Nội thị và ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 79 - 113)

2.5.1. Nội thị trong Chuyện cũ Hà Nội

Như chúng ta đã biết, Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội là trái tim thiêng liêng ngàn năm của cả nước. Là người Việt Nam, không ai không kính, không yêu, không tự hào về Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội nhưng có mấy ai biết về lịch sử thăng trầm của mảnh đất này. Một Hà Nội của lầm than, của những kiếp người với bao chuyện buồn vui gợi lên cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ về số phận, về sự đổi thay của con người

Trong Chuyện cũ Hà Nội, tác giả tả cảnh nội thị từ những hàng cây đến nguồn gốc của những ngõ phố... tất cả đều gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người nơi đây. Mở đầu tập Chuyện cũ Hà Nội là hình ảnh phố mới. Một

Phố mới có nguồn gốc từ thời lão Tây buôn Đồ Phổ Nghĩa đem quân Tàu Cờ

Vàng tận Vân Nam về, lên chiếm đất lập thành. Khi nhắc đến tên phố mới,

người ta nghĩ ngayđến chợ mua bán người. Ở đây, một lớp người sầu thảm từ các nơi đổ về để kiếm sống. Họ làm đủ nghề từ con sen, con nhài, vú em, thằng nhỏ... Nét nổi bật nhất ở phố mới là những mụ tú bà môi giới bán người như bán những món hàng, với đủ những lời mời chào khác nhau

“- Tôi kiếm cho cậu cái món được mã nhé. Thổi cơm, giặt giũ, sai bảo, gì cũng nhanh tay, nhanh miệng. Lại kháu nữa! không ỡm ờ đâu.”

“- Cụ thì cứ kén người chân tay chắc chắn không tốn cơm mà nuôi những của nỡm, lóng ngóng động đâu vỡ đấy Cụ cho giá xem nào?”

“- Ờ sữa tốt nhiều lắm, cứ vọt tứa ra thế kia. Người đồng chiêm mà. Nghèo thì phải bỏ con ở nhà nuôi lã lần ra tỉnh đi ở vú kiếm miếng thôi...”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

78

[11, 14]. Hàng hóa của những lời mời chào này là những con người với đầy đủ các số phận nhưng chung quy lại, tất cả họ đều là những người nghèo khổ. Để kiếm miếng ăn, họ đã phải bán ngay cả bản thân mình, chấp nhận làm kiếp sống nô bộc, người ở, con sen... Cảnh mua bán người ở phố mới phức tạp làm são. “Các mụ Tú Bà nháo nhác, táo tác chạy đèn cù tán tỉnh chào hàng, nói thách ngã giá, đòi tiền lót tay. Khách mua người đã đưa người đi rồi đến lúc ngắm lại thấy có điều không ưng, quay lại, tìm mụ, vẫn con mụ ấy, thế mà mụ phủi áo cãi phứa không biết, không biết. Thế là một trận xỉa xói nhau lại um lên” [11, 14]. Không chỉ nổi tiếng bởi chợ mua bán người, Phố Mới còn

có nhà cầm đồ Vạn Bảo chuyên cho vay nặng lãi, bóc lột dân nghèo. Tác giả miêu tả cung cách làm ăn của chúng rất mờ ám, đen tối. “Nhà Vạn Bảo ngay giữa phố. Đi ra bờ sông, nhà Vạn Bảo ở tay phải. Lúc nào cũng có chú khách gầy móp xương hóc, cởi trần ngồi cái ghế đẩu canh cửa...Nhà cầm đồ Vạn Bảo có cái hẻm lối đi con con chỉ vừa một người len vào, thì đến một cửa mắt cáo thấy cái lỗ tròn. Dì tôi cầm tờ biên lai, kèm với tiền chuộc, tiền lãi đặt trước ô cửa. Chỉ thấy một bàn tay gầy gùa đen như ám khói thuốc phiện thò ra lặng lẽ vơ cả vào. Khác nào các thứ đồ cúng dâng ông trằn tinh trong truyện Thạch Sanh...” [11, 16]

Sang đến Băm sáu phố phường, người đọc bắt gặp một nội thị rắc rối với nhiều thành phần, nhiều tầng lớp người khác nhau. Xưa kia Hà Nội rất hẹp, được bọc bao quanh bởi tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hà Đông. Phố phường Hà Nội lúc bấy giờ được chia thành nhiều khu vực khác nhau. Các phố như phố Hàng Bài, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên, Lê Hồng Phong, Hùng Vương bấy giờ là khu vực phố Tây. Ở khu vực này, chủ yếu là người Tây hoặc người An Nam giàu có sinh sống. Con phố này vắng vẻ, ít người đi lại, nếu có cũng chỉ là những người hầu bếp, bồi bàn, tài xế, các cô khâu đầm hay những người giữ trẻ nhà Tây. Còn phố Hàng Gai, Hàng Bông,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

