Giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng

Một phần của tài liệu nghiêu cứu xác định cloramphenicol trong dược phẩm bằng phương pháp von-ampe sử dụng điện cực giọt thủy ngân treo (Trang 33 - 37)

Giới hạn phát hiện

Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ nhỏ nhất của chất phân tích tạo ra đƣợc một tín hiệu có thể phân biệt một cách tin cậy với tín hiệu trắng (hay tín hiệu nền). Có nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định giới hạn phát hiện, phổ biến nhất là cách xác định theo quy tắc 3σ.

Theo quy tắc này LOD đƣợc tính nhƣ sau:

y = yb + 3σb hay y = yb +3Sb

Trong đó, y–LOD hoặc tín hiệu ứng với LOD (biết tín hiệu y sẽ tính đƣợc LOD từ phƣơng trình đƣờng chuẩn: y = a + bC → LOD = [y –a]/b); yb–nồng độ hoặc tín hiệu tín hiệu mẫu trắng; σb (hay Sb)–độ lệch chuẩn của nồng độ hoặc tín hiệu mẫu trắng.

 Cách 1:

Tiến hành n thí nghiệm để xác định nồng độ mẫu trắng, thu đuợc các giá trị ybi (i = 1 † n) từ đó tính yb và Sb theo các công thức sau:

yb = Σybi/n; Sb= (ybi-yb)2 (n-1)

Sau đó tính LOD. Việc xác định yb và Sb nhƣ vậy sẽ tốn nhiều thời gian. Để giảm số lƣợng thí nghiệm và tính nhanh LOD có thể tiến hành theo cách 2.

 Cách 2:

Tiến hành thí nghiệm để xác định phƣơng trình đƣơng chuẩn y = a + bC. Từ đó xác định yb và Sb bằng cách chấp nhận yb (tín hiệu mâu trắng) là giá trị của y khi C = 0  y

b = a và Sb = Sy (độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đƣờng chuẩn): Sb= Sy = ( ) ( 2)

2 

yi Yi n

Ở đây, yi-các giá trị thực nghiệm của y; Yi-các giá trị tính từ phƣơng trình đƣờng chuẩn của y.

Sau đó, tính tín hiệu ứng với GHPH: y = yb= 3Sb= a = 3Sy. Thay y vào phƣơng trình đƣờng chuẩn, biến đổi sẽ đƣợc công thức tính LOD, LOD = 3Sy/b

Giới hạn định lượng

Giới hạn định lƣợng (LOQ) đƣợc xem là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lƣợng đƣợc với tín hiệu khác có nghĩa định lƣợng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền. Thông thƣờng nó đƣợc tính: LOQ = 10Sb/b, nghĩa là:LOQ = (3 † 4) LOD

2.3. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất 2.3.1. Thiết bị và dụng cụ 2.3.1. Thiết bị và dụng cụ

- Máy đo pH meter TOA - Nhật Bản.

- Thiết bị phân tích điện hóa 757-VA COMPUTRACE có ghép nối với máy tính và phần mềm điều khiển, do hãng Metrohm, Thủy Sĩ sản xuất.

Hệ điện cực:

+ Cực làm việc: điện cực giọt thủy ngân (HMDE) + Cực so sánh: Ag/AgCl/KCl (bão hòa)

+ Cực phụ trợ Pt

Các dụng cụ thủy tinh, pipet, bình định mức, cốc cân có độ chính xác cao, đƣợc ngâm rửa thƣờng xuyên bằng HNO3 2M, sau đó rửa và tráng lại bằng nƣớc cất 2 lần. Bình điện phân đƣợc tráng rửa cẩn thận bằng nƣớc cất 2 lần. Khi không sử dụng thêm nƣớc cất đầy bình và ngâm qua đêm.

2.3.2. Hóa chất

- Nƣớc dùng để pha chế hóa chất và tráng rửa dụng cụ là nƣớc cất 2 lần. - Các hóa chất đƣợc sử dụng đều thuộc loại tinh khiết (PAR)

Các dung dịch đệm acetat (CH3COONa + CH3COOH) có nồng độ và pH khác nhau đƣợc pha từ tinh thể CH3COONa.3H2O và CH3COOH tinh khiết với các tỷ lệ thích hợp.

- Các dung dịch chuẩn cloramphenicol đƣợc pha hàng ngày bằng cách pha loãng các dung dịch chuẩn “gốc” có nồng độ 100ppm (đƣợc bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong 3 ngày).

Hình 2.1. Thiết bị phân tích điện hóa 757 – VA, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chuẩn bị dung dịch chuẩn “gốc” cloramphenicol: Cân một lƣợng chính xác 0,025 gam cloramphenicol tinh khiết, hòa tan bằng nƣớc cất 2 lần, lắc đều cho tan sau đó định định mức tới vạch mức (25mL) ta đƣợc dung dịch gốc có nồng độ 1000ppm. Tiếp tục pha loãng dung dịch 10 lần để thu đƣợc dung dịch chuẩn “gốc” có nồng độ cloramphenicol là 100ppm

Các dung dịch đo của cloramphenicol dùng để nghiên cứu hàng ngày đƣợc pha chế từ dung dịch gốc trên.

Một phần của tài liệu nghiêu cứu xác định cloramphenicol trong dược phẩm bằng phương pháp von-ampe sử dụng điện cực giọt thủy ngân treo (Trang 33 - 37)