2.1.2.1. Đặc điểm địa hình.
Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi.
Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m. Căn cứ vào địa hình, địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm sau:
- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường,
Thần Sa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi (72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 250
trở lên). Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 0o
- 25o là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng Nông - Lâm kết hợp.
- Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng) và Thị
Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1B với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn. Đất đai của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp.
- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Dân Tiến, Liên Minh, Bình Long, Phương Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn các xã vùng I. Độ dốc từ 100
-200, có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả .
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25,20-28,60C.
- Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình từ 140- 20,10C.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,90C, Tổng lượng nhiệt trong năm khoảng 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 33,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 17,70C. Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 39,70C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 10,40C, số giờ nắng trong năm 1.265 giờ.
* Chế độ mưa
Cũng như các huyện khác, ở Võ Nhai mưa tập chung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm, lượng mưa đạt 115,83mm trong tháng. Tháng 1,2 có lượng mưa ít nhất trong tháng khoảng (5-27mm/tháng), tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất 278mm/tháng đáp ứng nhu cầu về nước của các loại cây trồng.
* Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm của Huyện đạt 985mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100mm, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt <0,5 dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt, rất cần có các biện pháp tưới nước, giữ ẩm nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng.
* Độ ẩm không khí
Độ ẩm bình quân của Huyện dao động từ 80 - 87%, các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (11,12), độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ Đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này.
2.1.2.3. Đặc điểm thuỷ văn
Là huyện miền núi có địa hình chia cắt nhiều bởi các dãy núi đá và núi đất, nên nguồn nước của Võ Nhai khá phong phú, nhưng phân bố không đều.
Nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, ở độ sâu từ 60m đến 90m có lưu lượng khoảng 360lít/giây, chất lượng nước tốt, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào trong huỵên. Ngoài ra còn rất nhiều hang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động trong núi đá vôi cũng tạo ra nguồn nước sử dụng và tạo ra những cảnh quan đẹp để phát triển du lịch.
Trong những năm gần đây, do nạn chặt phá rừng, khai thác rừng bất hợp lý đã làm giảm nguồn sinh thuỷ dẫn đến cạn kiệt nguồn nước về mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa làm phá huỷ các công trình giao thông, thuỷ lợi và phá hoại sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân Võ Nhai, biện pháp cấp bách là trồng rừng, bảo vệ rừng tái sinh ở các vùng thượng nguồn để điều tiết nguồn nước phục vụ cho đời sông nhân dân và phát triển kinh tế.
Trong huyện có hai hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở hai vùng phía Bắc và phía Nam của huyện (hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong).
- Hệ thống sông Nghinh Tường: Phân bố ở phía Bắc huyện, là nhánh của sông Cầu bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn, chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ ra sông Cầu.
+ Tổng diện tích lưu vực: 397 km2.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 5.7 x 108m/s + Lưu lượng bình quân năm: 3,9m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt: 1.1 - 3,5m/s
- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam của Huyện là nhánh của sông Thương. Bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy sang tỉnh Bắc Giang.
+ Tổng diện tích lưu vực: 228 km2.
+ Tổng dòng chảy bình quân: 12.4 x 108m/s + Lưu lượng bình quân năm: 3,0m/s
+ Lưu lượng mùa kiệt: 0.7m/s
Bên cạnh đó còn có: các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần nhằm đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.2.4. Thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên 84.510,41 ha là huyện lớn nhất trong tỉnh, bình quân đạt 1.34 ha/người, cao hơn bình quân của tỉnh (0.33 ha/người).
Toàn huyện có diện tích là 84.510,41 ha; trừ núi đá, sông, suối, diện tích các loại đất là 70.444 ha, được chia làm 8 loại đất chính sau: Đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ, đất đỏ trên đá vôi, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất vàng trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, diện tích các loại đất có sự thay đổi thích ứng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội: Cụ thể qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp tăng hơn 2%, diện tích đất chưa sử dụng giảm 6,7%, trong khi đó các diện tích khác tăng lên, diện tích đất nông nghiệp tăng 2,65%, diện tích đất dân cư tăng lên mạnh 17,80% do quá trình tăng dân số và đô thị hóa mạnh.
