Vôi trắng, đá hoa

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 40 - 42)

Trên lãnh thổ Việt Nam, nguyên liệu đá carbonat có mặt trong các địa tầng, tuổi từ Archei đến Jura. Trong đó, đá hoa trắng chỉ có mặt trong một số địa tầng phân bố ở các vùng sau:

- Vùng Tây Bắc Bộ: Đá hoa trắng phân bố ở Lục Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái, thuộc hệ tầng tầng An Phú tuổi Neoproterozoi, đá hoa kéo dài hàng chục km, rộng vài trăm mét đến 4- 8km.

Ở Điện Biên, đá hoa trắng gặp ở Tủa Chùa nằm trong các đá carbonat thuộc tập 1 hệ tầng Bản Páp tiếp xúc với các mạch kersantit gây biến chất nhiệt.

- Vùng Đông Bắc Bộ: Đá hoa trắng phân bố trong hệ tầng Bắc Sơn tuổi C – P nơi có tiếp xúc với đá xâm nhập granit phức hệ Pia Bioc (tỉnh Bắc Kạn); trong hệ tầng Hà Giang tuổi Cambri trung tiếp xúc với đá xâm nhập granit phức hệ Loa Sơn (tỉnh Tuyên Quang). Đá hoa có cấu tạo khối, màu trắng kéo dài hành chục km, rộng từ vài trăm mét đến hàng km.

- Vùng bắc Trung Bộ: Đá hoa trắng phân bố ở huyện Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An thuộc hệ tầng Bắc Sơn tuổi Carbon – Permi, kéo thành dải dọc theo các xã Châu Tiến, Châu Hồng, Liên Hợp, Châu Cường, Châu Quang, Thọ Hợp, Tân Kỳ… Đá có màu trắng, trắng tuyết, hạt mịn, xen kẹp các thấu kính dolomit bị các thể xâm nhập phức hệ Ye Yen Sun và gabro xuyên cắt gây biến đổi hoa hoá.

Nguồn gốc đá hoa trắng: Có hai kiểu nguồn gốc thành tạo đá hoa trắng đó là: nguồn gốc trầm tích bị biến chất nhiệt phân bố trong các địa tầng tuổi Neoproterosoi-Cambri hạ (ở các vùng Yên Bái, Lào Cai); và nguồn gốc trầm tích hoá học bị biến chất phân bố trong các địa tầng tuổi Carbon-Permi (các vùng Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An).

Mức độ điều tra:Đến nay, hàng chục tụ khoáng đã được tìm kiếm, thăm dò. Tổng trữ lượng và tài nguyên đá hoa trắng đã tính được khoảng 171,97 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng cấp 121 khoảng 6,8 triệu tấn, cấp 122 gần 64 triệu tấn, tài nguyên cấp 333 hơn 100 triệu tấn.

E.I.2.2. Đá quý và bán quý

Đá quý (rubi, saphir)

Đá quý rubi, saphir ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở 4 vùng: lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Mã, Quỳ Châu-Quỳ Hợp (Nghệ An) và vùng Tây Nguyên.

Ở vùng Sông Hồng, tại Lục Yên (thuộc tỉnh Yên Bái) có các tụ khoáng Trúc Lầu và Tân Hương đã được điều tra tìm kiếm, đánh giá tài nguyên và tiến hành khai thác từ 1994. Chất lượng đá quý ở khu vực này khá tốt, được biết đến trên thị trường thế giới (ảnh 3.20, 3.21).

Ảnh 3.16. Viên đá rubi “Ngôi sao Việt Nam” nặng 10.800 carat (2.160 g) ở tụ

khoáng Tân Hương, Lục Yên, Yên Bái

Ảnh 3.17.Tinh thể Hornblen màu lục trong suốt trong đá hoa Lục Yên

Ở vùng Sông Mã mới chỉ phát hiện được 1 tụ khoáng rubi, saphir Sông Luồng trong đới skarn magnesi và trong trầm tích hiện đại. Ở vùng Quỳ Châu-Quỳ Hợp (Nghệ An), có 3 tụ khoáng đã được điều tra, thăm dò khai thác, trong đó tụ khoáng Đồi Tỷ là tụ khoáng gốc, các tụ khoáng khác có nguồn gốc sa khoáng; còn cụm điểm rubi Quỳ Hợp gồm 9 điểm được phát hiện cùng với thiếc sa khoáng.

