Hiện trạng triển khai xây dựng NTM tại Võ Nhai – Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 70 - 125)

2.3.1. Triển khai văn bản hƣớng dẫn

Sau hơn 3 năm triển khai trương trình xây dựng NTM, huyện Võ Nhai đã triển khai và quát triệt các văn bản của Trung ương, của Tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM:

Huyện Võ Nhai đã kịp thời quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sao gửi đầy đủ các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành ở Trung ương, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở, ban ngành ở tỉnh về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đến cơ sở. Kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện để lãnh đạo, chỉ đạo. Xây dựng Chương trình hành động, phương án xây dựng xã điểm NTM. Huyện Võ Nhai tổ chức triển khai được 25 văn bản các loại của Trung ương, của Tỉnh cho cán bộ huyện, cán bộ xã, thôn, bản và một số hộ nông dân đầu mối được 117 lớp cho trên 5.855 lượt người tham dự.

Huyện Võ Nhai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về Chương trình xây dựng NTM, từ năm 2008 đến tháng 12/2012 đã ban hành 37 văn bản các loại để chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ban hành Chương trình hành động số 16- CTr/HU ngày 19/11/2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Huyện đã thành lập được Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của huyện và kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có sự biến động về nhân sự và công tác tổ chức cán bộ. UBND huyện Võ Nhai đã có quyết định thành lập BCĐ Chương trình xây dựng NTM của huyện; quyết định thành lập Tổ giúp việc, Tổ công tác, Hội đồng thẩm định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và tổ thẩm định đề án xây dựng NTM cấp xã. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức lễ phát động thi đua “Võ Nhai chung sức xây dựng

NTM ”. Chủ tịch các xã đã ký giao ước thi đua với Chủ tịch UBND huyện với

các nội dung thi đua cụ thể. Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai đã xây dựng Chương trình số 143/CTr-MT ngày 25/10/2011 về Chương trình hành động thực hiện NQTW 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Huyện đoàn Võ Nhai có 03 văn bản chỉ đạo tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM đó là: Chương trình hành động số 279-CT/TNVN ngày 19/12/2011, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Võ Nhai về Chương trình hành động Tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015; Hướng dẫn số 30-HD/TNVN ngày 06/3/2012, về tổ chức thực hiện các hoạt động Đoàn Thanh niên tham gia xây dựng NTM trong tháng thanh niên năm 2012; Kế hoạch số 48-KH/TNVN ngày 30/3/2012, về thực hiện Chương trình hành động "Tuổi trẻ Võ Nhai chung tay xây dựng NTM" năm 2012. Công an huyện Võ Nhai có Kế hoạch số 102/KH-CAVN ngày 20/02/2012 tổ chức thực hiện phong trào thi đua Công an huyện Võ Nhai chung sức xây dựng NTM và Kế hoạch số 281/KH-CAVN ngày 23/4/2012 về thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

100% số xã (14/14 xã) đã thành lập BCĐ, BQL cấp xã, ban hành Nghị quyết của Đảng uỷ xã, Nghị quyết của HĐND xã về thực hiện Chương trình xây dựng NTM. 100% số xã đã tổ chức hưởng ứng và triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.

Huyện cùng đã quyết định xây dựng NTM ở 3 xã điểm của huyện: Phú Thượng ( vùng cao), Lâu Thượng ( vùn giữa) và La Hiên (vùng thấp). từ đó là cơ sở để tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai, nhân rộng ra 11 xã còn lại trong toàn huyện.

Công tác tập huấn, tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM: Tổ chức được 02 lớp tại huyện và 12 lớp tại xã về công tác lập quy hoạch NTM cho các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, các thành viên BCĐ, BQL của huyện, trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể của xã, bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng, phó xóm với trên 800 học viên tham dự .

Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM và các cơ quan chuyên môn của huyện đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và tuyên truyền Chương trình NTM cho nông dân được 103 lớp cho trên 5.055 lượt người là cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở và nông dân tham dự.

Huyện Võ Nhai đã tổ chức được một cuộc đi thăm quan học tập kinh nghiệm xây dựng NTM ngoài tỉnh (tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cho Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của huyện và Chủ tịch UBND các xã để học tập kinh nghiệm triển khai mô hình xây dựng NTM của tỉnh bạn.

2.3.2. Tiến độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc của Chƣơng trình NTM

Công tác rà soát đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí Quốc gia.

Số xã đạt từ 5 - 8 tiêu chí có 5/14 xã (gồm: Lâu Thượng, Phú Thượng, La

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số xã đạt dưới 5 tiêu chí có 9/14 xã (các xã còn lại). Kết quả đầu tư hạ tầng nông thôn đến nay.

- Số xã có đường ô tô đi đến trung tâm xã : 14/14 xã, đạt 100%.

- Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 68,93%. - Số xã được sử dụng điện lưới Quốc gia: 14/14 xã đạt 100 %.

- Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 70%. - Số xã có trụ sở làm việc đạt chuẩn: 14/14 xã đạt 100%.

- Số xã có trạm y tế đạt chuẩn: 14/14 xã đạt 100%. - Số xã có trường học các cấp đạt chuẩn: Chưa có.

- Số xã có nhà văn hoá và khu thể thao đạt chuẩn: Chưa có. - Tỷ lệ thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn: chưa có.

Công tác lập quy hoạch xây dựng NTM

Đến hết tháng 6/2012 huyện Võ Nhai có 3 xã đã có quyết định phê duyệt và công bố quy hoạch là xã Lâu Thượng, xã Phú Thượng và xã La Hiên; xã Dân Tiến, Bình Long đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và ý kiến các ngành chuyên môn ở huyện; hiện đang trình huyện thẩm định và duyệt đồ án quy hoạch.

Các xã: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đang xây dựng đồ án quy hoạch và tiến hành tổ chức lấy ý kiến tham gia đồ án của nhân dân.

Tổng kinh phí cho quy hoạch NTM dự toán là 2.687.136.000 đồng trong đó số kinh phí đã cấp 1.260.000.000 đồng (gồm Vốn chương trình NTM là 760.000.000đ; vốn phát triển kinh tế xã hội của huyện là 500.000.000 đồng.

Số kinh phí thiếu cần bổ sung năm 2012 là 1.427.136.000 đồng (số kinh phí này chưa tính quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã và quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về việc huy động nguồn lực.

Tính đến đầu năm 2013 là sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM với nhiệm vụ trong tâm là thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch tất các các xã còn lại ngoài 3 xã điểm trên toàn huyện. Huyện Võ Nhai đã chỉ đạo các xã thực hiện việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình khác với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; xây dựng các mô hình sản xuất có thu nhập cao. Kết quả toàn huyện đã huy động được tổng số kinh phí đầu tư hạ tầng nông thôn là:

- Từ các chương trình 40.005,6 triệu đồng.

- Huy động các nguồn lực từ cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho Chương trình xây dựng NTM được 3.780,5 triệu đồng.

- Nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình công cộng và hạ tầng cơ sở là 32.245m2

.

Chỉ đạo thực hiện 17 mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Các hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình đã được tập huấn quy trình kỹ thuật được hỗ trợ cây, con giống, thức ăn ban đầu và đã tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm. Một số mô hình có tính khả thi cao được nhân dân đồng tình hưởng ứng và nhân ra diện rộng như mô hình bón phân NEB26 cho cây chè; mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI; mô hình trồng cây lâm nghiệp cộng đồng.

Kết quả giải ngân: Đầu năm 2013 huyện Võ Nhai được UBND tỉnh giao

vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM là 1.873 triệu động cho xây dựng mô hình NTM trên toàn huyện. Trong đó: Công tác quy hoạch 760 triệu đồng; hỗ trợ triển khai các hoạt động phát triển sản xuất: 1.057 triệu đồng; công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng NTM: 70 triệu đồng; chi phí quản lý: 56 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện khi triển khai chƣơng trình xây dựng NTM.

Thuận lợ : Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tỉnh, các sở, ban, ngành chuyên môn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên. Nguồn kinh phí cho lập quy hoạch cấp trên đã đảm bảo kịp thời. Qua triển khai nhiều chương trình mang tầm quốc gia nên năng lực cán bộ từ huyện đến xã đã được nâng lên. Ý thức xây dựng cộng đồng của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực. Phong trào xây dựng NTM được nhân dân trên toàn huyện hưởng ứng tích cực.

Khó khăn: Xây dựng NTM theo Nghị quyết Trung ương 7 là một chương trình lớn của Đảng, Nhà nước gồm nhiều lĩnh vực, nhiều tiêu chí rất rộng, yêu cầu rất cao, mang tính toàn diện, đồng bộ trên nhiều lĩnh vực. Chương trình phải thực hiện trong một thời gian dài. Trong khi đó Võ Nhai là huyện xuất phát điểm về kinh tế nông thôn còn rất thấp, năng lực của cán bộ không đồng đều nên trong quá trình triển khai còn lúng túng.