Bảng 2.1: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2008
Các loại đất Diện tích (ha) % so với diện
tích tự nhiên
I. Đất phù sa 1.816,0 2,15
II. Đất đen 935,5 1,11
III. Đất xám bạc màu 63.917,7 76,0
1. Đất dốc tụ trồng lúa nước bậc màu 1.361,6
2. Đất đỏ vàng 54.825,6 3. Đất nâu vàng 709,5 4. Đất vàng nhạt 7.021,0 IV. Đất nâu đỏ 3.770,8 4,09 V. Các loại đất khác 14.070,41 16,65 Cộng: 84.510,41 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Diện tích đất của Huyện được phân cấp thành 4 mức độ như sau: + 0 – 8 0 chiếm 6% tổng quỹ đất
+ 8 – 15 0 chiếm 13% tổng quỹ đất + 15 – 25 0 chiếm 13% tổng quỹ đất
+ > 250 chiếm 51 % tổng quỹ đất + Các loại đất khác chiếm 17%
Diện tích đất tầng dầy chiếm 8.3%, tầng trung bình 35.5% và tầng mỏng 50%. Nhìn chung, Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác song chủ yếu là đất đồi núi phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít (đất ruộng lúa chỉ còn 2.916.81ha chiếm chưa đầy 4% trong tổng diện tích của huyện).
Hiện nay tổng quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội là 66.218.77ha, chiếm 78.36% tổng quỹ đất trong đó:
- Đất nông nghiệp: 7.723.64ha chiếm 9.14% - Đất lâm nghiệp: 56.127.03ha chiếm 66.41% - Đất chuyên dùng: 631.82ha chiếm 0.75% - Đất ở: 615.90ha chiếm 0.73%
So với toàn tỉnh, tổng quỹ đất bình quân trên đầu người của huyện cao gấp 4,6 lần. Nhưng tỷ trọng diện tích đất sử dụng vào các mục đích kinh tế-xã hội xấp xỉ bằng toàn tỉnh (Tỷ lệ này của toàn tỉnh là 70.52%)
Tình trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện hiện nay không đồng đều giữa các xã: Xã Thượng Nung có tỷ lệ đất đã sử dụng cao nhất (96.11%). Các xã có tỷ sử dụng đất thấp: TT Đình Cả (40.29%) và xã Lâu thượng (50.47%). Hiện nay toàn huyện còn 18.291.64 ha đất chưa sử dụng chiếm 21.64% tổng quỹ đất, trong đó Đất bằng chưa sử dụng 201,70ha, đất đồi núi chưa sử dụng 13.975,54 ha, Núi đá không có rừng cây 4.114,40 ha, vì vậy, cần có những giải pháp đưa diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất nông nghiệp:
Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người nông thôn là 1.159m2/người (năm 2006), như vậy tuy tỷ trọng đất nông nghiệp của huyện chỉ bằng 1/3 so với bình quân chung toàn tỉnh (của tỉnh là 22.97%), nhưng bình quân đất nông nghiệp trên người của huyện gấp 1,23 lần so với bình quân chung của cả tỉnh (của tỉnh là 944m2/người).
Các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là: Tràng Xá (1.865,64 ha), Dân tiến (1.002,69ha). Các xã có diện tích đất nông nghiệp ít là: Vũ Chấn (243,76ha), Cúc Đường (252,67ha), Nginh Tường (330,76ha), Sảng Mộc (235,93ha), Phượng Giao (359,57ha) và Bình Long (399,44ha)...
Nhìn chung, các xã ven quốc lộ 1B có diện tích đất nông nghiệp lớn, các xã vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ đất nông nghiệp nhỏ. Bởi vì các xã vùng sâu, vùng xa phần lớn là núi đá, đất dốc, đất bị thoái hoá nên chất lượng đất này không thích hợp cho trồng loại cây nông nghiệp dọc theo quốc lộ 1B, diện tích đất bằng chiếm phần lớn nên rất thuận tiện cho trồng cây lương thực.
Trong đất nông nghiệp đang sử dụng: đất trồng cây hàng năm là 6.877,14 ha chiếm 89.04% diện tích đất nông nghiệp (trong đó có đất trồng lúa 3.220,27 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 43.84ha, đất trồng cây hàng năm khác 3.613,03 ha). Điều đáng lưu ý trong đất trồng cây hàng năm là diện tích đất 1 vụ còn khá cao (1.989,22 ha) và diện tích đất nương rẫy là khá lớn (1.739,42), với diện tích đó người dân chưa khai thác được triệt để nguồn lực đất trong nông nghiệp để phục vụ cho phát triển kinh tế của hộ gia đình, vậy cần chú ý khai thác bằng việc thực hiện đa dạng hoá cây trồng, đưa cây trồng cạn vào vụ xuân để tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đất trồng cây lâu năm hiện có 846,50ha gồm cây công nghiệp lâu năm: chè 366 ha (2005), 12.444 cây ăn quả gồm: cam, quít, bưởi, dứa, nhãn, vải...), tiềm năng đất và khí hậu cho phép huyện có khả năng đẩy mạnh và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển trồng cây lâu năm, đồng thời phát huy lợi thế trong việc sử dụng hiệu quả trên đất dốc.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện có 155.28 ha, chủ yếu là nuôi quảng canh, năng suất chưa cao, bởi lượng nước vào mùa khô thường không có đủ nên không thích hợp cho cho nuôi trồng thuỷ sản phát triển, bên cạnh đó đất đồng cỏ chăn nuôi chủ yếu tập chung ở Xã Tràng Xá và Dân Tiến, các xã khác gần như rất ít.
