Cơ sở thực tiễn về xây dựng mô hình nông thôn mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 37 - 125)

1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới

1.2.1.1. Hàn Quốc

Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước. Đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống trong điều kiện khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau trận lụt lớn năm 1969, trong khi đi thị sát tình hình dân chúng, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy nhận ra rằng viện trợ của chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mẫu chốt để phát triển nông thôn. Những ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào

“Saemaulundong” (Phong trào đổi mới nông thôn) được đích thân Tổng thống Park phát động vào ngày 22/4/1970. Phong trào đổi mới nông thôn đã đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Cơ sở để hình thành tinh thần này là: “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của

người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể

Sự ra đời kịp thời của “Saemaulundong” vào đúng lúc nông thôn Hàn

Quốc đang trì trệ trong đói nghèo đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ và nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan. Tới năm 1974, chỉ sau 4 năm phát động “Saemaulundong”, sản lượng lúa tăng đến mức có thể tự túc lương thực, phổ biến kiến thức nông nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác, thu nhập một năm của hộ nông dân (674 nghìn won tương đương 562 USD) cao hơn so với hộ ở thành thị (644 nghìn won tương đương 537 USD).

Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đã lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc.[22,23]

1.2.1.2. Malaysia

Chính phủ nước này cho rằng cơ sở để PTNT là phát triển vốn xã hội (giáo dục, sức khỏe), tăng cường quản trị cấp địa phương, đầu tư nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và khuyến nông, cung cấp các thể chế hỗ trợ như giao thông, tài chính... Đặc biệt, cần xác định nông dân là nền tảng phát triển quốc gia. GS Ibrahim Ngah - Đại học Công nghệ Malaysia cho biết, PTNT luôn được coi là chương trình nghị sự quan trọng của Malaysia. Rất nhiều nỗ lực và nguồn lực đã được đầu tư để cải thiện phúc lợi của người dân nông thôn, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất. Kinh nghiệm của Malaysia cũng chỉ ra rằng, các phương pháp tiếp cận và các mô hình PTNT cần được triển khai đặc thù theo địa phương với thời gian phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, nguồn lực tài chính..[21]

1.2.1.3. Trung Quốc

Từ năm 1978, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách cải cách ở nông thôn. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn, lần đầu tiên đạt mức trên 5.000 NDT, tăng 8,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới và sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn. Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy lợi…, một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Đối với nhà ở nông thôn, nếu địa phương nào ngân sách lớn, nông dân chỉ bỏ ra một phần, còn lại là tiền của ngân sách.

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc. Trong đó, những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp, và thực hiện trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấp trực tiếp cho nông dân. Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều

chỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh

là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực.

Trung Quốc thực hiện hạn chế lấy đất nông nghiệp. Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp của nước này được quy định rất ngặt nghèo. Nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phải đúng với chiến lược lâu dài của vùng đó và phải nằm trong chỉ giới đỏ, đảm bảo cả nước luôn duy trì 1,8 tỷ mẫu đất nông nghiệp trở lên.

Tài chính hỗ trợ Tam nông tại Trung Quốc tập trung 3 mục tiêu là nông

nghiệp gia tăng sản xuất, nông thôn phát triển, và nông dân tăng thu nhập.

Định hướng phát triển tài chính hỗ trợ tam nông ở Trung Quốc là nông nghiệp

hiện đại, nông thôn đô thị hóa và nông dân chuyên nghiệp hóa. Trong chính

sách tài chính, để tăng thu nhập cho nông dân, Trung Quốc tăng đầu tư hỗ trợ về giá mua giống, hỗ trợ thu mua lương thực không thấp hơn giá thị trường, mua máy móc thiết bị nông nghiệp và vốn. Cùng đó, Trung Quốc cũng tập trung xây dựng cơ chế hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ. Ngoài ra, bên cạnh giảm thu phí và thuế với nông dân, Trung Quốc còn có chủ trương, đảm bảo trong vòng 3 năm xóa bỏ tình trạng các xã, thị trấn không có dịch vụ tài chính tiền tệ cơ bản. Đồng thời, thúc đẩy việc mua đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã, bằng cách nhà nước trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hoá khi nông dân mua sản phẩm (do nhà nước định hướng).[24]

