Cát thuỷ tinh

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 35 - 36)

Cát thuỷ tinh phân bố chủ yếu dọc bờ biển Trung Bộ. Cho đến nay đã ghi nhận được 49 tụ khoáng cát thuỷ tinh. Trữ lượng các cấp 111+121+1221+333 đã tính đạt gần 1,3 triệu tấn. Có 3 kiểu nguồn gốc được xác định:

Cát trầm tích biển-gió Holocen trung-thượng: phân bố dọc bờ biển và hải đảo, chiếm chủ yếu số lượng các tụ khoáng (40 tụ khoáng). Điển hình là các tụ khoáng sau:

- Tụ khoáng Thuỷ Triều thuộc huyện Cam Ranh (Khánh Hoà). Lớp cát thuỷ tinh phân bố ở phần trung tâm, dài 4,5 km, rộng 20-25 m, chiều dày thay đổi từ 2 đến 21,5 m. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và ít ilmenit, rutil, monazit, tourmalin. Thành phần hoá học (%): SiO2 = 98,23; Fe2O3 = 0,07; CaO = 0,2-0,3; độ hạt 0,8 mm chiếm 8,61 %; 0,8-0,5mm – 13,83 %; 0,5-0,1 mm – 67 %; 0,1 mm – 10,50 %. Trữ lượng các cấp 111+121+122+333 đã tính đạt 34 triệu tấn.

- Tụ khoáng Nam Ô nằm dọc bờ biển phía bắc Tp Đà Nẵng trên diện tích khoảng 12 km2 gồm 2 lớp cát trắng, dày từ 2 đến 15 m. Thành phần hóa học của cát (%): SiO2 = 98,06; Fe2O3 = 0,08; TiO2

= 0,04. Mỏ đã được thăm dò và đang khai thác, có tổng trữ lượng 6,4 triệu tấn [Lê Đức Cường và nnk., 1981].

Cát trầm tích deluvi-proluvi: quy mô nhỏ (tụ khoáng Thôn Bùng, tỉnh Bắc Ninh).

Cát trầm tích bãi bồi sông: quy mô nhỏ, chất lượng kém (điểm Thành Mỹ, tỉnh Ninh Bình).

9. Diatomit

Diatomit tập trung chủ yếu ở các miền Trung Bộ và Tây Nguyên. Đã ghi nhận được 11 tụ khoáng và điểm diatomit, trong đó 5 tụ khoáng đã được điều tra, thăm dò, tính trữ lượng cấp C1, (C2) đạt 122 triệu m3; tài nguyên dự báo khoáng 49 triệu m3.

Tụ khoáng diatomit Hoà Lộc thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) có 3 thân quặng công nghiệp nằm xen trong basalt Neogen hệ tầng Di Linh, từ dưới lên gồm:

Thân 1: dài 5,5 km; dày 4,3-23,4 m, trung bình 14,63 m. Diatomit phân lớp, màu xám trắng, xám phớt vàng, xốp nhẹ, hút nước; trong diatomit, xác tảo chiếm 42-50 %, dạng bột, hình

Ảnh 3.15. Thân quặng 2 Péc Se Lẻng mỏ kaolin pyrophyllit Tấn Mài, Quảng Ninh đang được khai thác.Ảnh: Nguyễn Văn Quý,

trụ, kích thước 0,01-0,001 mm; dạng opal-hình cầu chiếm 18-20%, kích thước 0,02-0,07 mm. Khoáng vật sét chiếm 20-27 %; lỗ rỗng: 30 %.

Thân 2: diatomit phân lớp dày đến trung bình, màu trắng xám phớt vàng, chứa di tích thực vật bảo tồn xấu. Xác tảo chiếm 40-43 %, kích thước 0,01-1 mm; dạng opal-hình cầu, kích thước 0,01-0,001 mm; thạch anh tự do lấp đầy khoang trống xác tảo; sét: 25-30 %; lỗ rỗng: 30 %.

Thân 3: diatomit dạng phân lớp dày, chiều dày lớp 21,24 m, xen lớp mỏng sét màu xám trắng, xám phớt vàng. Thành phần quặng: xác tảo=55-59 %; opal=22-25 %; sét=12-14 %; lỗ rỗng=10 %.

Thành phần hoá học của diatomit (%): SiO2=65,31; Al2O3=16,66; FeO=4,47; CaO=0,3; MgO=0,71; MKN=9,36. Khoáng vật sét trong diatomit là kaolinit. Thể trọng trung bình: 1,087 tấn/m3; sấy ở nhiệt độ 105°C là 0,730 g/cm3.

Trữ lượng các cấp 122+333 là 93 triệu m3; tài nguyên dự báo 334a: khoảng 30 triệu m3.

Các đá bazan của hệ tầng Đại Nga bị phong hóa mạnh màu đen nằm phủ lên đá diatomit màu xám nâu. Nguồn: Nguyễn Đức Chính, 2009. Mỏ Hòa Lộc.

Diatomeae dạng ống dài, đốt cắt ngang thân dạng hình tròn. Nicon (-) x50. Nguồn: Cao Thị Thúy Bình, 2009.Mỏ Hòa Lộc.

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w