Nguồn lực đất của hộ gia đình chưa được khai thác triệt để nên nguồn thu về nông nghiệp của hộ gia đình là chưa cao, do vậy để nâng cao thu nhập cho hộ các hộ cần quan tâm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2.1.2.5. Tài nguyên rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện ở vùng núi cao khí hậu
nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều, rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu...
Theo số liệu thống kê năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 57.729,46 ha, chiếm 68,31% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 52.595,87 ha. Kiểu rừng chính là rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa. Kiểu rừng này phát triển ở vùng núi thấp dưới 800 m, được phân bố ở khu vực xa xôi, hiểm trở, độ che tán còn khoảng 0,6 - 0,7.
Dựa vào loài cây ưu thế và các họ chính thì có thể phân chia ra các kiểu phụ sau: Kiểu rừng kín thường xanh trên các đỉnh núi đá vôi; kiểu rừng kín thường xanh với các ưu hợp nghiến, trai lý, lòng mang, chò chỉ chiếm ưu thế ở tầng trên, tầng dưới gồm các loại mạy tẹo, ô rô, vải, nhãn rằng; kiểu rừng thưa thường xanh trên núi đá vôi, kiểu rừng phụ thành ngạnh hoặc quang, giẻ, bạch tán chiếm ưu thế; kiểu phụ rừng trồng bạch đàn, mỡ thuần loài, kiểu rừng kín nửa rụng lá núi thấp; trảng cây bụi xen cỏ lào nhiệt đới chiếm ưu thế; trảng cây bụi xen cây gỗ ở trên núi đá vôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong rừng có nhiều loại gỗ quí hiếm, nhiều loại cây thuốc nhiệt đới, các loại thú rừng quí. Hiện nay, rừng ở Võ Nhai còn có những loại cây quí hiếm như: kim giao, nghiến, lai lý, sen mật, sao, táu mật... Những loài cây được sử dụng làm dược liệu gồm 34 loài (cây sữa, ngũ gia bì, kim giao, vọng rừng, hồng gạo, sưa dùi lôi, đáy đu, đu đủ rừng, tuy trắng, đẹn 3 lá, đại phong tử, trầm, móc điều, củ mài, lai, nhội, vông, sến, gù hương, trám chim, sau sau).
Nhiều loài động vật hoang dã thích nghi với địa hình hiểm trở, có khả năng vận động và kiếm ăn tốt ở nơi địa hình phức tạp, đó là các loại động vật: khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lượn, gấu, ngựa, báo lửa, báo hoa mai, hươu xạ, têtê... và một số loại bò sát, ô rô vảy, tắc kè, rắn hổ mang...
Bảng 2.2: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm 2010
STT Loại rừng Diện tích(ha) Tỷ lệ(%) 1 Rừng tự nhiên Rừng sản xuất 11.540,47 20,0 Rừng phòng hộ 32.093,34 58,0 Rừng đặc dụng 9.168,59 17,0 2 Rừng trồng Rừng sản xuất 2.817,9 4,0 Rừng phòng hộ 891,0 1,0 Rừng đặc dụng 0,0 0,0
3 Đất ươm cây giống 7,00
Tổng diện tích đất có rừng 57.731,0 100
(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Võ Nhai)
Tập đoàn cây đa dạng và phong phú: cây đặc sản quế, lát, các loại gỗ quý hiếm hầu như không còn, hoặc còn rất ít. Cây bản địa: trám, mữ, vầu, nứa, cọ...
- Rừng gỗ: 20.115ha, có trữ lượng 12.810ha, chưa có trữ lượng 7.350ha. - Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha - Rừng núi đá: 26.437 ha
Rừng trồng hiện có: 3.729,59 ha, có trữ lượng 1.191ha, chưa có trữ lượng 2.516,11 ha và rừng cọ 7.75 ha.
So với mức bảo đảm cân bằng sinh thái của một huyện miền núi, tỷ lệ che phủ của rừng gần đạt chỉ tiêu (chỉ tiêu 75-85%).