1.2.2. Trong nƣớc

1.2.2.1. Thực tế xây dựng nông thôn mới qua Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011

Tính đến 01/7/2012, cả nước có 9071 xã với 80.904 thôn, ấp, xóm bản. Nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ với xấp xỉ 32 triệu người trong tuổi lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động. Kết sâu hạ tầng nông thôn tiếp tục được xây dựng mới và nâng cấp cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo điều kiện cho sản xuât phát triển, bộ mặt nông thôn mới có nhiều đổi mới. Điều đó đựơc thể hiện qua sự phát triển nhanh mạng lưới điện ở nông thôn tạo điều kiện thuận lợi để điện khí hoá nông thôn, nông nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống (99,80% số xã và 95.55 số thôn bản có điện. Giao thông nông thôn có nhiều khởi sắc và chất lượng ở đường xã, đường liên thôn, đường nội đồng. Nhưng vùng sâu, vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn. Hệ thống thuỷ lợi đựơc chú trọng xây dựng mới và nâng cấp song chưa đồng đều. Hệ thống trường học các cấp ở khu vực nông thôn đựơc xây dựng mới, nâng cấp và cơ bản xoá xong thình trạng trường tạm, lớp tạm. Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục đựơc tăng cường khá toàn diện, thực sự trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu quan trọng của dân cư nông thôn. Việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đã có bước cải thiện song vẫn là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng quê, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới thông tin, văn hoá phát triển nhanh, góp phần cải thiện đời sông tinh thần của nhân dân. Hệ thống cơ sở chế biến nông lâm thuỷ sản phát triển cả về số lượng và năng lực phục vụ, từng bước gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản ở nông thôn. Chợ nông thôn đã đựơc kiên cố hoá một bước, nhưng tỷ lệ chợ trên địa bàn xã đạt tiêu chuẩn còn thấp. Hệ thống tín dụng nhân dân nông thôn tiếp tục tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sông. Làng nghề nông thôn được khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhưng vấn đề môi trường tại các làng nghề vẫn bộc lộ nhiều yếu tố hạn chế, yếu kém. Bộ máy chính quyền cấp xã tiếp tục được kiện toàn là những điều kiện rất quan trọng quyết định sự thành công của việc thực hiện các chính sách về phát triển nông nghịêp, nông thôn. [15]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.2. Số lƣợng xã đạt tiêu chí nông thôn mới

Số xã đạt Cả nƣớc ĐBSH TDMN PB BTB&D HMT TN ĐNB ĐBSCL TS xã 9071 1944 2271 2476 598 479 1303 Đat 1 tiêu chí 995 93 415 325 121 22 19 Đat 2 tiêu chí 1751 320 569 548 145 76 93 Đat 3 tiêu chí 2132 597 495 546 145 76 93 Đat 4 tiêu chí 1940 513 335 515 80 124 373 Đat 5 tiêu chí 1194 267 175 278 40 80 354 Đat 6 tiêu chí 498 103 78 92 15 36 174 Đat 7 tiêu chí 165 27 37 30 5 9 57 Đat 8 tiêu chí 36 4 12 5 1 3 11 Đat 9 tiêu chí 5 1 3 1 0 0 0 Đat 10 tiêu chí 1 0 1 0 0 0 0

Ghi chú : Kết quả cuộc Điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, đánh giá 13/19 tiêu chí trong Bộ chỉ tiêu nông thôn mới. Cụ thể:

1. Tiêu chí về quy hoạch nông thôn mới 2. Tiêu chí về giao thông

3. Tiêu chỉ về thuỷ lợi 4. Tiêu chí về trường học

5. Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hoá 6. Tiêu chí về chợ nông thôn

7. Tiêu chí về bưu điện 8. Tiêu chí về hộ nghèo

9. Tiêu chí về cơ cấu lao động

10. Tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất 11. Tiêu chí về y tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Tiêu chí về tổ chức chính trị, xã hội vững mạnh

Kết quả biểu trên đánh giá số lượng tiêu chí nông thôn mới của các xã đạt được trong số 13 tiêu chí thu được từ kết quả điều tra.

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản 01/7/2011.

Thực trạng nông thôn năm 2011 cho thấy tỷ lệ các địa phương đạt được tiêu chẩn về xây dựng NTM còn đang ở mức thấp. Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản trong những năm qua cho thấy bộ mặt nông thôn nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên để thực hiện các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM cần phát huy tối đa sức mạnh, nguồn lực của Nhà nước và toàn dân.

