Phân loại các loại than

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 51 - 64)

Dựa vào đặc điểm và tính chất của than phục vụ cho các mục đích khác nhau của nền kinh tế than khoáng được phân chia thành các nhóm: antracit, bitum và lignit. Cho đến nay đã có 136 tụ khoáng được điều tra, thăm dò, khai thác, trong đó 82 tụ khoáng, antracit; 37 tụ khoáng bitum; và 17 tụ khoáng lignit.

Nhóm than antracit (than biến chất cao).

Nhóm than antracit với giới hạn Vchg từ 17% trở xuống và không kết dính, y: 0 mm. Chúng được tập trung chủ yếu với tài nguyên lớn trong các bồn trầm tích Trias muộn-Jura sớm ở Đông Bắc, Tây Bắc Bộ, bắc Trung Bộ ; và Trung Trung Bộ. Ngoài ra than biến chất cao nhưng quy mô nhỏ bé còn gặp rải rác trong các bồn trầm tích Permi muộn ở Bắc Bộ.

Đã ghi nhận antracit có mặt trong các bể Quảng Ninh, Thái Nguyên – An Châu, Nghệ Tĩnh, và Nông Sơn Trong số các vùng nêu trên, bể than Quảng Ninh có tiềm năng than antracit lớn nhất.

Ở bể than Quảng Ninh, than antracit có chất lượng cao, nổi tiếng trên thế giới từ thời

Pháp. Đặc điểm chính các khối địa chất-cấu trúc chứa than được thể hiện trong bảng 3.2

Đặc điểm chính các khối địa chất-cấu trúc chứa than ở bể than Quảng Ninh

Bảng 3.2

Đặc điểm chính các khối Địa

chất-cấu trúc

ĐỊA HÀO BẢO ĐÀI ĐỊA HÀO HÒN GAI

Hồ Thiên Yên Tử Đồng Vông Phả Lại Đông Triều Mạo Khê- Tràn Bạch Uông Yên Lập Hòn Gai Cẩm Phả Kế Bào Diện tích chứa than, km2 48,6 73 10,1 133 180,5 152,3 92 87,3 210,9 127,1 76 Chiều dày tầng sản phẩm, m 200-250 300-700 450 500 600-800 2000-2900 150-800 1400500- 1500500- 1300300- 2000 Số lượng vỉa than, m Chung 6-7 6-15 13 5-6 8-20 22-61 6-12 8-26 2-20 4-26 27 Công nghiệp 1-2 3-13 4-6 4 4-11 15-27 2-9 2-13 2-14 3-19 2-16 Chiều dày vỉa lớn

nhất, m 11,5 24,8 6,5 1,8 18,3 31 12,2 11,8 56 92 5 Chiều dày vỉa than, m Chung 10,89- 12,4-38,5 18,7 - 23,7-30,6 127,5-166,6 11,2-28 8,3-41 24-82 26,5-150 27 Công nghiệp 3,8- 7,2 6,7- 25,8 10,9 - 20,9 68,9- 92,4 3,1- 11 1,6- 18,4 20,5- 82 25- 107,3 15,7

Trữ lượng địa chất, triệu tấn A+B+C 1 9,8 518,5 80,1 - 26,5 541,6 19,3 19,6 387,3 845,3 42,4 C2 16,8 194,8 - 50 19,5 26,7 18,7 172,1 252,8 749,0 73,0 Tổng cọng 26,6 713,3 80,1 50 46 568,3 38,0 191,7 640,1 1644,3 115,4 Tổng tài nguyên, triệu tấn 281 1451 177 128, 4 388 1621 64 948 1941 3133 367 Mật độ chứa than, triệu tấn/km2 Địa chất 0,55 9,77 7,93 0,37 0,25 3,73 0,21 2,19 3,03 12,94 1,52 Dự báo 5,78 19,87 17,56 0,96 2,15 10,64 0,70 10,86 9,20 24,64 4,83

(Nguồn: Trần Văn Tri và nnk, Tài nguyên khoáng sảnt Việt Nam 2005)

Than antracit ở Quảng Ninh chủ yếu là là than Claren chiếm 85-100% chiều dày vỉa than, tiếp đến là than đuren-claren: 8-10% chiều dày vỉa than, còn lại các loại than khác chiếm vài phần trăm chiều dày vỉa là những lớp mỏng hay thấu kính. Than có hàm lượng và thành phần nhóm vitrinit chiếm 85-100% với các nhãn hiệu từ bán antracit đến antracit phân bố ở địa hào Hòn Gai; than biến chất cao thể hiện rõ ở khối Mạo Khê-Tràng Bạch; trong khi đó than antracit và siêu antracit tập trung chủ yếu trong địa hào Bảo Đài.

Ở Bể than Thái nguyên-An Châu đã có công tác thăm dò khai thác xác nhận than có

quy mô nhỏ và chất lượng không đều. Trầm tích chứa than lục nguyên -carbonat được xếp vào hệ tầng Vân Lãng (T3vl) chứa các hóa thạch biển nông ven bờ hoặc cửa sông đầm lầy nước lợ cũng có tuổi Nori-Ret với chiều dày khoảng 700 m vùng Thái Nguyên đến 2400 m vùng An Châu, đồng thời số lượng vỉa than cũng giảm dần.

Tụ khoáng Đông Nam Chũ thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, có 5 vỉa than cấu tạo tương đối đơn giản, trong đó có 3 vỉa đạt chiều dày công nghiệp. Trữ lượng 257,4 ngàn tấn antracit, độ tro trung bình 8-16% và độ lưu huỳnh thấp.

Tụ khoáng Bố Hạ thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã được khai thác từ trước năm 1945 và sau này đã thăm dò lại. Tụ khoáng có 8 vỉa than, trong đó 4 vỉa chiều dày thay đổi từ 0,5 m đến 25,8 m cấu trúc phức tạp. Trữ lượng 4,5 triệu tấn antracit.

Nhóm tụ khoáng Bắc Thái Nguyên, gồm 3 tụ khoáng Ba Sơn-Quán Triều, Núi Hồng chứa than antracit, còn tụ khoáng Phấn Mễ chứa than bitum (than biến chất trung bình) sẽ được mô tả ở phần sau

Tụ khoáng Ba Sơn-Quán Triều cách TP Thái Nguyên chừng 6 km về phía tây bắc, với 6 vỉa than cấu trúc phức tạp trong đó 4 vỉa than công nghiệp có trữ lượng các cấp (B+C1+C2) là 64.986 ngàn tấn (B+C1) là 44.689 ngàn tấn. Than biến chất cao ở đây thuộc loại than gầy, độ tro trung bình và lưu huỳnh từ trung bình đến cao.

Tụ khoáng Núi Hồng cách TP Thái Nguyên chừng 50 km về phía tây-tây bắc, thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Thái Nguyên, nơi có mặt cắt chuẩn của hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl) chứa đến 20 vỉa hoặc thấu kính than có nơi dày đến 33 m, cấu trúc phức tạp, không ổn định. Trữ lượng đã thăm dò đến 15 triệu tấn. Than Núi Hồng có độ tro trung bình 13,89%, chất bốc 8%, lưu huỳnh 1,84%, nhiệt năng 8.250 kcal/kg, đặc biệt hàm lượng Ge, Ga khá cao ..., cần lưu ý công nghệ tuyển, thu hồi tăng hiệu quả sử dụng.

Bể than Sông Đà. Than antracit ở bể than Sông Đà chất lượng không cao, do vậy có

văn liệu cho là than bán antracit. Đặc trưng là tụ khoáng Chiềng Ken thuộc huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai đã được điều tra đánh giá, than có các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Q=7716 cal/g; V=3,14-5,52%; W=4,46-6,95%; A=33,67%; N=0,57-2,13%; S=0,26-3,87%.

Bể than Nghệ Tĩnh. Các bồn trầm tích Nori-Ret ở Bắc và Trung Trung Bộ chủ yếu là tướng lục địa lẫn ven biển có các tụ khoáng hoặc vùng than tách biệt nhau như Pù Sạng, Đồng Đỏ và Nông Sơn.

Vùng than Pù Sạng, huyện Mường Xén, tỉnh Nghệ An, nằm trong hệ tầng Đồng Đỏ (T3n-r đđ) với 3 vỉa than đều không ổn định, trong đó có 2 vỉa dày 0,6 và 1,9 m.

Tài nguyên dự báo khoảng 21 triệu tấn antracit có độ tro và lưu huỳnh cao.

Bể than Nông Sơn thuộc các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã dược khai thác từ trước năm 1945, nằm trong loạt Nông Sơn tạo thành nếp lõm lớn thoải, dạng trũng địa hào, nằm không chỉnh hợp trên các đá không đồng nhất cổ hơn. Loạt Nông Sơn gồm hai hệ tầng An Điềm (T3n ) ở dưới và Sườn Giữa (T3r sg) ở trên, chứa than có phức hệ thực vật kiểu Hòn Gai.

Bể than Nông Sơn có 10 vỉa cấu tạo đơn giản, nhưng chỉ có 3-5 vỉa đạt chiều dày từ 0,6 đến 25,7 m ở các tụ khoáng Nông Sơn, Ngọc Kinh và Sườn Giữa có trữ lượng chung là 10 triệu tấn antracit, mã hiệu 100B có độ tro trên 25%, lưu huỳnh trên 2,5%. Đáng chú ý là trong trầm tích chứa than ở đây đã phát hiện được quặng urani xâm nhiễm, tích tụ theo lớp đang được đánh giá.

Ngoài những tụ khoáng hoặc nhóm tụ khoáng than khoáng nêu trên, còn gặp rải rác than antracit tuổi Permi muộn với quy mô rất nhỏ như ở các vùng Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh và than tuổi Trias giữa cũng có quy mô rất nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, tổng trữ lượng xác định và dự tính cấp 121+122+333 (A+B+C1+C2) của 82 tụ khoáng trong số 136 tụ khoáng than antracit (than biến chất cao) ở Việt Nam là 4,2 tỷ tấn; tài nguyên dự báo 334 khoảng 10,6 tỷ tấn.

Nhóm than bitum (than biến chất trung bình).

Nhóm than bitum gồm các nhãn than kết dính (than không có độ kết dính được xếp vào nhóm than biến chất thấp hoặc nhóm than biến chất cao); đó là các nhãn than kết dính (kd), than cốc (k), than cốc-mỡ (km), than mỡ (m), than khí-mỡ (khm) và than khí (kh).

Nhóm than bitum phần lớn nằm trong các bồn trầm tích Trias muộn thuộc các bể than Sông Đà (Tây Bắc Bộ), Thái Nguyên-An Châu và Nghệ Tĩnh.

Bể than Thái Nguyên-An Châu: than bitum được biết đến từ lâu ở tụ khoáng thuộc mỏ than Phấn Mễ. Than ở đây thuộc loại cốc-mỡ, độ tro và lưu huỳnh trung bình, trữ lượng 2.100 ngàn tấn, hiện tại đang khai thác gần hết.

Bể than Sông Đà: Nhóm tụ khoáng Quỳnh Nhai thuộc huyên Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, gồm các tụ khoáng nhỏ Bản Mứn, Nà Sung và các điểm than khoáng Pom Khem, Co Củ, Huổi La.

Tụ khoáng Bản Mứn đã được tìm kiếm, khảo sát xác định được 5 vỉa than có chiều dày 0,5-1,1 m, không ổn định theo cả đường phương và hướng dốc , với tài nguyên tính được 10 triệu tấn đến độ sâu 300 m. Tuy nhiên sau này đã thăm dò 3 vỉa tính trữ lượng chỉ có 173 ngàn tấn. Than khoáng ở đây chủ yếu là than ánh claren-fusinit kiểu colinit hỗn hợp, nhãn khí-mỡ, độ tro và lưu huỳnh cao, nhiệt năng trung bình 7.627 kcal/kg.

Tụ khoáng Nà Sung có 5 vỉa than với chiều dày thay đổi rất nhanh từ 0 đến 7,2 m, cấu tạo phức tạp, trữ lượng 168 ngàn tấn, thuộc loại than ánh, nhãn khí-mỡ.

Nhìn chung than nhóm tụ khoáng Quỳnh Nhai có chất lượng tốt nhưng phân bố trên diện hẹp, quy mô nhỏ, độ chứa than không ổn định, với nhiều đứt gãy phá hủy, các vỉa than

uốn nếp, cắm dốc. Tuy nhiên cần xem xét sớm hướng sử dụng trước khi thi công đập thủy điện Sơn La.

Nhóm tụ khoáng Yên Châu phân bố ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, hình thành trong địa hào hẹp kéo dài gần 100 km, giới hạn bới các đứt gãy rìa phương TB-ĐN, nhiều nơi cấu tạo chờm nghịch, gồm các tụ khoáng Tô Pan, Ke Lay, Mường Lựm ...

Tụ khoáng Mường Lượm nằm cách thị trấn Yên Châu 20 km về phía đông-đông nam, có 5 vỉa than với cấu tạo và chiều dày rất biến đổi, trong đó 3 vỉa đã thăm dò tính trữ lượng cấp C1 là 70,1 ngàn tấn, cấp 333 (C2) là 102,5 ngàn tấn. Than Mường Lựm có thể luyện côc tốt với độ ẩm trung bình 4,62%, độ tro 19,74%, chất bốc cháy 33,15%, lưu huỳnh 2,16%, nhiệt năng 7.562 kcal/kg, X=33-37 mm, Y=9-12 mm thuộc loại claren-colinit hỗn hợp với vi thành phần vitrinit 80-85%, fusinit 5-15%, leipitit 0-5%.

Tụ khoáng Kẻ Lay nằm về phía bắc cùng xã Mường Lựm, có 5 vỉa than mỏng với tài nguyên khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó cấp 122+333 (C2+P1) là 237 ngàn tấn, có thành phần gần giống than Mường Lượm, nhưng pyrit xâm nhiễm nhiều hơn.

Tụ khoáng Tô Pan cách thị trấn Yên Châu khoảng 4,5 km về phía tây bắc, vỉa than thay đổi nhiều về chiều dày, đường phương, trữ lượng dự tính 122+333 (C1+C2) khoảng 500 ngàn tấn than khí-mỡ vitrinit, chất bốc: 38,83%; độ tro: 16,95%; lưu huỳnh khá cao.

Nhóm tụ khoáng Vạn Yên thuộc huyện Vạn Yên, tỉnh Sơn La, nằm trong địa hào hẹp kéo dài hơn 80 km, bị các đứt gãy dọc và ngang chia cắt thành các khối với số lượng các vỉa than tăng dần vào trung tâm, từ 4-6 vỉa ở Núi Tọ, Suối Lúa đến 27 vỉa ở Suối Bàng, rồi lại giảm còn 4 vỉa ở Tốc Lộc. Tổng tài nguyên 6.264 ngàn tấn, trong đó cấp C1 là 332 ngàn tấn. Than Suối Bàng thuộc nhóm than bitum, độ tro cao, lưu huỳnh nhiều, có thể luyện cốc trực tiếp hoặc phối liệu với than Hòn Gai. Mức độ biến chất tăng dần từ nam lên bắc, tương ứng từ than mỡ, cốc, cốc-kết dính, sang phía bắc sông Đà là than gầy-kết dính.

Nhóm tụ khoáng Hòa Bình-Nho Quan nằm trong cánh cung Ninh Bình, gồm nhiều tụ khoáng nhỏ và điểm than khoáng mà đặc trưng là các tụ khoáng Đồi Hoa, Đầm Đùn, Vũ Lâm và Hòa Mục. Số lượng vỉa than thay đổi từ 1-6 như ở Định Giao, Vũ Lâm, Mường Cọ ... đến 16 vỉa ở Đồi Hoa và 26 vỉa ở Đầm Đùn. Các vỉa than có chiều dày thay đổi lớn, cấu tạo phức tạp, phần lớn than có độ tro và lưu huỳnh cao. Tổng tài nguyên 23.963 ngàn tấn, trong đó trữ lượng là 8.935 ngàn tấn [61].

Nhóm tụ khoáng Điện Biên thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu, nằm trong hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb) có cấu tạo nếp lõm thoải phương TB-ĐN kéo tới biên giới Việt-Lào, gồm 7 khối địa chất-cấu trúc: Thanh An, Khâu Lệnh, Tia Mông-Nà Sang, Noọng U-Sam Mần, Khao Keo Lom, Pa Sa, Huổi Sa. Các vỉa than thường có chiều dày mỏng 0,1-1,5 m; số lượng các vỉa có nơi đến 18, trong đó có 1-8 vỉa có giá trị. Than thuộc loại khí-mỡ, độ tro và lưu huỳnh thay đổi lớn. Tổng tài nguyên của nhóm tụ khoáng Điện Biên là 76.570 ngàn tấn, trong đó trữ lượng là 4.224 ngàn tấn.

Tiếp về phía Mường Lay, Mường Tè phía tây bắc còn có các điểm than khoáng Huổi Xay-Nậm Piềng, Vàng Sâm, Nậm Thín, Mường Pồn, Nậm U với quy mô nhỏ.

