Thú chơi trong Chuyện cũ Hà Nội

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 76 - 79)

Sẽ là thiếu sót nếu như đã nói đến ẩm thực mà lại không nói đến thú chơi. Thú chơi của người Hà Nội xưa cũng trở thành một nét đẹp riêng, nó tạo thành một đặc trưng rất riêng của người Hà Nội.

Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả đã ghi lại những thú chơi không chỉ

của những trẻ nhỏ mà trong đó còn có cả những thú chơi của người lớn.

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ em nghèo (trong đó có cả tác giả thời nhỏ) thì đó là những thú chơi dân dã ở các vùng quê. Tác giả kể lại thuở nhỏ, ông là một người rất mê chim, ông thích nghe tiếng chim vành khuyên hót. Mỗi lần nghe chim vành khuyên ríu rít hót là biết tết đã trôi qua, tiết trời sang xuân. Thủa nhỏ ông đã từng đặt bẫy chim nhưng chưa bao giờ sập bẫy con nào. Cuối cùng cậu Sen mua một đôi ri sừng vì ri sừng hay ri đá chỉ ăn thóc rất dễ nuôi. Trải qua biết bao thế hệ, người Hà Nội vẫn giữ được một nét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

75

văn hóa đặc sắc của thủ đô ngàn năm nên thú chơi chim đến nay vẫn còn tồn tại. Không riêng gì trẻ nhỏ, với người lớn, chơi chim cũng là một thú chơi tao nhã. Bởi thế nên người xưa đã có câu “chơi đồ cổ để giữ thần, chơi cây để giữ lễ, chơi chim để luyện trí”.

Ngoài thú chơi chim, trẻ em còn rất thích các loài muông thú khác. Thế nên vườn bách thú với trăm thú muôn chim, đặc biệt có cả khỉ, voi và hổ, báo đốm đen, gấu ... là điểm dừng chân mãi không biết chán của con trẻ. Không chỉ có vậy, hàng năm vào ngày tết trung thu trẻ nhỏ cũng có rất nhiều thứ chơi khác. Đó là những chiếc trống nhỏ vang động khắp phố, là các đồ chơi rằm như đèn thắp nến, đèn ông sư, đèn kéo quân... Đêm rằm còn có trò chơi tiến sĩ thanh tao và mơ mộng (Đây là một trò chơi cũng dành cho người lớn tuổi và đến ngày nay, thú chơi này vẫn còn lác đác tồn tại). Đặc biệt, vào ngày tết trung thu, mỗi gia đình thường bày một bàn cỗ để trông trăng rồi phá cỗ. Sau khi phá cỗ xong thì cả người lớn và trẻ con ra Hàng Đào để chơi, để xem múa sư tử có khi đến nửa đêm mới về. Tại đây các đội sư tử cùng chuẩn bị sửa soạn tết rằm. Sư tử múa lấy giải thưởng của các hiệu buôn lớn, rồi đớp ngọc để lấy phong bao tiền... Những thú chơi trong đêm rằm trung thu thật vui nhưng đến nay có nhiều thú chơi không còn nữa, thay vào đó là những thú chơi ngoại nhập của giới trẻ.

Người lớn cũng có rất nhiều thú chơi. Đó là tiếng pháo của những ngày lễ hội. Đó là đi chơi chùa trong những ngày đầu năm. Đó là những vườn hoa cây cảnh. Đó là đi nghe hát ả đào... Đặc biệt đó là thú chơi Diều sáo của người Hà Nội. Đây là một thú chơi tao nhã vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Thú chơi diều đã tạo thành một ngày hội vào tháng giêng. Làm được một cánh diều quả là rất kì công. Trong truyện Diều Sáo, Tô Hoài đã miêu tả rất kĩ về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

76

giờ mọt. Hóp đá và tre đực ngâm vào bùn trong ao cả mùa, cả năm. Vớt lên, đẽo vót qua loa rồi đem gác bếp cả bộ sườn, bộ khung. Cuối tháng giêng rỡ xuống thanh hóp đá và những mảnh tre cật đã được khói hun óng đỏ, dẻo như cái lạt” [12, 17]. Sau khi làm khung xong lại phải phết giấy dán diều. Bước này cũng rất tỉ mỉ và vất vả. Xong việc diều là việc đi sửa sáo. Sáo được đẽo bằng mảnh gộc tre đực. Hoàn thiện diều đợi cho ngày có gió là đem đi thả diều. Làm diều, đẽo sáo đã lắm kỳ công mà thả được diều cũng không phải là điều dễ dàng: “Một người lực điền vác diều ra giữa cánh đồng, đâm diều lên. Hai bàn tay bác hương Cang thoăn thoắt tháo dây. Nghe chừng diều hết chao lên cao dần, đến lúc vào gió, mới thong thả cánh tay lên đến gió trên thì coi như cái diều oai hùng đứng thảnh thơi một mình giữa trời.” [12, 20]. Được thả mình giữa chiều lộng gió, nghe chính thanh âm mình tạo nên vi vút giữa trời, hòa âm cùng những chiếc diều khác quả là thứ cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản khó thứ gì sánh bằng. Diều sáo cũng như là một người bạn tri kỉ, biết làm cho con người ta vơi đi những mệt mỏi lo toan của cuộc sống khó khăn thường ngày. Bởi vậy, người ta thường nói chơi diều sáo rất khó, lại mất nhiều thời gian. Nhưng hình như, cái gì càng khó, lại càng mê.

Có thể nói, tất cả những thú chơi này đều mang một vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, trong xã hội đang vận động theo xu hướng đô thị hoá lúc bấy giờ thì những thú chơi này cũng đã có ít nhiều những thay đổi. Nó không chỉ mang tính chất tích cực mà bên cạnh đó cũng có một số thú chơi bị lai tạp và mang tính chất tiêu cực, chạy theo lợi nhuận, chạy theo thời thế. Chẳng hạn như thú chơi hát ả đào. Xưa kia thú chơi này thường dành cho những người yêu văn thơ. Một cô đào với một bộ phách, một phiến gỗ lim để làm nền, hai thanh tre để làm gõ cùng một anh kép gảy đàn đáy theo nhịp lời ca tạo nên một vẻ đẹp khiến nhiều người mê đắm. Nếu khách là người sành thì họ còn gõ trống chầu, tiếng trống hòa quyện với câu hát khiến hay lại càng thêm hay. Thế nhưng theo thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

77

gian, hát ả đào cũng có những lịch sử biến thiên. Đào hát lúc này trở thành đào rượu, tức là những cô đào không cần biết hát, không cần biết gõ phách mà họ chỉ cần tiếp khách rượu, ngả ngốn với khách rượu mà thôi...

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)