2.4.1 Xã Phú Thƣợng – Võ Nhai
2.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Thượng là một xã thuộc vùng cao của huyện, nằm ở phía đông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, diện tích 5.792,54 ha.
Địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp xã Vũ Lễ (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). + Phía Tây giáp thị trấn Đình Cả và xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai). + Phía Nam giáp xã Phương Giao,Tràng Xá (huyện Võ Nhai). + Phía Bắc giáp xã Vũ Chấn, Nghinh Tường. (huyện Võ Nhai). 2.4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.
Xã Phú Thượng chỉ cách trung tâm huyện Võ Nhai chưa đầy 2km, Phú Thượng là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và là một trong 3 xã được chọn làm điểm xây dựng NTM.
Tuy nhiên, kinh tế ở không mấy phát triển, chủ yếu vân mang tính tự cung, tự cấp. Trên địa bàn xã không có lấy một doanh nghiệp hay đơn vị nào đóng trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Đa số các hộ dân sống bằng nghề nông. Vì vậy, sự huy động tham gia đóng góp của dân là khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xã Phú Thượng là nơi thành lập chính quyền cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến. Phú Thượng có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ địa phương. Hầu hết người dân Phú Thượng đều là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hiện đều nói tiếng Việt.
2.4.1.3. Thực trạng triển khai chương trình NTM
Xã đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức gần 28 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 1.792 ngươi tham gia, cho các cán bộ chủ chốt từ cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thể của thôn, xóm. In ấn tài liệu cho 1.195 hộ dân trên địa bàn.
Xã Phú Thượng là 1 trong hai xã đầu tiên trong huyện hoàn thành công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM.
Theo Chương trình xây dựng NTM, để thực hiện được 19 tiêu chí theo quy định thì “đụng” vào đâu cũng đều cần vốn, trong đó, có những tiêu chí sẽ được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, làm đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ thôn, xóm; có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn, xóm, bản; có những tiêu chí người dân tự thực hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn như, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cần có sự đối ứng của nhân dân...
Tuy nhiên, xã không có doanh nghiệp hay đơn vị nào đóng trên địa bàn, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, đa số các hộ dân sống bằng nghề nông. Vì vậy, sự huy động tham gia đóng góp của dân là khó khăn. Để thực hiện được các tiêu chí cần đối ứng như: đường bê tông, kênh mương ...mặc dù với cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm” (Nhà nước đầu tư bằng xi măng với kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phí đóng góp bằng 60%; còn 40% nhân dân đóng) nhưng cũng còn chật vật;
con đường quyết toán xong, có hộ vẫn chưa nộp được tiền đóng góp.
Qua đánh giá, xã còn 11 tiêu chí chưa thực hiện được. Song, hầu hết các tiêu chí đều cần đến sự đóng góp lớn của dân như: làm chợ, giao thông nội đồng, hoàn thiện nốt cơ sở hạ tầng (đường bê tông, kênh mương, xây dựng nhà văn hoá xóm). Đây là bài toán khó cho những xã còn nghèo như Phú Thượng.
2.4.1.4. Kết quả bước đầu đạt được
Là một trong ba xã điểm của huyện Võ Nhai trong thực hiện xây dựng NTM, sau hơn ba năm triển khai thực hiện, bộ mặt nông thôn của xã Phú Thượng đã và đang dần thay da đổi thịt. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2011–2015 theo kế hoach đã đề ra, xã Phú Thượng đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư, đồng thời vận dụng sáng tạo các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và đia phương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là việc làm thường xuyên và lâu dài. Trên cơ sở đó xã đã tập trung tuyên truyền đến người dân để nâng cao nhận thức trong việc xây dựng NTM góp phần xây dựng cuộc sống mới.
Qua rà soát, tới nay xã đạt 8/19 tiêu chí. Trong số các tiêu chí chưa đạt nhà văn hoá thôn, bản, thu nhập... là một trong những yếu tố khó thực hiện.
Hiện xã có 11/11 thôn, bản có nhà văn hoá và khu vui chơi thể thao, nhưng chưa đạt chuẩn. Trong năm 2012, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, riêng xóm Mỏ Gà đã đến 30 hộ đã tham gia hiến đất từ 20 đến hơn 100m2 đất để làm đường liên thôn. Toàn xã đã thu được hơn 65 triệu đồng tiền đối ứng cơ sở hạ tầng nông thôn và sử dụng trên 600 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn. Hiện nay xã đang khẩn trương tiến hành hoàn chỉnh đề án phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền xây dựng NTM để mọi người dân nhận thức đúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mục đích, ý nghĩa và vai trò của từng cá nhân, tập thể trong chương trình xây dựng NTM.
