Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch trong văn Tô Hoài

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 98 - 103)

Cái hóm hỉnh và tiếng cười tinh nghịch là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong sáng tạo nghệ thuật. Trong hai tập Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã thể hiện một giọng điệu phong phú trong cách kể chuyện của mình. Khi thì khách quan chân thực, khi thì hài hước hóm hỉnh, khi thì xót xa thương cảm cho số phận của những con người lao động nghèo khổ, lam lũ nhưng cũng có lúc lại là những tiếng cười rất tinh nghịch.

Khi viết về cuộc đời mình trong Chuyện cũ Hà Nội, người đọc nhận ra một cái nhìn rất hóm pha thêm chút tự giễu cợt mình của nhà văn. Ấy là những khi nhà văn nhớ về những năm tháng học trò với bao niềm vui, nỗi buồn và cả những trò nghịch ngợm tinh quái của trẻ nhỏ khi còn cắp sách tới trường “Trống ra chơi dứt tiếng, các lớp à à xuống sân như vỡ tổ ong. Bây giờ cái thằng tôi nghịch ngầm mới vênh lên bộ mặt sướng, sướng quá. Thoát rồi, cái giờ học hát khốn khổ. Nhiều đứa cũng khoái giọng tôi. Chúng tôi chạy cuồng như phát rồ. Lúc nãy rụt rè, khép nép, run lập cập, bây giờ hoa chân múa tay. Chúng tôi tụ lại dưới gốc cây lạc tây sân trên. Không phải để xem đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

97

cầu như mọi khi. Mà đứng cong cổ lên gào những câu láo lếu nhại điệu bình bán của gánh xiếc:

Xiếc này là xiếc Việt Nam

Xiếc đi xe đạp rách tan cả quần”[11, 354-355] Cũng là kỉ niệm về tuổi học trò, tác giả kể về cái tên của thầy giáo dạy học trường tư không kém phần hài hước, dí dỏm: “Thầy giáo lớp tư của tôi tên là thầy Dzo. Đứa nào viết giấy tờ có tên thầy mà quên chữ Z thì thầy dứ cái thước kẻ bảng vào trán bắt viết lại. Không hiểu tại sao tên thầy lại có chữ dét. Chẳng đứa nào dám hỏi. Có đứa nói đùa: hẳn thầy chúng mình sợ rét, phải thêm chữ z để lúc nào cũng nhớ mặc áo vét. Quả là thầy giáo tôi hom hem, mùa hè nóng vãi mỡ thầy cũng đóng cái áo vét ngoài cái áo sơ mi dài tay.” [12, 278].

Cũng nhớ về kỉ niệm của bản thân mình, Tô Hoài kể lại trong truyện

Thịt chó chui, đó là vào những năm Pháp thuộc ở Sài Gòn không được ăn thịt

chó, bởi Đốc lý Pháp đặt ra luật lệ: ăn thịt chó là phạm vào phong tục xứ Nam Kì. Sự đời thật oái ăm càng ngăn cấm thì con người ta lại “bị kích thích cho ao ước hơn”. Đó là các cô Tạ, cô Tây, cô Hòa bạn Tô Hoài ở Vinh chuyên đi buôn lậu, tưởng các cô buôn bán thì kiêng khem nhiều. Nhưng các cô lại khoái thịt chó tợn, kể cả cô Tây đồng bóng ngày thường cũng chén mạnh. Nhà văn kể lại có một lần các cô mang con chó vện nhỡ từ Vinh vào “Con chó đã bị dìm nước chết, lông ướt bê bết ra cả tờ giấy dầu bọc. Có lẽ các cô mới bắt nó trẫm mình lúc sáng sớm. Như thế, không phải đập, không phải cắt tiết. Chó sặc nước không kêu được, không lộ” [11, 140]. Mặc dù là ăn vụng trộm nhưng cũng đầy dủ gia vị và vui lắm. “Chúng tôi xúm xít, lặng lẽ lúi húi làm. Cô Hòa thì đeo cái đãy ra chợ Bến Thành mua bún, mắm tôm, chanh, ớt, các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

