Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Thái Nguyên có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng; kinh tế,... và đóng góp ngày càng lớn vào tăng trƣởng kinh tế của vùng Trung du miền núi bắc bộ và của đất nƣớc. Cần phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo ra bƣớc đột phá mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội một cách hiệu quả và bền vững.

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên gần 60km. Nằm trong vùng có tọa độ địa lý:

Từ 21045‟ đến 22003‟ vĩ độ bắc

Từ 105030‟ đến 105047‟ kinh độ đông

-Phía Bắc giáp 2 huyện là Chợ Đồn, Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

-Phía Nam giáp huyện Đại Từ

-Phía Đông giáp huyện Phú Lƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huyện có 24 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Dân số hiện nay là 91.385 ngƣời, mật độ dân số trung bình của huyện là 175,49 ngƣời/km2.

Các thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện gồm: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao Lan, Hoa, Sán dìu, Khơ me.

Trong thời kỳ từ 1947 đến 1954 Định Hóa là nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Chính Phủ, là thủ đô kháng chiến của Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ công nhận là An Toàn Khu, là trung tâm của quần thể di tích lịch sử chiến khu Việt Bắc.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Định Hóa là huyện có địa hình tƣơng đối phức tạp thể hiện đặc trƣng của vùng trung du miền núi phía Bắc. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên có thể chia huyện Định Hóa thành 04 tiểu vùng khác nhau nhƣ sau:

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía bắc và phía tây nam giáp với tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận của các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thạnh. Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500m-800m, độ dốc lớn trên 25°. Cao nhất là đỉnh núi Bóng 851m ( giáp với huyện Đại Từ). Hƣớng sử dụng đất đối với vùng này là từ độ cao 300m trở lên bố trí rừng phòng hộ.

- Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hƣớng bắc nam, độ cao phổ biến từ 300m-700m, thấp dần từ bắc xuống nam, từ xã Linh Thông, qua Lam Vỹ, Quy Kỳ, Kim Phƣợng tới thị trấn Chợ Chu. Địa hình cức kỳ hiểm trở, nhƣng cũng rất hùng vĩ. Hƣớng sử dụng là bảo vệ nghiêm ngặt hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và cảnh quan tự nhiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía đông giáp huyện Phú Lƣơng, độ cao trung bình từ 200-300m, độ dốc khá lớn 20-25°, thuộc địa bàn các xã Lam Hồng, Tân Thịnh, Tân Dƣơng. Vùng này thích hợp cho lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu.

- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Phân bố phổ biến hầu hết ở các xã. Kểu địa hình là đồi bát úp, độ cao dƣới 200m, xen kẽ là các thung lũng. Vùng này thích hợp cho phát triển cây lƣơng thực, cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng nguyên liệu.

2.1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

- Địa chất: Đá trầm tích cổ nhất ở đây có tuổi cambri, chủ yếu gồm các thành hệ lục nguyên, lộ ra các đá phiến, bột kết màu xám tím hoặc đỏ có nhiều vảy mica có ít lớp mỏng bột kết chứa vôi. Kẹp giữa các đứt gãy, trồi lên một dải hình vòng cung là cát kết, đá phiến sét, đá sét vôi và đá vôi bitum tuổi đêvôn trung. Phân bố rộng rãi nhất là các đồi đƣợc cấu tạo bằng các loại đá thuộc hiệp sông Hiến, chủ yếu cát kết, đá khoáng và bột kết phân mỏng lớp xen kẽ với đá phiến sét, tuổi palêôzôn hạ. Tại phía bắc huyện còn có khối đá vôi xám tối, chứa bitum có xen những kẹp đá phiến, có tuổi đêvôn trung.

-Thổ nhƣỡng: Qua điều tra đã xác định trong khu vực có các loại đất sau:

+ Đất phù sa không đƣợc bồi hang năm: Phân bố dọc theo triền sông, thuộc thị trấn chợ Chu và các xã Lam Vĩ, Kim Phƣợng, Tân Dƣơng, Đồng Thịnh, Bảo Cƣờng. Tầng đất dày >1m, đây là diện tích trồng cây lƣơng thực và hoa mầu hang năm chủ yếu trong huyện.

+ Đất phù sa ngòi suối: Phân bố ở ven các ngòi suối, các xã có diện tích lớn là Điềm Mặc, Sơn Phú, Lam Vĩ, Phúc Chu, Kim Sơn, Phúc Tiến, Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thạnh. Là những dải đất có diện tích nhỏ hẹp, thành phần cơ giới của đất nhẹ, màu sắc không đồng từ màu vàng xám đến nâu vàng. Phản ứng của đất chua(pH=4,8), hàm lƣợng mùn nghèo, đã đƣợc khai thác trông trọt 2 vụ lúa và hoa màu.