Ở vùng Tây Nguyên, đá quý saphir, rubi liên quan đến basalt cao kiềm đã được điều tra thăm dò và khai thác ở một số khu, trong đó 5 khu có triển vọng là Cô Tiên-Đá Bàn, Di Linh (Lâm Đồng), Đăk Nông, Ea H’leo (Đắc Lắc), Ngọc Yêu, Đăk Long (Kon Tum).

Dựa trên các tài liệu hiện nay có thể phân chia các kiểu nguồn gốc Đá quý Việt Nam như sau: - Nguồn gốc magma: Đá quý liên quan với các đá basaltit, nephelinit, basaltitoid và basalt giàu kiềm đi cùng các bao thể sâu lerzolit, peridotit gồm các tụ khoáng Tiên Cô-Đá Bàn, Nghĩa Đàn, Đắc Nông, Ngọc Yêu; với các đá syenit, monmodiorit ở Tân Hương, Lục Yên, Bắc Kạn; đi cùng với lamproid mafic kiềm ở Đông Pao, Tam Đường.

- Nguồn gốc nhiệt dịch: Đá quý thành tạo trong đá siêu mafic gồm các đới biến chất trao đổi ở đới tiếp xúc của xâm nhập granodiorit, granit sáng màu, pegmatit xuyên cắt đá siêu mafic gặp ở Làng Hồi, Tạ Khoa, Đắk Nông; trong đá hoa phân bố ở rìa các thân syenit, pegmatit syenit tiếp xúc với đá hoa ở vùng Hoàng Trĩ, Nà Cộ, Giáp Lai, Tân Hương.

- Nguồn gốc pegmatit:Đá quý thành tạo trong anortozit, gabrodiabas ở Khao Quế, Tri Năng; trong pegmatit syenit, pegmatit granit, có ở Eakar, Bãi Cạn, Thạch Khoán, Quỳ Châu.

- Nguồn gốc skarn: Rubi, saphir trong skarn magne-vôi, phân bố ở đới skarn của granit á kiềm granosyenit, syenit với đá hoa dolomit, đá sét vôi vùng Lục Yên, Quỳ Hợp; trong skarn silicat, phân bố ở đới skarn của granosyenit, syenit với đá hoa calciphyr, đá phiến kết tinh.

- Nguồn gốc biến chất: Rubi, saphir trong granit biến chất trao đổi tái sinh của các đá granit migmatit, plagiogneis biotit có granat và rìa các thể pegmatit ở Quỳ Châu, Thạch Khoán; trong granulit, gneis granat-cordierit ở Kom Tum.

- Nguồn gốc sa khoáng: Rubi, saphir trong eluvi, phân bố ngay trên thân quặng gốc Quỳ Châu, Thạch Khoán, Tân Hương, An Phú….; trong eluvi, deluvi phân bố ở sườn trong các phễu karst, phễu núi lửa ở Lục Yên, Quỳ Hợp; trong eluvi, deluvi nguồn gốc sông-coluvi-proluvi, phân bố ở thềm, nón phóng vật, chân núi vùng Tiên Cô, Đá Bàn.

Yên Bái là tỉnh có nhiều tụ khoáng đá quý nhất và có trữ lượng đá quý lớn nhất trong cả nước, trong đó tụ khoáng có trữ lượng đá quý lớn nhất là tụ khoáng đá quý Mông Sơn-Yên Bình- Yên Bái.

Đá bán quý là các loại đá tự nhiên bao gồm amethyst, aventurine, carnelian, garnet, opal, rose quartz, topa và nhiều các loại khác. . . được sử dụng làm các chuỗi hạt tinh sảo và có thể được coi như là đá quý.

Ở Việt Nam đã ghi nhận các diểm đá bán qúy topa ở Thanh Hóa và opal ở các tỉnh Tây nguyên. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ điểm Topa Xuân Lẹ được điều tra đánh giá

- Topa Xuân Lẹ: Topa được thành tạo trong các mạch pegmatit của xâm nhập phức hệ Sông Chu tuổi Kreta-Paleogen. Có hai thân pegmatit chứa topa và thạch anh tinh thể với mật độ cao. Thạch anh tinh tể thành tạo có dạng đơn tinh, song tinh trong suốt hoặc ám khói. Đường kính tinh tể thạch anh thay đổi 1-2cm đến 15-20cm. Trọng lượng tinh thể thạch anh 10-15 kg đôi khi 28 kg. Topa màu vàng chanh trong suốt đạt tiêu chuẩn làm đồ trang sức. Tài nguyên topa khoảng 12 ngàn kg.

I.2.3. Vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 40 - 42)