79

Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Đồng Xuân người qua lại đông đúc. Đây là nơi buôn bán sầm uất và nơi đây cũng xuất hiện nhiều tay trộm cắp, du côn du kề. Ngoài ra còn có hai khu vực nữa mà ít người nhận ra, đó là các phố nhỏ hai bên chợ Hôm và đường Huế mà bây giờ là phố Trần Xuân Soạn, Ngô Thời Nhiệm, Phùng Khắc Khoan, Hòa Mã. Bên này là Mai Hắc Đế, Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân mà trước đó còn là một bãi hoang đầm lầy, ít người sinh sống rồi dần dần nhà cửa, phố xá mọc lên, người làm việc, người buôn bán, kẻ giàu người nghèo chen chúc nhau ở. Vùng này là phố của cán bộ công chức, các nhà buôn, các ông ký, ông thông là chính. Bên cạnh đó còn có một vùng khác dưới bãi dọc đê Sông Hồng. Các bãi Cơ Xá, Nghĩa Dũng, Phúc Xá xuống tới bến Phà Đen toàn là nhà lá hoặc những túp lều lá. Đến mùa hanh hao, chỉ cần một mồi lửa là có thể cháy luôn cả một dãy phố. Đây là nhà của những người nghèo như cu li, dọn kho, kéo xe, phu phen khuân vác, đổi thùng, người các vùng quê đói rách đổ ra thành phố kiếm ăn. Tất cả họ đều “rúc ráy” ở đấy. Theo lời kể của Tô Hoài thì có dạo Nguyên Hồng cũng ở một gian nhà lá thuê ở dưới bãi Nghĩa Dũng. Nhà vách đất tối om, vào cửa phải cúi đầu và cả gian nhà chỉ kê vừa cái giường chõng. Dưới gầm giường là một cái hòm gỗ đựng tất cả các đồ đạc như gạo, nồi niêu, quần áo... Chính những khu vực nghèo nàn, rách rưới này lại là nơi tụ tập sòng bạc, các tay chơi có hạng và rất nhiều bọn “đầu trộm đuôi cướp”. Ngay cả mật thám dù biết rõ tông tích của chúng nhưng cũng không dám động chạm đến... Như vậy với việc điểm lại những khu phố của Hà Nội xưa, Tô Hoài đã cho người đọc thấy một thành phố với đầy đủ những thói tật, giống như một xã hội thu nhỏ “vui ít, buồn nhiều”.

Phố Hàng Đào là khu phố buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc

đẹp đẽ. Ở Hàng Đào, một tháng có sáu phiên chợ, trong đó có hai phiên là chợ tơ lụa vào ngày mùng một và ngày mùng sáu âm lịch. Lúc đầu, người bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

80

tơ lụa là người ở trong các làng tơ cửi, họ bán lụa ngay trong nhà. Dần dần, người buôn tơ lụa toàn những nhà buôn giàu có, chỉ có người trong các làng nghề là lo sốt vó. Cảnh buôn bán của những người kẻ chợ được miêu tả trong truyện rất chi tiết. Người mua là những người giàu có. “Mợ Hai ngồi xếp bằng giữa cái sập. Mợ chít khăn nhung vành dây, mặt phấn tròn húp híp. Tay đeo hạt ngọc xanh. Cổ quấn dây chuyền vàng, tay mấy tầng ngọc thạch, lại thêm cái mặt lập lặc vàng lóng lánh”; còn người bán là người đến từ các làng nghề tơ lụa, họ chen chúc, xô đẩy nhau thậm chí còn nói mỉa mai nhau: “Người bán lụa ngồi xổm từ ngoài cửa vào kín lối đi. Người đến sau bước rón rén, nói nịnh vu vơ một câu: nhà lát đá hoa thế này mà được ngả lưng một cái còn mát bằng vạn cái giường thổ tả nhà tôi, các ông các bà ạ...người ngồi lố nhố tận ngoài chen vào lại nịnh khéo, xuýt xoa kêu mát quá. Bà bên cạnh chép miệng: rõ hươu vượn khen phò mã tốt áo. Cái người vừa nhích lên, ngồi phải chỗ hắt nắng, vẫn nói: hây hẩy thế này mát quá, mát quá. Làm như không để ý câu nói mỉa.”[11, 153-154]. Ở “phố Hàng Đào”, người tốt người xấu lẫn lộn, không biết đâu mà phân biệt được, chỉ biết có một anh điên hiền lành “cười tình chen giữa những du côn, kẻ cắp và bạc bịp đi rủ rê người khờ đánh bất, đánh xì, xem bói cứ giơ quân bài tây, quân ít xì lên đầu. Đương buổi chợ càng đông. Không biết đâu kẻ cắp, đâu người ngay. Ai cũng cắp nắp, khư khư, trông trước trông sau, sợ đứa nào giựt mất”[11, 157]

Qua truyện Phố Nghề, người đọc hiểu biết thêm về các khu phố khác

nhau ở nội thị Hà Nội xưa. Các phố nghề ở kẻ chợ chỉ là nơi giao dịch mua bán, thường thì không phải là nơi sản xuất. Mỗi phố nghề, từ đầu đến cuối phố, nhà nhà đều bán một mặt hàng giống nhau. Chẳng hạn như phố Hàng Đồng thì bày bán mâm đồng, đỉnh đồng; phố Hàng Giấy lại bầy bán các loại giấy ở các làng nghề Bưởi và Cầu Giấy... Nhưng các cửa hàng bây giờ cũng đã có nhiều thay đổi và phức tạp. Nếu trước kia các làng nghề thủ công đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

81

những con dao, cái bừa đem ra kẻ chợ bán thì giờ ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào lại bán đồng hồ ngoại bày lẫn với đồng hồ dởm, thậm chí hàng dởm còn là hàng của maphia. Sự đổi thay và những khác nhau này còn thấy rõ ở từng phố. Phố thuần nghề không giống trong làng. Trong làng làm nghề cha truyền con nối từ đời này sang đời khác, người ở nơi khác về chỉ được ngụ cư ở đầu làng hoặc cuối làng. Còn ở phố nghề thì chủ yếu là các cửa hàng bán và hợp tan theo thời. Cũng có một vài nghề được làm ngay tại chỗ nhưng đó cũng là nơi hành nghề, vừa là nơi ăn chốn ngủ và cả chỗ bán hàng nữa. Sự thay đổi còn sang đến phố Hàng Buồm. Trước đây ở phố này chủ yếu làm nghề đan buồm, đan vỉ cói nhưng sang đầu thế kỉ phố Hàng Buồm xuất hiện la liệt các mặt hàng khác nhau. “Ở đầu phố, hai bên là những cửa hàng bán thịt lợn, thịt vịt quay...Bên các hàng thịt quay, bày cao những quầy những gian trong nhà bày bán lê, táo, hồng, hạt dưa Tàu lái buôn từ Hồng Kông sang.” [12, 10]. Giữa phố có rải rác những hiệu ăn lớn của người Trung Quốc, ở cuối phố người ta lại bán đường cát, đường phổ, đường bánh của lái buôn Quảng Ngãi... Ở Hàng Giấy bây giờ cũng có nhiều thay đổi. “Lại như phố Hàng Giấy, bên những cửa hàng bán giấy moi, giấy bản, còn nhiều nhà bán gạo, vì đây cạnh phố Hàng Gạo và chợ Gạo” [12, 11]

Sự đổi thay ở các phố nghề còn là do khi làm ăn phát đạt có nhiều nhà trở nên giàu có. Giữa các phố nghề lụp xụp, chen chúc cửa nhà đình đền còn có những dinh cơ đồ sộ nhà cao cửa rộng của các nhà buôn, nhà làm nghề trở nên triệu phú. Ngày nay các làng nghề đang dần dần quay lại hình thù của các làng nghề xưa nhưng không thể có một phố toàn nhà một nghề như tên phố nghề như trước nữa.

Sự mưu sinh của con người nơi phố thị cũng rất đa dạng và phức tạp. Với chỉ một ngõ phố đó là phố Hàng Ngang nhưng đã có hai vẻ mặt thật khác nhau. Một bên là “Phía giáp Hàng Đường thì sầm uất, chen lẫn những nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

82

xưởng với các nhà làm keo cột, người cởi trần đứng vắt dây đường vào cột kéo kẹo cả ngày. Xưởng dệt Lợi Quyền, hiệu chè Chính Thái, kẻ ăn người làm và khách buôn tấp nập ra vào, qua lại. Lại đám ăn mày rách lướp tướp chỉ thấy những đầu gối trố ra; bọn bói bài tây nhâng nháo, với lũ kẻ cắp móc túi nháy mắt tụ tập rồi kéo vào chợ. Trên vỉa hè ra đến chợ Đồng Xuân, người nhốn nháo chốc lại tiếng hô hoán bị giật nón, người xô đẩy kêu khóc”[12, 325]. Bên còn lại là “Chỗ giáp Hàng Đào thì sạch sẽ quang đãng”[12, 325]. Như vậy là trong từng khu phố, với đủ mọi ngành nghề buôn bán đa dạng khác nhau còn có sự tồn tại của những phức tạp do đời sống đô thị đem lại. Nó đã làm nảy sinh những mặt trái của xã hội.