+ Đất dốc tụ thung lũng: Phân bố dải rác dƣới chân địa hình đồi núi, độ dốc địa hình nhỏ (8 - 15º). Đất thƣờng có mầu nâu vàng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, có lẫn nhiều mảnh đá dăm sắc, cấu tƣợng đất tƣoi xốp, phần lớn đất có cảm ứng chua, thành phần mùn, đạm khá, lân và kali trung bình. Phần lớn diện tích đất này đã đƣợc sử dụng canh tác cây chè, cây ăn quả và hoa màu.

+ Đất feralit bị biến đổi do trồng lúa nƣớc: Phân bố trên các sƣờn đủ nƣớc tƣới, hoặc có thể chủ động tƣới, tập trung tại các xã Sơn Phú, Phú Đình. Phát triển trên các sản phẩm hình thành tại chỗ đất dốc tụ. Do thƣờng xuyên bị ngập nƣớc làm thay đổi quá trình lý hoá của đất: cấu tƣợng đất bị phá vỡ, xuất hiện glây phân tầng rõ. Tầng mặt (15cm) màu nâu xám, thịt nặng và chặt. Dƣới đó là tầng đế cày màu vàng xám, thịt nặng, chặt. Dƣới cùng là tầng có màu vàng nhạt lẫn những vết đỏ nâu, thịt nặng, kết vón khoảng 10%. Đất ít chua, tỷ lệ mùn, đạm, kali tổng số khá, do thƣờng đƣợc bổ sung phân hữu cơ trong quá trình canh tác.

+ Đất feralit nâu đỏ trên đá Mác ma trung tính và bazơ: Phân bố chủ yếu ở xã Linh Thông, Lam Vĩ, Trung Hội, Bình Thành, Bảo Linh, Sơn Phú. Đất có màu nâu vàng, thành phần cơ giới trung bình đến thịt nhẹ, cấu tƣợng cục ổn định, sâu khoảng 50cm có xuất hiện kết vón. Đất có phản ứng chua, hàm lƣợng đạm, lân khá .Do phân bố vùng có độ dốc lớn nên hƣớng sử dụng cần ƣu tiên cho các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp có tán lá rộng để bảo vệ đất, giảm thiểu xói mòn rửa trôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất feralit đỏ vàng trên đá Mác ma axit: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Tầng đất dày, cấu trúc tơi xốp, thoát nƣớc tốt, một diện tích lớn đã đƣợc khai thác trồng chè, cọ và cây công nghiệp. Hiện chỉ còn một diện tích lớn đã đƣợc khai thác trồng chè, cọ và cây nông nghiệp, Hiện chỉ có một diện tích nhỏ có thảm thực vật rừng che phủ.

+ Đất feralit trên đá sét: Phân bố ở vành đai thấp (< 300m), lớp phủ thực vật nghèo nàn suy giảm, nhiệt độ cao làm tăng quá trình phân huỷ hữu cơ và rửa trôi tƣơng ứng với quá trình tích lũy sắt nhôm nên đất có màu đỏ vàng, nâu vàng, cơ giới đất trung bình, kết vón rải rác. Đất rất chua và nghèo mùn, đạm trung bình, lân nghèo. Những nơi có xem lẫn đá vôi đất ít chua hơn, song thƣờng bị khô do mất nƣớc.

2.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hóa

Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với mỗi hộ trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhƣng để cây trồng có thể sống, phát triển và sinh trƣởng tốt thì đất đai phải phù hợp với từng loại cây trồng. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không tự sinh ra vì vậy yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội, đồng thời đảm bảo môi trƣờng không bị ô nhiễm. Qua đó, có thể làm tăng khối lƣợng của cải vật chất cho con ngƣời, cho xã hội đồng thời tận dụng đƣợc lao động dƣ thừa của xã hội. Cụ thể diện tích đất tự nhiên của huyện không thay đổi qua các năm

Để thấy rõ sự biến động của đất đai và tình hình sử dụng đất của huyện Định Hóa ta xem xét bảng 2.1:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hóa

Thứ tự Mục đích sử dụng đất 2006 2007 2008 2009 2010 Số lƣợng (ha) Số lƣợng (ha) Số lƣợng (ha) Số lƣợng (ha) Số lƣợng (ha) Tổng diện tích tự nhiên 51.109,40 51.109,40 51.109,40 51.109,40 51.351,39

1 Đất nông - lâm nghiệp 37.222,75 38.975,53 38.944,33 38.903,84 45.629,67

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.096,36 10.678,35 10.655,91 10.624,57 11.142,89

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.754,36 5.871,13 5.854,06 5.849,26 6.001,41

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.342,00 4.807,22 4.801,85 4.775,31 5.141,48

