Ốp lát và xây dựng

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 43 - 45)

Đá ốp lát và xây dựng phân bố rộng khắp, gồm 3 loại hình: đá xâm nhập, đá phun trào và đá trầm tích.

Đá ốp lát và xây dựng nguồn gốc xâm nhập: Các thành tạo xâm nhập có thành phần siêu mafic-mafic thuộc các phức hệ Ba Vì, Núi Chúa, Phù Mỹ và Chà Vàn; thành phần trung tính, axit-kiềm thuộc các phức hệ Phia Bioc, Vân Canh, Hải Vân, Cà Ná, Định Quán và Đèo Cả là nguồn cung cấp đá xây dựng và ốp lát chất lượng cao, quy mô thường lớn. Trữ lượng và tài nguyên của 76 tụ khoáng đã tìm kiếm thăm dò là 4.805 triệu m3 đá xây dựng và 3.219 triệu m3 đá ốp lát. Nhiều tụ khoáng đã được khai thác, trong đó tụ khoáng An Tường, huyện Sơn Tây (Bình Định) sản xuất ra granit màu đỏ, chất lượng cao, có tổng trữ lượng và tài nguyên trên 8 triệu m3, được tiêu thụ trên thị trường.

Đáốp lát và xây dựng nguồn gốc phun trào: Các đá phun trào có thành phần mafic-siêu mafic thuộc các hệ tầng Cẩm Thủy, Viên Nam, Túc Trưng, Đại Nga, Xuân Lộc; thành phần trung tính, axit thuộc các hệ tầng Khôn Làng, Đồng Trầu, Đèo Bảo Lộc, Nha Trang, Đơn Dương là nguồn cung cấp phong phú đá ốp lát và xây dựng. Đã có 52 tụ khoáng thuộc loại này được điều tra thăm dò, có trữ lượng và tài nguyên đá xây dựng hơn 1.000 triệu m3; đá ốp lát: 73 triệu m3.

Đá ốp lát và xây dựng nguồn gốc trầm tích, gồm: đá carbonat (đá vôi, dolomit); đá lục nguyên (cát kết, bột kết, dăm kết…); đá biến chất (đá hoa, quarzit, đá phiến kết tinh, v.v.).

Đã có 13 tụ khoáng đá hoa được tìm kiếm đánh giá, có trữ lượng và tài nguyên 273 triệu m3 đá xây dựng và 106 triệu m3 đá ốp lát.

Cát sỏi: Cát sỏi xây dựng phân bố khá phổ biến. Có hai nguồn gốc thành tạo, đó là trầm tích

và phong hóa, trong đó cát sỏi nguồn gốc aluvi chiếm đại đa số các tụ khoáng đã được thăm dò. Hiện đã có trên 60 tụ khoáng và điểm quặng đã được thăm dò đánh giá trữ lượng, đạt trên 500 triệu m3.

Đá ong: Đá ong là sản phẩm phong hóa được thành tạo chủ yếu từ các đá phun trào mafic, các loại đá phiến và trầm tích bở rời của các thềm sông cổ. Quy mô nhỏ. Đã có 27 tụ khoáng được điều tra thăm dò, có trữ lượng và tài nguyên gần 100 triệu m3, thường phân bố ở các vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.

Chương 2

TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNGII.1. Nhóm nhiên liệu hóa thạch (than) II.1. Nhóm nhiên liệu hóa thạch (than)

Tài nguyên khoáng sản năng lượng than đã được biết đến từ lâu ở nước ta. Tuy nhiên, mãi tới đầu thế kỷ 19 một số mỏ ở Đông Triều, Mạo Khê mới bắt đầu được khai thác.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, năm 1888, vùng mỏ than Đông Triều, Mạo Khê, Quảng Ninh hoàn toàn thuộc tập đoàn tư bản Pháp Marty sau hiệp ước triều đình nhà Nguyễn nhượng bán với giá 9 triệu franc trong thời hạn 99 năm.

Từ 1900 đến 1913, Pháp đã “bình định” xong Đông Dương. Chính quyền Pháp đề ra chính sách ưu tiên được quyền làm chủ mỏ (nếu muốn) cho những người được cấp giấy phép đi tìm mỏ mà phát hiện ra mỏ. Do đó đến cuối năm 1906, các điểm than ở thượng du Bắc kỳ đều đã được phát hiện và tổ chức khai thác như Đồng Đỏ (Hà Tĩnh), Khe Bố (Nghệ An), Đầm Đùn (Nho Quan, Ninh Bình), Làng Cẩm, Quán Triều (Thái Nguyên), Bố Hạ (Bắc Giang)….

Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954 cho đến nay, công tác tìm kiếm thăm dò khai thác than được tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh, và các vùng khác trên cả nước.

II.1.1. Than

Một phần của tài liệu TÀI NGUYÊN KHOÁNG sản việt nam (Trang 43 - 45)