Số liệu tại Bảng 1.1. mô tả tỷ lệ % số xã đạt từ 1 đến 10 tiêu chí vào thời điểm 01/7/2011 cho thấy :

- Phần lớn các xã (77% mới đạt từ 2 đến 5 trong tổng số 13 tiêu chí thu thập thông tin, trong đó Đồng bằng sông Hồng đạt 87%, Đông Nam Bộ 84%; riêng Trung du miền núi phá bắc chí 69 % số xã đạt 2 -5 tiêu chí.

- Tình chung cả nước, tỷ lệ xã đạt 1 tiêu chí còn nhiều (gần 11%); trong đó một số vùng tỷ lệ này cao như Tây Nguyên (22,2%), Trung du miền núi phía Bắc (18,3%).

Xét theo từng tiêu chí, một số tiêu chí có tỷ lệ xã đạt trên 50% như Bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Tuy nhiên nhiều tiêu chí tỷ lệ xã đạt chỉ dưới 10% như giao thông, trường học, chợ nông thôn, cơ cấu lao động trong số 13 tiêu chí thu thập thông tin. Với thực trạng nêu trên, dù mới đánh giá theo 13 tiêu chí đựơc thu thập thông qua cuộc Tổng điều tra cũng cho thấy việc thực hiện xây dựng NTM đang đặt ra nhiều thách thức cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 26 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 về ”Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đó là 20% số xã trên phạm vi cả nước đạt chuẩn NTM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào năm 2015 và 50% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020 và 70% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2025.

1.2.2. 2. Kết quả bước đầu xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tính đến tháng 12/2012, công tác quy hoạch NTM đã đồng loạt được thực hiện tại 143 xã, trong đó tập trung cao độ ở 35 xã điểm. Đến nay, đã có 30 xã phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM, các xã còn lại phấn đấu hoàn thành trước 30/9 tới. Bên cạnh việc quy hoạch, đã hướng dẫn các xã lập Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất.

Nếu xét theo 19 tiêu chí, thống kê đến 30/6, đã có 5 xã đạt từ 12-14 tiêu chí, 9 xã đạt từ 10-11 tiêu chí, 15 xã đạt từ 8-9 tiêu chí, 44 xã đạt 5-7 tiêu chí và 70 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Mục tiêu, phấn đấu đến năm 2015, 35 xã điểm sẽ về đích, đạt khoảng gần 30%.[18,19]

Khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM hiện nay vẫn là vốn. Ngoài nguồn vốn T.W, hiện Thái Nguyên đang vay 40.000 tấn xi măng để đầu tư cho các xã xây dựng NTM. Bên cạnh đó, ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ cho mỗi xã điểm 2 tỷ đồng, các xã còn lại 600 triệu đồng, trung bình mỗi năm chi cho chương trình 175 tỷ đồng cho 143 xã. Vừa qua, HĐND tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết quy định rõ ràng, đâu là đường Nhà nước hỗ trợ, đâu là đường người dân phải tự đóng góp, hiến đất để xây dựng nhằm tránh tư tưởng ỷ lại và tỉnh đã huy động được hàng chục nghìn ha đất để xây dựng NTM.

Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được quan tâm, trong đó có chương trình xây dựng và phát triển diện tích, thương hiệu cây chè. Dự kiến, sẽ đầu tư khoảng 60 tỷ đồng để sản xuất giống và cấp không giống chè. Nhưng trong tương lai, lâm nghiệp và chăn nuôi mới là lĩnh vực giúp Thái Nguyên tăng trưởng GDP. Thái Nguyên không phải là tỉnh có nhiều rừng, nhưng sẽ vận dụng để sử dụng để chăn nuôi, trồng trọt, hoặc trồng nấm… sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trên một đơn vị diện tích. Hiện Thái Nguyên đang tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hành xây dựng những cánh rừng mẫu, dưới các tán rừng sẽ trồng các cây dược liệu. Thái Nguyên ban hành Nghị quyết về xây dựng NTM với mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ có khoảng 24% số xã hoàn thành xây dựng NTM, 50% số xã còn lại sẽ đạt 50% tiêu chí...”.

Quan điểm của tỉnh Thái Nguyên là không ưu tiên tiêu chí cụ thể, bởi các xã có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, nên phải vận dụng một cách linh hoạt. Làm tiêu chí gì thì làm, nhưng quan trọng nhất là làm sao nâng được đời

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 37 - 125)