nhưng những tình cảm chân thành, nhân hậu mà tác giả đã thể hiện trong đó đã đủ để khiến người đọc luôn rung động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nam Cao ( 2002), Tuyển tập tập 1, 2, NXB Văn học
2. Lê Thị Đương ( 1995), Vấn đề thể hiện phong tục trong tác phẩm Tô Hoài, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. Dương Thị Thu Hiền ( 2007), Tô Hoài với hai thể văn: Chân dung và
tự truyện, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên
4. Bùi Hiển ( 2012), Tuyển tập, NXB Văn học 5. Tô Hoài (1942), Nhà nghèo, NXB Tân Dân. 6. Tô Hoài (1942), O chuột, NXB Tân Dân. 7. Tô Hoài (1942), Quê người, NXB Tân Dân. 8. Tô Hoài (1942), Giăng thề, NXB Tân Dân.
9. Tô Hoài ( 1985), Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí Văn học số
10. Tô Hoài (1994), tuyển tập truyện ngắn trước năm 1945, NXB Văn học 11. Tô Hoài ( 2004), Chuyện cũ Hà Nội, tập 1, NXB Trẻ
12. Tô Hoài ( 2004), Chuyện cũ Hà Nội, tập 2, NXB Trẻ
13. Nguyễn Công Hoan ( 2003), Nhớ gì ghi nấy, NXB Thanh niên.
14. Trần Văn Hồng ( 1999), Khuynh hướng phong tục trong sáng tác trước 1945 của Tô Hoài - Kim Lân - Bùi Hiển, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
15. Duy Khán (1996), Tuổi thơ im lặng, NXB Kim Đồng
16. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy ( 1985), Mĩ học Mác - Lê Nin, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội
17. Nguyễn Hoàng Khung( 2001), Thạch Lam Một khuynh hướng truyện ngắn, Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Hà Nội
18. Lê Đình Kị ( 1946), “ Nam Cao con người và xã hội cũ, Văn nghệ ( 54) 19. Thạch Lam ( 2004), Tuyển tập, NXB văn học.
20. Kim Lân ( 1996), Tuyển tập, NXB Văn học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
110
22. Phong Lê ( 1998), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hóa thông tin. 23. Phong Lê - Vân Thanh (2000), Tô Hoài - Về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục.
24. Phương Lựu (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
25. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn. NXB Giáo dục.
26. Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003), Nhà văn hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Văn học.
27. Trần Đình Nam ( 1995), Nhà văn Tô Hoài, Tạp chí Văn học số
28. Vương Trí Nhàn ( 2002), Tô Hoài và thể hồi kí, Tạp chí văn học số 8. 29. Nhiều tác giả ( 1979), Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, NXB Đại học và
trung học chuyên nghiệp
30. Nhiều tác giả ( 1997), Lý luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội.
31. Mai Thị Nhung ( 2005), Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài, Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 4.
32. Mai Thị Nhung ( 2006), Phong cách nghệ thuật Tô Hoài, NXB Giáo
Dục
33. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, NXB TPHCM.
34. Vũ Quần Phương (1999), Tô Hoài - Văn và đời, Tạp chí văn học số 8. 35. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục.
36. Trần Đình Sử (chủ biên) ( 1996), Lí luận và phê bình văn học, NXB Văn học.
37. Trần Hữu Tá ( 2001), Tô Hoài một đời văn phong phú, NXB Trẻ Hội
nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM.
38. Hoài Thanh, Hoài Chân (1996). Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. 39. Ngô Tất Tố ( 2010), Việc làng, NXB Văn học.
40. Nguyễn Tuân ( 1982), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, 2, NXBVăn học.