Chƣơng 3: THẢO LUẬN VÀ KẾT QUẢ
3.3.2. Ảnh hưởng nồng độ dung dịch đệm
Để loại trừ ảnh hƣởng của dòng điện chuyển, khi phân tích ta cần thêm vào dung dịch đo một chất điện ly trơ có nồng độ lớn hơn nồng độ chất cần phân tích cỡ khoảng 100 lần.
Để khảo sát nồng độ dung dịch đệm thích hợp nhất để xác định cloramphenicol, ta tiến hành khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ nền đến pic xung vi phân của cloramphenicol trong nền đệm axetat pH 5,5 tại các nồng độ 0,5M; 0,1M;
6,8 6,0
5,5 5,0
4,0 3,2
0,05M; 0,01M với chất cần phân tích tại các nồng độ khác nhau: 1,5ppm, 2,5ppm, 3,0ppm, 3,75ppm và 4,5ppm
Bảng 3.3: Giá trị Ip của cloramphenicol trong các nồng độ nền đệm axetat pH 5,5 khác nhau
CHAc + CAc (M) I (nA) Phƣơng trình R2 1,5 ppm 2,25 ppm 3,0 ppm 3,75 ppm 4,5 ppm 0,5 25,1 35,6 43,7 62,7 85,7 Y = 2,966.X – 8,76 0,9557 0,1 43,6 86,0 152 204 264 Y = 11,176.X – 73,6 0,9966 0,05 99,1 152 200 255 287 Y = 9,576.X + 7,1 0,9937 0,01 103 126 194 245 315 Y = 10,86.X – 20,6 0,9811
Tại một nồng độ của cloramphenicol, khi nồng độ nền giảm thì chiều cao pic tăng, đó là do độ nhớt của dung dịch giảm làm tăng hệ số khuếch tán của dung dịch. Tuy nhiên, khi dung dịch quá loãng, pic bị nghiêng, không cân đối và hệ số tƣơng quan của phƣơng trình hồi quy giảm. Ngƣợc lại nồng độ dung dịch lớn sẽ triệt tiêu đƣợc dòng điện chuyển, tuy nhiên độ nhớt tăng, tạp chất nhiều cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đếm pic cloramphenicol, cụ thể là hệ số tƣơng quan khi đó cũng nhỏ dần.
Với những nguyên nhân trên và dựa vào thực nghiệm, chúng tôi chọn nền axetat nồng độ 0,1M là thích hợp nhất, khi đó nồng độ chất điện ly là 0,092M