2.4.1.5. Hạn chế tồn tại
+ Tư duy manh mún trong sản xuất nông nghiệp còn rất nặng nề. + Sự đầu tư cả về vật chất, khoa học kỹ thuật còn hạn;
+ Hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đầu tư cho sản xuất còn dàn trải.
+ Biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng NTM cấp xã chưa được bố trí đủ, do đó trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn.
+ Chưa xây dựng được các vùng sản xuất hàng hoá, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của đại bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn hạn chế.
+ Năng lực cán bộ cơ sở còn yếu, điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chương trình chưa đáp ứng.
+ Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống nông dân còn gặp nhiều khó khăn, chênh lệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.
2.4.2 Xã Lâu Thƣợng – Võ Nhai
2.4.2.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Lâu Thượng là vùng giữa của huyện Võ Nhai, có diện tích 33,82 km², dân số năm 1999 là 5.884 người, mật độ dân số đạt 174 người/km².
Trung tâm xã cách thành phố Thái Nguyên 32 km và tuyến quốc lộ 1B chạy qua tạo thành trục trung tâm của xã.
Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, Lâu Thượng lần lượt giáp với xã Vũ Chấn, Phú Thượng, thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Liên Minh, La Hiên và cuối cùng là xã Cúc Đường đều thuộc huyện Võ Nhai. Lâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thượng cũng có một đoạn ranh giới ngắn với xã Văn Hán của huyện Đồng Hỷ ở phía Tây Nam.
2.4.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Giống như các địa phương khác trong huyện, Lâu Thượng là một xã có địa hình đồi núi và thuộc cả hai lưu vực sông Cầu và sông Thương. Nếu đi theo tuyến quốc lộ 1B từ thành phố Thái Nguyên, bên tay phải đường sẽ là những dãy núi đất, còn bên tay trái chạy song song là dãy núi đá vôi. Lâu Thượng là một xã nghèo nhưng có nhiều tiềm năng, đặc biệt là vị trí địa lý và giao thông thuận lợi.
Lâu Thượng được chia thành 10 xóm là: Đồng Chăn, Làng Chiềng, Làng Áng, Là Dương, Cây Hồng, La Mạ, La Hoá, Yên Ngựa, Làng Hang, Đất Đỏ,
2.4.2.3. Thực trạng triển khai chương trình NTM
Xã Lâu Thượng là một trong hai xã điểm đầu tiên trong huyện hoàn thành công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM xã trên địa bàn huyện.
Đây là một trong những xã có điều kiện thuận lợi hơn, vì người dân ngoài trồng cây lúa nước, xã còn sản xuất cây thuốc lá hàng hoá.
Qua đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã cũng có đến 7/19 tiêu chí đạt, trong các tiêu chí đạt được có những tiêu chí nhỏ cũng chưa đạt. Ví dụ như tiêu chí đường giao thông nông thôn, về cơ bản xã đã xây dựng xong, nhưng so với tiêu chí của Bộ Giao thông - Vận tải lại chưa đạt, vì lòng đường liên thôn hiện tại rộng có 2,5 m, theo quy định của Bộ GT-VT phải rộng 4 đến 5m, vỉa hè tối thiểu mỗi bên rộng 1 đến 2 m; lòng đường ngõ xóm rộng 3,5 đến 4 m; hoặc tiêu chí về điện thắp sáng, tiêu chí nhà văn hoá xóm mới có 8/16 nhà văn hoá đạt chuẩn; còn 2 xóm chưa có nhà văn hoá; nhà văn hoá - thể thao của xã chưa có gì... Đây là những tiêu chí xã còn phải hoàn thiện trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, theo kế hoạch của Huyện Võ Nhai, Lâu Thượng sẽ là đơn vị phải hoàn thành Chương trình xây dựng NTM vào năm 2015. Trong thời gian
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngắn như vậy, xã sẽ phải huy động một lượng vốn lớn cùng một lúc để thực hiện xây dựng nhà văn hoá xóm, nhà văn hoá - thể thao xã, làm đường (mặc dù có sự hỗ trợ của Nhà nước) là vấn đề cũng rất khó khăn.
Xã cũng vừa nhận được Quyết định giao kế hoạch vốn Chương trình NTM năm 2013 của huyện, trong đó tổng nguồn vốn thực hiện của cả huyện là 1.645 triệu đồng, chủ yếu thực hiện công tác quy hoạch (3 xã điểm được 70 triệu đồng/xã; 12 xã còn lại 50 triệu đồng/xã); hỗ trợ các hoạt động triển khai sản xuất 700 triệu đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp tại các xã điểm 300 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất chăn nuôi 200 triệu đồng; đào tạo tập huấn 75 triệu đồng; quản lý tuyên truyền 60 triệu đồng (mỗi xã 4 triệu đồng). Đây là cơ sở để các xã chủ động triển khai các công việc, nhiệm vụ nào làm được trước thì triển khai ngay.