Trong sản xuất nông nghiệp còn manh mún, đầu tư về khoa học kỹ thuật và con người còn có hạn; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đầu tư cho sản xuất còn dàn trải. Cán bộ chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm nên thiếu tập trung trong lĩnh vực này. Nhân dân còn nặng tính tự cấp, tự túc, chưa xây dựng được các vùng sản xuất hàng hoá lớn để tạo ra hàng hoá có giá trị, chưa xây dựng được thương hiệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong công tác quy hoạch xây dựng NTM, do công tác lập quy hoạch xây dựng NTM mang tính toàn diện lại quy định giao cho UBND xã làm chủ đầu tư, do đó nhiều xã còn lúng túng. Việc thay đổi các quy định, thẩm định, phê duyệt quy hoạch về xây dựng NTM, từ thông tư 09/2010/TT- BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng bằng Thông tư 13/2011/TTLT-BXD-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

BNNPTNT-BTN&MT nên nhiều xã lập theo Thông tư 09 nay lại phải sửa đổi theo Thông tư 13 quy định.

Các đơn vị tư vấn chủ yếu là các đơn vị chuyên ngành, khi lập quy hoạch xây dựng NTM là “3 trong 1” nên còn gặp nhiều khó khăn. Định mức công tác lập quy hoạch thấp, chưa đáp ứng được cho công tác lập quy hoạch xây dựng NTM, hầu hết các công ty tư vấn không đủ kinh phí để thực hiện lập quy hoạch theo yêu cầu. Đối với công tác xây dựng đề án NTM, đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, khi xây dựng đều phải căn cứ vào quy hoạch, công tác quy hoạch chậm dẫn đến việc thực hiện các công tác khác chậm theo.[2]

2.4. Thực trạng triển khai xây dựng NTM ở các xã thí điểm 2.4.1 Xã Phú Thƣợng – Võ Nhai 2.4.1 Xã Phú Thƣợng – Võ Nhai

2.4.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thượng là một xã thuộc vùng cao của huyện, nằm ở phía đông huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, diện tích 5.792,54 ha.

Địa giới hành chính:

+ Phía Đông giáp xã Vũ Lễ (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). + Phía Tây giáp thị trấn Đình Cả và xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai). + Phía Nam giáp xã Phương Giao,Tràng Xá (huyện Võ Nhai). + Phía Bắc giáp xã Vũ Chấn, Nghinh Tường. (huyện Võ Nhai). 2.4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.

Xã Phú Thượng chỉ cách trung tâm huyện Võ Nhai chưa đầy 2km, Phú Thượng là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và là một trong 3 xã được chọn làm điểm xây dựng NTM.

Tuy nhiên, kinh tế ở không mấy phát triển, chủ yếu vân mang tính tự cung, tự cấp. Trên địa bàn xã không có lấy một doanh nghiệp hay đơn vị nào đóng trên địa bàn. Hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Đa số các hộ dân sống bằng nghề nông. Vì vậy, sự huy động tham gia đóng góp của dân là khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xã Phú Thượng là nơi thành lập chính quyền cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của Thái Nguyên trong thời kì kháng chiến. Phú Thượng có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ địa phương. Hầu hết người dân Phú Thượng đều là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hiện đều nói tiếng Việt.

2.4.1.3. Thực trạng triển khai chương trình NTM

Xã đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức gần 28 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 1.792 ngươi tham gia, cho các cán bộ chủ chốt từ cấp uỷ, chính quyền, tổ chức đoàn thể của thôn, xóm. In ấn tài liệu cho 1.195 hộ dân trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã Phú Thượng là 1 trong hai xã đầu tiên trong huyện hoàn thành công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng NTM.

Theo Chương trình xây dựng NTM, để thực hiện được 19 tiêu chí theo quy định thì “đụng” vào đâu cũng đều cần vốn, trong đó, có những tiêu chí sẽ được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, làm đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ thôn, xóm; có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn, xóm, bản; có những tiêu chí người dân tự thực hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn như, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng cần có sự đối ứng của nhân dân...

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện võ nhai, thái nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 70 - 125)