Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội nông thôn ở huyện Võ Nhai-

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 66 - 125)

* Sản xuất nông nghiệp

Theo “Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 - 2010”, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 5,85% (thời kỳ 2006 - 2010). Tổng sản lượng lương thực năm 2011 đạt 30.429 tấn.

Lao động làm việc trong ngành trồng trọt chiếm trên 90% số lao động trong ngành nông - lâm nghiệp của huyện. Những cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, thuốc lá. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi tăng khá nhanh theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2005 toàn huyện có 13.113 con trâu, 31.909 con lợn và 2.352 con bò... Tuy nhiên, hiệu quả chăn nuôi còn kém.

* Sản xuất lâm nghiệp:

Võ Nhai có 57.729,46 ha đất lâm nghiệp (2011). Trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 33,7%; đất rừng phòng hộ chiếm 50,2% và đất rừng đặc dụng chiếm 16,1%.

*Các ngành nghề khác: Trong mỗi gia đình các nghề đan lát, đồ gia dụng, thêu thùa...cũng khá phát triển và thường do người phụ nữ đảm nhận. Ngoài ra, một số ít hộ gia đình làm các nghề khác như: mộc, rèn, gò, hàn, may đo... nhưng giá trị sản phẩm không cao.

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở huyện Võ Nhai -Thái Nguyên Thái Nguyên

2.2.1. Tăng trƣởng kinh tế

Kinh tế Võ Nhai cơ bản vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 85% tỷ trọng) do còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đất đai kém màu mỡ, cây trồng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trình độ dân trí thấp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện đạt từ 6% - 7% trên 1 năm.

Cơ cấu kinh tế: Nông-Lâm nghiệp; Tiểu thủ công nghiệp; Thương mại và Dịch vụ đã có nhưng bước cải thiện. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Huyện Võ Nhai được thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.6: Tình hình tăng trƣởng kinh tế của huyện Võ Nhai năm 2012

Ngành Giá trị sản xuất tăng thêm năm 2011 (triệu đồng) Giá trị sản xuất tăng thêm năm 2012 (triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%) Nông-Lâm-Thuỷ sản 93.462,0 97.294,0 104,10 Công Nghiệp-Xây dựng 67.768,0 79.987,0 118,03 Du lịch-Dịch vụ 35.120,0 40.730,0 115,97 Thu Nhập bình quân/người 3.500,0 4.230,0 120,86

Giá tri 1 Ha canh tác 5. 17,5 18,34 104,80

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Võ Nhai)

2.2.2. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, cơ chế quản lý được cải tiến, với phương châm sử dụng kết hợp và tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư, trên địa bàn huyện đã xây dựng được một số công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống của đồng bào. Về xây dựng, huyện đã chủ động thu hút các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá , trụ sở ủy ban nhân dân của một số xã, xây dựng các công trình công cộng...

2.2.2.1.Giao thông

Trong huyện có quốc lộ 1B chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản đã được cải tạo nâng cấp, còn lại khoảng 10 km cần đưa vào kế hoạch đầu tư nâng cấp trong thời gian tới, nhằm giảm bớt sự khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Tuyến đường từ Thị trấn Đình Cả đi xã Bình Long đến nay đã trải nhựa xong, đã giải quyết việc đi lại thuận tiện cho nhân dân trong và ngoài huyện. Tuyến đường từ Tràng Xá đi Liên Minh và ra Thành phố Thái Nguyên, đã được đầu tư nâng cấp rải cấp phối, chất lượng hiện nay đảm bảo được việc đi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lại của nhân dân. Các tuyến đường 1B vào các xã ở phía bắc như Thượng Nung, Thần Sa, Nghinh Tường, Sảng Mộc trước đây đi lại rất khó khăn, hiện nay đã được cải tạo, nâng cấp ô tô đã đến được trung tâm xã. Các tuyến đường liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là tuyến đường mòn, việc đi lại rất khó khăn nhất là đối với mùa mưa.

2.2.2.2. Thủy lợi

Được sự hỗ trợ của Nhà Nước và đóng góp của nhân dân, Võ Nhai đã xây dựng được 11 hồ chứa, 50 phai đập kiên cố, 12 trạm bơm, khoảng 132km kênh mương và hàng trăm phai đập tạm, nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Năng lực thiết kế tưới khoảng 1.119ha, năng lực tưới thực tế được 597ha.