2.4.2.4. Đánh giá kết quả bước đầu
Những mặt được: Xã Lâu Thượng đạt được 7/19 tiêu chí, bê tông hóa 47
tuyến đường liên thôn, dài 14 km đã được. Trong đó có 6 tuyến loại A, 19 tuyến loại B và 22 tuyến loại C. Với phương thức: nhân dân đóng góp cát sỏi và ngày công, Nhà nước hỗ trợ xi măng, hiện tại với 47 tuyến đường liên thôn, Nhà nước đã cung ứng trên 1.600 tấn xi măng cho xã, trong đó tập trung tại các xóm như: Cây Hồng, La Mạ, Làng Áng.
Trong quý I/2013, chính quyền các cấp và nhân dân xã Lâu Thượng sẽ tích cực hoàn thành việc xây dựng 8 km đường để hoàn thành tiêu chí đường giao thông nông thôn trong chương trình NTM. Các tuyến đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển phân bón, nông sản cho bà con nông dân. Đây sẽ là cơ sở quan trọng giúp xã Lâu Thượng sớm hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những hạn chế tồn tại
Thiếu vốn để đầu tư về vật chất, khoa học kỹ thuật và con người; cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn dàn trải. Biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác xây dựng NTM của xã chưa được bố trí đầy đủ. Cán bộ và nhân dân còn nặng tư duy bao cấp, sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc, manh mún, chưa xây dựng được các vùng sản xuất hàng hoá lớn để tạo ra hàng hoá có giá trị. Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM của đại bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Năng lực cán bộ cơ sở còn yếu, điều kiện làm việc cần thiết để thực hiện chương trình chưa đáp ứng đủ. Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiểu kết chƣơng 2
Nhìn chung, huyện Võ Nhai đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do có sự đầu tư cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất lao động ngày càng tăng lên và dần đi vào ổn định.
Qua rà soát sơ bộ tại 3 xã thí điểm, 11 xã đại trà của huyện, một số xã đạt rất ít tiêu chí, theo con số thống kê mới đây, trong số 14 xã trên địa bàn huyện chỉ có 02 xã đạt tiêu chí về quy hoạch (đạt 14,3%), có 9 tiêu chí không xã nào đạt: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ câu lao động, văn hoá, môi trường... 5 xã đạt từ 5 tiêu chí trở lên theo 19 tiêu chí quy định của Trung ương (đạt 35,7%).
Việc chuyển dịch cơ cấu và đổi mới cách thức trong sản xuất còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp, thiếu mô hình sản xuất hiệu quả, chưa đủ sức phát triển hàng hóa, chưa phát huy tốt các nguồn lực. Công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm, chưa đủ sức thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn còn yếu kém; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai chưa đủ mạnh. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM chưa đáp ứng yêu cầu.
Ba xã điểm trong phong trào xây dựng NTM của huyện Võ Nhai đã thu được kết quả như dự kiến. Phong trào xây dựng NTM đã từng bước làm thay đổi bộ mắt nông thôn huyện Võ Nhai, từng bước nâng cao đời sống của người dân trong huyện./.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ LA HIÊN, HUYỆN VÕ NHAI - THÁI NGUYÊN
3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thiết kế mô hình nông thôn mới ở xã La Hiên -Võ Nhai-Thái Nguyên
3.1.1. Đánh giá chung
La Hiên nằm phía cửa ngõ của huyện Võ Nhai, có diện tích đất tự nhiên 38,69 km2, toàn xã có 15 xóm, 8 dân tộc, dân số 7.747 nhân khẩu. Đảng bộ có 26 chi bộ gồm: 314 đảng viên. La Hiên là địa danh dành chính quyền đầu tiên của huyện Võ Nhai ngày 21/03/1945. Nhân dân các dân tộc xã La Hiên có truyền thống yêu nước, yêu lao động. Trao đổi với chúng tôi Bà Vi Thị Bích Liên Chủ tịch UBND xã cho biết những thuận lợi, khó khăn và nhừng vấn đề còn tồn tại của xã trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới.
* Thuận lợi
Những năm gần đây, tình hình kinh tế- xã hội của địa phương có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người nông dân được nâng lên rõ rệt, Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 15,7 % , xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ 2006, 4/9 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn