Thạch anh tinh thể

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 39 - 40)

Thạch anh tinh thể ở dạng tinh hốc nằm trong các mạch thạch anh xuyên đá trầm tích, xâm nhập axit và phun trào mafic và trong trầm tích deluvi.

Cho đến nay đã ghi nhận được 29 điểm quặng phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, …, trong đó chỉ có 3 tụ khoáng được điều tra đánh giá tổng tài nguyên cấp 122+333, đạt hơn 14 ngàn tấn.

8. Bentonit

Bentonit phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện đã có 5 tụ khoáng được tìm kiếm thăm dò tính tài nguyên và trữ lượng cấp 122+333 đạt 49 triệu m3; tài nguyên dự báo đạt 338,5 triệu m3. Có 2 loại nguồn gốc thành tạo bentonit, đó là trầm tích và phong hóa.

Bentonit trầm tích:

- Bentonit trong trầm tích Neogen: gồm các tụ khoáng Sơn Hòa (Phú Yên), Ma Thung, Cheo Reo, Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc); Đa Tuao, Tam Bố (Lâm Đồng); Gia Quy (Đồng Nai).

Ở tụ khoáng bentonit Tam Bố, thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng), các thân bentonit có dạng lớp, dạng thấu kính, dài 400-840 m, rộng 200-600 m, dày 1-7 m. Hàm lượng khoáng vật montmori-lonit trong bentonit đạt 50-95 %, hệ số độ keo: 0,25-0,51. Thành phần hóa học của bentonit (%): SiO2 ≈ 57,73; TiO2=0,87; Al2O3=21,11; Fe2O3=8,86; FeO=0,08; MgO=1,77; CaO=0,36; Na2O=0,19; K2O=0,28; tổng S=0,02; MKN=7,25; H2O=5,88; CO2=0,1. Tài nguyên và trữ lượng tụ khoáng cấp 122+333 đạt hơn 4 triệu m3.

- Bentonit trong trầm tích Đệ tứ: Tụ khoáng Hương Hồ thuộc huyện Hương Trà (Thừa Thiên Huế) đã được điều tra đánh giá tài nguyên đạt khoảng 2,5 triệu m3.

- Sét chứa bentonit trong trầm tích Đệ tứ: gồm 2 dải Trảng Bàng (Tây Ninh)-Duyên Hải (Tp. Hồ Chí Minh) và Tri Tôn (An Giang)-Thốt Nốt (Hậu Giang).

Bentonit phong hóa: Phát triển chủ yếu ở vùng đới khô Thuận Hải trên diện tích hàng trăm km2, có tiềm năng lớn nhưng chưa được đánh giá.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w