Bể than Nghệ Tĩnh đã ghi nhận tụ khoáng than Khe Bố Tương Dương, Nghệ An thuộc loại than bitum. Than phân bố trong trầm tích Neogen thuộc hệ tầng Khe Bố. Các vỉa than phân bố ở 2 khu:

- Khu A (bờ trái sông Cả) có 2 vỉa than. Chiều dày 0,47-7m. Chất lượng than: Wpt: 2,49%; Ach: 16,94%; Vch: 26,49%; Sk: 1,65%; Pk: 0,03; Qk: 5757kcal/kg.

- Khu B (bờ phải sông Cả) có 3 vỉa than. Vỉa 1 dày TB 3m, vỉa 2 và 3 ≤0,5m. Chất lượng than: Wpt: 1,45%; Ach: 19,24%; Vch: 24%; Qk: 6889kcal/kg; S: 1,66.

Trữ lượng: cấp 122 (C1): 1.320 ngàn tấn; cấp 333 (C2): 898 ngàn tấn; Tổng trữ lượng cấp 122+333 (C1+C2): 2.218 ngàn tấn.

Tổng trữ lượng được xác định cấp 111+121+122+333 (A+B+C1+C2)của nhóm than bitum (biến chất trung bình) ở Việt Nam khoảng 17 triệu tấn, tài nguyên dự báo cấp 334 khoảng 79,5 triệu tấn.

Nhóm than lignit (than biến chất thấp).

Thuộc nhóm lignit là các loại than không có độ kết dính (phân chia của Mỹ, Canada và Liên Xô trước đây) gồm than lửa dài, than nâu các loại. Than của nhóm này hoàn toàn thuộc tuổi Neogen. Theo các tài liệu lỗ khoan điều tra dầu mỏ khí đốt, than Neogen tuổi Miocen giữa-muộn [148] ở vùng trũng Hà Nội là nguồn tài nguyên lớn nhất về than hiện nay ở Việt Nam. Ở đồng bằng Sông Cửu Long, và thềm lục địa cũng gặp các vỉa than xen trong các tầng chứa dầu mỏ khí đốt, nhưng chưa được đánh giá. Các tụ khoáng than nâu phân bố ở dọc đới đứt gẫy sâu Cao Bằng-Lạng Sơn như tụ khoáng Nà Dương, đới đứt gẫy Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Cả, Sông Ba, Di Linh-Bảo Lộc... đã được khai thác. Sau đây là phần mô tả tóm tắt tụ khoáng than Nà Dương thuộc dải Cao Bằng-Lạng Sơn và tụ khoáng than Bình Minh Khoái châu thuộc bể than Sông Hồng

Tụ khoáng Nà Dương thuộc huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, cách thị xã Lạng Sơn 25 km về phía đông-đông nam, đã được khai thác từ lâu, nằm trong trầm tích sông-hồ Miocen của hệ tầng Nà Dương (N1 nd), tạo thành một nếp lõm có 9 vỉa than chiều dày 0,4- 23,7 m, cấu tạo tương đối phức tạp và ít ổn định. Kết quả thăm dò đã tính trữ lượng cấp 111+121+122+333 (A+B+C1) là 103,9 triệu tấn than lignit loại lửa dài, trong đó cấp A là 10,5 triệu tấn, B là 43,6 triệu tấn. Than có độ tro cao: 37,20%, lưu huỳnh: 6,20%, chất bốc: 46,3%, nhiệt năng: 7.280 kcal/kg, đặc biệt hiện tượng bốc cháy tự nhiên thường xảy ra.

Tụ khoáng Bình Minh-Khoái Châu phân bố trong rift Đệ tam Hà Nội có sự khống chế của các hệ thống đứt gãy sâu Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, than tập trung nhiều ở dải trung tâm Khóai Châu-Tiền Hải kéo ra vịnh Bắc Bộ. Qua mạng lưới khoan thăm dò dầu- khí, than được phát hiện từ độ sâu 110 đến hơn 4.000 m, có 115 vỉa, trong đó 90 vỉa có chiều dày 0,8-10 m, có nơi đến 21 m như ở Khoái Châu phần tây bắc của dải, trong trầm tích Neogen mà chủ yếu là hệ tầng Tiên Hưng (N13 th) thuộc Miocen thượng. Than ở đây thuộc

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 51 - 64)