Cái tàu điện leng keng, leng keng từng ngõ phố là một đặc trưng của Hà Nội xưa đã được nhà văn nhắc đến nhưng nay đã không còn. Ở nội thị Hà Nội thời Pháp thuộc, ta còn bắt gặp những ngày Hội Tây . Hội Tây diễn ra vào ngày mười bốn tháng bảy hàng năm. Đây là ngày quốc khánh của nước cộng hòa Pháp. Trong ngày ấy, toàn những trò chơi khiến cho người ta cười. Đó là những trò do ông cai Mấu trước có đi lính bên Tây về bày đặt ra. Đó là trò lặn bắt vịt dưới ao mà phải bắt từ dưới chân lên, có rất nhiều thanh niên tham gia, “loạn xạ” cả ngày hội. Rồi mỗi năm người ta nghĩ ra một trò mới “Ông cai Mấu cầm cần câu đứng đầu cầu ao. Dây câu buộc chiếc mũ thổ công giấy vàng chóe. Người lặn xuống, thình lình nhô lên, đội trúng vào mũ, thế là có thưởng đồng “săng căng” kền năm xu”[11, 298]. Thế nhưng chẳng năm nào có ai lấy được đồng “săng căng” của ông cai Mấu cả.

Cùng với những ngày hội nhố nhăng đó còn là diện mạo của một nội thị đang được đô thị hóa từ những ngõ phố, con đường, đến nếp sống nếp sinh hoạt của con người nơi đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

83

Trần Hữu Tá viết về Tô Hoài như sau: “Tô Hoài có riêng một vùng ngoại thành cần lao, nhưng thơ mộng gắn bó với ông từ thủa lọt lòng. Nhà văn hiểu nó đến tận chân tơ kẽ tóc, từ nghề dệt lĩnh đến nghề làm giấy, từ hội hè đình đám đến chợ búa, tết nhất, từ phong tục tập quán xưa cũ đến cả quá trình tham gia cách mạng” [23, 158 ]

Có lẽ vì vậy mà trong Chuyện cũ Hà Nội, phần ven đô được tác giả quan tâm nhiều hơn, viết nhiều hơn so với phần nội thị. Theo kết quả khảo sát thống kê thì số lượng tác phẩm viết về vùng ven nội trong Chuyện cũ Hà Nội là 53/114 truyện, chiếm 46,5% còn phần nội thị là 14 tác phẩm chiếm 12,3%. Nói như thế có nghĩa là phần ven đô có phần nào được Tô Hoài dành nhiều tình cảm hơn. Ở phần này, Tô Hoài chủ yếu viết về những kỉ niệm của bản thân và những người sống quanh mình. Trong cái nhìn rất riêng, nhà văn Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công một mảng sống của người Hà Nội xưa. Từ cảnh thợ củi, thợ giấy lầm than bụi bặm, đói khổ đến cảnh các làng quê ven nội chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu dẫn đến thảm cảnh người dân nghèo phải đi tù rượu thay để vợ con ở nhà có người nuôi. “Bên làng Mai còn nhiều nhà nấu rượu lậu, có những người đã quen đi ở tù thay người bị bắt rượu như thế, tù mấy ngày, mấy tháng, đã có giá hẳn hoi. Có người ngồi tù thuê đến mười tám, hai mươi tháng. Chủ rượu ở nhà phải nuôi vợ con, lại đóng thuế thân cho người tù thay đến hai năm. Thôi thì đằng nào cũng vậy, người khôn của khó ở nhà cũng phải mửa mật mới kiếm nổi miếng.”[11, 27]. Ở ven đô, ta còn bắt gặp cảnh ở Vọng, cổng Rong, chợ Mơ, bến chợ trâu Hà Đông, Cầu Gỗ, cầu Cuối…” nhan nhản người tàn tật, ăn mày. Ở đâu cũng “ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là câu kẻ khó xin ăn”. Cảnh đòi nợ cũng hiện lên buồn đến nao lòng. Người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo. Quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết, chủ nợ đến đòi, cũng chỉ biết nhìn nhau. Năm nào cũng vậy, và kết thúc là lời hẹn “sang giêng… sang giêng” để

Một phần của tài liệu Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tô Hoài (Trang 79 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)