Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 100 - 102)

Quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các công trình thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(1) Xây dựng mô hình nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, an ninh tốt, quản lý dân chủ.

(2) Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải tạo và chỉnh trang làng xóm, phải có cảnh quan đẹp, nâng cao hưởng thụ cho cư dân cộng đồng, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội bên vững đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đối với những địa phương thường xuyên bị thiên tai (nếu có).

(3) Quy hoạch NTM bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới, đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế của địa phương; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa.

(4) Tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp nông thôn qua các hoạt động hiện đại hóa sản xuất, chuyển hẳn sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa bằng cách quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (vùng lúa chất lượng cao, lúa giống, hoa màu, cây vụ đông, vùng chuyên canh thuỷ sản hoặc chăn nuôi tập trung...), dồn đổi đất đai giữa các hộ theo hướng mỗi hộ chỉ canh tác trên một thửa ruộng hoặc nhiều hộ chung nhau một thửa, cơ khí hoá, điện khí hóa các khâu của quá trình sản xuất, mở rộng chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

(5) Nâng cấp, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất (kênh mương, Trạm bơm, đường điện, giao thông nội đồng...) và đời sống (đường, điện, trường học, trạm xá, đường giao thông, trụ sở xã, nước sạch, xử lý rác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thải, nước thải, các thiết bị văn hóa thể thao...) cho cộng đồng dân cư, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao mức sống cho nông dân, đặc biệt là những hộ nghèo.

(6) Tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho các công tác này theo hướng đồng bộ, toàn diện trên địa bàn xã La Hiên nói riêng và huyện Võ Nhai nói chung.

(7) Xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh, người dân nông thôn có cuộc sống lành mạnh, an toàn, dân chủ, công bằng, văn minh. Tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý và đóng góp sức lực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và hưởng lợi từ các thành quả đó.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 100 - 102)