Nhìn chung các công trình thuỷ lợi trong huyện đều nhỏ lẻ, không được nâng cấp tu bổ thường xuyên, cho nên năng lực tưới bị hạn chế, đến nay toàn bộ các công trình thuỷ lợi của huyện mới tưới được khoảng 850ha lúa Đông - Xuân.

2.2.3. Lĩnh vực xã hội

2.2.3.1. Giáo dục đào tạo của huyện

Trong những năm qua, huyện Võ Nhai đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc mở rộng phạm vi giáo dục, kể cả cho người nghèo vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu báo cáo của phòng giáo dục huyện Võ Nhai, đồng thời kết hợp với số liệu đi điều tra tại các xã và thị trấn của huyện, hiện trạng về giáo dục đào tạo của huyện như sau:

Đối với cấp học mẫu giáo trên địa bàn huyện đã có sự tăng lên rất rõ qua các năm, năm 2010-2011 tổng số lớp là: 15, đến năm 2011-2012, số lớp học cũng tăng lên: 17 lớp; số học sinh cũng tăng lên 2010-2011: 2.252 học sinh năm học 2011-2012: 2.467 học sinh. Đối với số trường lớp, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện cũng được tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Một số trường được xây mới như trường PTTH Trần Phú; THPT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoàng Quốc Việt, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có trường dân tộc nội trú. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng bước được xã hội hoá và đa dạng mạng lưới trường lớp cơ bản được đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc huyện Võ Nhai. Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp học trong độ tuổi ở các cấp học, bậc học hàng năm đều tăng, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp đạt cao, cơ sở vật chất đang từng bước được hoàn thiện. Trình độ đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược quốc gia về giáo dục cho tất cả mọi người mới được thông qua gần đây đã nhấn mạnh, việc tiếp tục cung cấp giáo dục có chất lượng cho mọi bộ phận dân cư trong xã hội cho thấy: tỷ lệ đi học tiểu học đã tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Ở miền núi, nơi đường giao thông đi lại còn khó khăn, trẻ em thường chỉ học vài năm rồi bỏ, đối với giáo dục THCS tỷ lệ học sinh tăng đáng kể nhưng với mức độ tương đối khác nhau. Hầu hết trẻ em trong nhóm dân số khá và giàu thì đi học hết THPT, trong khi đó chỉ hơn một nửa số trẻ em trong nhóm nghèo nhà ở vùng sâu, vùng xa được học trung học cơ sở. Một trong những lý do của sự khác biệt này là chi phí cho việc học: lệ phí học tập, sách vở, các khoản đóng góp khác hơn nữa việc đi học xa gặp nhiều khó khăn phương tiện đi lại không có...

2.2.3.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chuyển đổi kinh tế đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong ngành y tế. Cũng giống như giáo dục, sự phát triển y tế của huyện cũng được cải thiện và nâng cao cả về chất lượng phục vụ: phòng bệnh, giường bệnh cũng như trình độ khám chữa bệnh của đội ngũ y, bác sĩ từ cấp xã đến thị trấn. Hiện nay không còn xã trắng về y tế, các trạm xá đều được kiên cố hoá, cán bộ y tế được tăng cường nhiều.

Toàn huyện có 18 cơ sở y tế gồm một bệnh viện trung tâm tại huyện, hai phòng khám khu vực ở cụm xã Cúc Đường và cụm xã Tràng Xá và 14 trạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xá thuộc 14 xã. Với tổng số giường bệnh là 130 giường, trong đó trạm y tế xã phường có 60 giường. Mạng lưới y tế tư nhân chưa phát triển, các cơ sở y tế thật sự chưa được đầu tư nâng cấp, nhất là tuyến xã. Do vậy, rất cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích y tế tư nhân phát triển để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ người dân tốt hơn. [2]

2.3. Hiện trạng triển khai xây dựng NTM tại Võ Nhai – Thái Nguyên 2.3.1. Triển khai văn bản hƣớng dẫn 2.3.1. Triển khai văn bản hƣớng dẫn

Sau hơn 3 năm triển khai trương trình xây dựng NTM, huyện Võ Nhai đã triển khai và quát triệt các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM:

Huyện Võ Nhai đã kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sao gửi đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành ở Trung ương, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban ngành ở tỉnh về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đến cơ sở. Kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện để lãnh đạo, chỉ đạo. Xây dựng Chương trình hành động, phương án xây dựng xã điểm NTM. Huyện Võ Nhai tổ chức triển khai được 25 văn bản các loại của Trung ương, của Tỉnh cho cán bộ huyện, cán bộ xã, thôn, bản và một số hộ nông dân đầu mối được 117 lớp cho trên 5.855 lượt người tham dự.

Huyện Võ Nhai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về Chương trình xây dựng NTM, từ năm 2008 đến tháng 12/2012 đã ban hành 37 văn bản các loại để chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban hành Chương trình hành động số 16- CTr/HU ngày 19/11/2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Huyện đã thành lập được Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của huyện và kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có sự biến động về nhân sự và công tác tổ chức cán bộ. UBND huyện Võ Nhai đã có quyết định thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM của huyện; quyết định thành lập Tổ giúp việc, Tổ công tác, Hội đồng thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và tổ thẩm định đề án xây dựng NTM cấp xã. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức lễ phát động thi đua “Võ Nhai chung sức xây dựng

NTM ”. Chủ tịch các xã đã ký giao ước thi đua với Chủ tịch UBND huyện với

các nội dung thi đua cụ thể. Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai đã xây dựng Chương trình số 143/CTr-MT ngày 25/10/2011 về Chương trình hành động thực hiện NQTW 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Huyện đoàn Võ Nhai có 03 văn bản chỉ đạo tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM đó là: Chương trình hành động số 279-CT/TNVN ngày 19/12/2011, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Võ Nhai về Chương trình hành động Tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015; Hướng dẫn số 30-HD/TNVN ngày 06/3/2012, về tổ chức thực hiện các hoạt động Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng NTM trong tháng thanh niên năm 2012; Kế hoạch số 48-KH/TNVN ngày 30/3/2012, về thực hiện Chương trình hành động "Tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM" năm 2012. Công an huyện Võ Nhai có Kế hoạch số 102/KH-CAVN ngày 20/02/2012 tổ chức thực hiện phong trào thi đua Công an huyện Võ Nhai chung sức xây dựng NTM và Kế hoạch số 281/KH-CAVN ngày 23/4/2012 về thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100% số xã (14/14 xã) đã thành lập BCĐ, BQL cấp xã, ban hành Nghị quyết của Đảng uỷ xã, Nghị quyết của HĐND xã về thực hiện Chương trình xây dựng NTM. 100% số xã đã tổ chức hưởng ứng và triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Huyện cùng đã quyết định xây dựng NTM ở 3 xã điểm của huyện: Phú Thượng ( vùng cao), Lâu Thượng ( vùn giữa) và La Hiên (vùng thấp). từ đó là cơ sở để tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai, nhân rộng ra 11 xã còn lại trong toàn huyện.

Công tác tập huấn, tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM: Tổ chức được 02 lớp tại huyện và 12 lớp tại xã về công tác lập quy hoạch NTM cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, các thành viên BCĐ, BQL của huyện, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của xã, bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng, phó xóm với trên 800 học viên tham dự .

Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM và các cơ quan chuyên môn của huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và tuyên truyền Chương trình NTM cho nông dân được 103 lớp cho trên 5.055 lượt người là cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở và nông dân tham dự.

Huyện Võ Nhai đã tổ chức được một cuộc đi thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng NTM ngoài tỉnh (tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của huyện và Chủ tịch UBND các xã để học tập kinh nghiệm triển khai mô hình xây dựng NTM của tỉnh bạn.

2.3.2. Tiến độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc của Chƣơng trình NTM

Công tác rà soát đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

Số xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí có 5/14 xã (gồm: Lâu Thượng, Phú Thượng, La

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số xã đạt dưới 5 tiêu chí có 9/14 xã (các xã còn lại). Kết quả đầu tư hạ tầng nông thôn đến nay.

- Số xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã : 14/14 xã, đạt 100%.

- Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 68,93%. - Số xã được sử dụng điện lưới Quốc gia: 14/14 xã đạt 100 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 70%. - Số xã có trụ sở làm việc đạt chuẩn: 14/14 xã đạt 100%.

- Số xã có trạm y tế đạt chuẩn: 14/14 xã đạt 100%. - Số xã có trường học các cấp đạt chuẩn: Chưa có.

- Số xã có nhà văn hoá và khu thể thao đạt chuẩn: Chưa có. - Tỷ lệ thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn: chưa có.

Công tác lập quy hoạch xây dựng NTM

Đến hết tháng 6/2012 huyện Võ Nhai có 3 xã đã có quyết định phê duyệt và công bố quy hoạch là xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã La Hiên; xã Dân Tiến, Bình Long đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và ý kiến các ngành chuyên môn ở huyện; hiện đang trình huyện thẩm định và duyệt đồ án quy hoạch.

Các xã: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung đã phê duyệt nhiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 66 - 125)