98

thứ rau thơm. Đến trưa bọn cô Tây, cô Tạ mới kéo đến...Mùi chanh trong Nam lạ vị, lại không có mắm tôm Bắc. Nhưng cứ chén ào ào.” [11, 141]

Với Tô Hoài, từ chuyện của bản thân mình đến chuyện của người, chuyện của bạn bè đồng nghiệp ông đều nhớ và thể hiện sức nhớ ấy qua tiếng cười tinh nghịch và hài hước này. Tô Hoài luôn quan niệm con người vừa có những mặt tốt đẹp, cao cả nhưng đồng thời cũng có những thói tật tầm thường. Chính vì quan niệm đó mà Tô Hoài không né tránh khi phản ánh những thói tật tầm thường ấy của con người. Nếu ai đã đọc hồi kí Cát bụi chân ai của

Tô Hoài, chắc hẳn sẽ không quên chân dung thật độc đáo của những văn sĩ Hà thành. Đó là một Xuân Diệu với những mối “tình trai” khá đặc biệt: “Con gái đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xuýt vòng trong vòng ngoài... Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa nhìn rõ vào mắt, mân mê như chọn đẫn mía”; hay chuyện “mê gái” của Nguyễn Bính, chuyện “tháo dạ” của Nguyên Hồng... và những nhếch nhác đời thường của chính nhà văn trong những năm thơ ấu, những năm chân ướt chân ráo đi tìm việc làm... Có thể thấy những trang văn của Tô Hoài mang đậm chất hài hước, tinh nghịch và hết sức hóm hỉnh. Tuy nhiên, mặc dù những trang văn của ông dí dỏm hài hước đấy, tinh quái nghịch ngợm đấy, nhưng khi đọc chúng ta vẫn cảm thấy có một cái gì đó buồn man mác, có khi lại thấy xót xa. Điều đó cho thấy những trang văn của ông không chỉ hài hước, tếu táo đơn thuần mà ẩn chứa trong đó là những điều băn khoăn trăn trở khiến người đọc phải suy ngẫm.

Trước những thói hư tật xấu đời thường, Tô Hoài không gay gắt mà ông nhẹ nhàng như đang thủ thỉ, đang giãi bày để bộc lộ nỗi lòng của mình. Với cái nhìn tinh quái mà đượm chất nhân văn nên những gì trái với luân lí đạo đức thường được ông phản ánh hết sức chân thực, khách quan và hài hước. Từ chuyện cái răng, cái tóc “Hiện nay, nhiều cô em má trắng môi hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

99

mà hàm răng vàng khè. Không phải kiểu mới, cũng không phải lười để bừa răng bẩn, mà các bác sĩ nói bởi người bây giờ uống nhiều kháng sinh, chất thuốc đọng lại hỏng màu răng trắng đâm ra vàng xỉn, gớm chết. Nhưng biết đâu, có ai lại tung ra mốt răng vàng khè mới là đẹp. Ai mà biết trước được” [12, 75]. Đến chuyện đi ở tù thuê trong Bắt rượu cũng văng vẳng một tiếng

cười chua xót “Chú bếp Mỡ quay lại, trông thấy tôi nói to:

- A thằng cu Bưởi về quê ăn Tết à? Chú đi tù rượu đây. Mẹ con cháu ở nhà chơi nhé” [11, 25]. Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh đi làm thuê, làm cu li, làm con sen, con nhài, vú em thậm chí còn có cả nghề “đâm thuê chém mướn” nhưng chưa bao giờ ta bắt gặp người đi ở tù thuê bao giờ. Trong Chuyện cũ Hà Nội, thậm chí việc ngồi tù thuê lại trở thành một

nghề phổ biến để kiếm sống. Đây là một hiện thực nhưng khi đọc câu chuyện này độc giả không chỉ cười mà còn cười ra nước mắt bởi số phận của những người nghèo khổ lại rẻ mạt, bọt bèo đến như vậy.

Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài còn sử dụng một giọng văn hài hước dí dỏm nhưng ẩn đằng sau đó là sự mỉa mai sâu sắc. Đó là khi ông nói về bọn quan lại theo Tây, làm tay sai cho chúng. Trong Hội Tây Tô Hoài giới thiệu về ông cai Mấu như sau: “Nhà ông cai Mấu, ngày trước ông cai đã đi lính sang Tây. Chẳng biết ông đã đóng chức cai chưa. “Ba năm đi lính trở về. Súng trả nhà nước, ắc ê hãy còn”, ai đi lính về cũng cứ được gọi là ông cai, ông ách, bét ra cũng là ông binh, ông quyền, ông bếp. Làng nước rõ khéo đặt nịnh chức tước.” [11, 297]

Cũng trong Hội Tây, Tô Hoài nói về những trò chơi lố bịch mà thực dân Pháp bày ra để lôi kéo tầng lớp thanh niên nước ta để họ quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc lúc lâm nguy. Đó là trò chơi do quan đồn Tây bày ra như “Leo cột mỡ, liếm chảo, đập nồi, bịt mắt bắt dê, chạy bao.”...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100

Vui nhất là trò diễu binh. Trò này được tác giả miêu tả như sau: “Đấy là mấy trăm người lính tập An Nam mặc giả làm đàn bà da đen nước Đa - hô – mây bên châu Phi. Để làm giả người phụ nữ Đa-hô-mây, các ông cai đã lột trần từng người lính An Nam ra, lấy cồn trộn bồ hóng trát đen nhóng nhánh khắp người, cả chân tay mặt mũi. Môi thì bôi đỏ. Hai mí mắt phết kem trắng. Mắt cứ nhấp nháy đen trắng như ánh chớp trong cơn mưa. Mớ tóc giả quăn queo buông xuống đến lưng, bụng thì độn phồng một túi mạt cưa, phủ chiếc tạp dề vải xanh, trên cái váy xòe vẽ hình một mảnh mặt trăng khuyết như cái miệng ngậm đầu ngón tay. Ở ngực mỗi người buộc hai chiếc bong bóng lợn nhuộm đen thành hai cái vú giả thỗn thễn, chỏm vú chấm phẩm đỏ hây, mỗi bước đi lại bần bật nảy lên. Đầu mỗi người chụp một cái mũ chỏm loe cắm chiếc lông đuôi công dài hơn một thước. Thế là đã đầy đủ thành một ả da đen Đa-hô-mây chính cống.” [11, 300]. Chỉ với một đoạn văn rất ngắn, bằng việc miêu tả rất chi tiết về một tiểu đoàn trá hình diễu hành bao gồm toàn những người lính An Nam ăn mặc để đóng giả làm những người phụ nữ da đen của nước Đa-hô-mây, tác giả đã khiến người đọc không khỏi bật cười. Thế nhưng đằng sau tiếng cười ấy, chúng ta thấy đó còn là thái độ mỉa mai, châm biếm của tác giả. Ông lên án gay gắt những trò vui vô bổ mà thực dân Pháp đã bày ra để hòng dụ dỗ người An Nam, hạ nhục người An Nam. Bên cạnh đó ông cũng lên án, phê phán những thanh niên người An Nam ta không biết phân biệt đúng sai để cho thực dân Pháp lợi dụng, làm trò mua vui cho chúng.

Bằng giọng văn hóm hỉnh cùng với tiếng cười tinh nghịch, có khi lại xót xa và mỉa mai châm biếm, tác giả đã miêu tả một cách chi tiết, tỉ mỉ về cảnh vật, nếp sống, về phong tục, về tất cả những gì đã diễn ra xung quanh mảnh đất kinh kì thời Pháp thuộc... Tất cả đều để lại cho độc giả một ấn tượng sâu sắc và đặt ra cho ta nhiều điều suy ngẫm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

101

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)