1.2 Đất lâm nghiệp 26.284,09 27.454,88 27.447,09 27.438,74 33.595,19 1.2.1 Đất rừng sản xuất 12.537,37 12.537,37 12.536,67 12.536,20 20.262,64 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 7.181,07 7.181,07 7.181,07 7.181,07 5.537,13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 6.565,65 7.736,44 7.729,35 7.721,47 7.795,42 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 835,00 835,00 834,03 833,23 891,59 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 7,30 7,30 7,30 7,30

2 Đất phi nông nghiệp 2.415,48 2.555,22 2.586,42 2.628,95 2.702,68

2.1 Đất ở 818,00 957,74 956,29 956,83 1.041,39

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 761,00 900,73 899,20 899,59 983,97

2.1.2 Đất ở tại đô thị 57,00 57,01 57,09 57,24 57,42

2.2 Đất chuyên dùng 875,02 875,02 907,67 930,88 969,08

2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,27 0,27 0,27 0,27 0,37

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 58,21 58,21 58,21 58,21 59,46

2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc

chuyên dùng 663,98 663,98 663,98 682,76 631,15 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,23

3 Đất chƣa sử dụng 11.471,17 9.578,65 9.578,65 9.576,61 3.019,04

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 76,95 76,95 76,95 76,95 74,73

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 7.496,32 5.603,80 5.603,80 5.603,66 583,40

3.3 Núi đá không có rừng cây 3.897,90 3.897,90 3.897,90 3.896,00 2.360,91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

Định Hóa qua các năm là 51.109,40 ha. Tuy nhiên theo sự kiểm kê đánh giá lại của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Định Hóa thì năm 2010 là 51.351,39 ha.

Đất lâm nghiệp chiểm tỷ trọng lớn nhất, năm 2010 diện tích là 33.595,19 ha chiếm 65,42% so với tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 20.262,64 chiếm 39,46% so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất rừng phòng hộ là 5.537,13 ha chiếm 10,78 % so với tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất rừng đặc dụng là 7.795,42 ha chiếm 15,18% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung trong những năm qua (từ năm 2006 đến 2010) diện tích đất lâm nghiệp ngày càng tăng (Cụ thể từ năm 2006 là 26.284,09 ha đến năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp là 33.595,19 ha, tăng bình quân 1.760,6 ha/năm). Tăng cơ bản là do trong những năm gần đây Huyện đã có những dự án đầu tƣ, chính sách đầu tƣ thích đáng hơn cho việc phát triển lâm nghiệp nhƣ: khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng mới, công tác tuyên truyền đƣợc chú trọng, trình độ nhận thức của ngƣời dân đã đƣợc nâng lên, nhiều khu rừng đã đƣợc bảo vệ, chăm sóc, không còn nạn phá rừng bừa bãi.

Đứng thứ hai là đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 21,70% tổng diện tích đất tự nhiên , năm 2010 là 11.142,89 ha. Trong đó cây trồng hàng năm có diện tích lớn nhất, năm 2010 là 6.001,41 ha, chiếm 53,86% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, cây trồng lâu năm có diện tích là 5.141,48 ha chiếm 46,14 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, loại đất này chủ yếu là trồng chè, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm khác.

Hiện nay huyện Định Hóa vẫn còn 3.019,04 ha diện tích đất chƣa sử dụng đã giảm đi nhiều so với năm 2007 là 9.578,65 ha. Tuy nhiên cần có biện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

pháp cải tạo hợp lý để đƣa vào sử dụng. Qua 5 năm diện tích đất chuyên dùng của Huyện ngày càng đƣợc nâng cao, do trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của Đảng và sự đầu tƣ của nhà nƣớc, đã có nhiều công trình, dự án đƣợc triển khai, thực hiện trên địa bàn Huyện, cơ sở hạ tầng, các tuyến đƣờng giao thông đƣợc nâng cấp, mở rộng, các công trình thủy lợi nhƣ hồ, đập cũng đƣợc xây kiên cố hóa và xây dựng mới cùng với biện pháp cải tạo hợp lý để đƣa vào sử dụng. Dân số tăng nhanh, cuộc sống ngày càng đòi hỏi một diện tích để làm nhà ở, đƣờng giao thông, các công trình xã hội…Cho nên diện tích đất thổ cƣ tăng đều qua các năm. Năm 2006 là 818,00 ha chiếm 1,60% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2010 là 1.041,39 ha chiếm 2.03% tổng diện tích đất tự nhiên. Có thể nói huyện Định Hóa là một Huyện làm nông nghiệp rất nhiều, có đến 84,5% lao động tập trung vào nông nghiệp năm 2006 và đến năm 2010 là 75,0% lao động tập trung vào nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích đất nông lâm nghiệp còn thấp, với dân số là 87.722 ngƣời năm 2010 thì mỗi ngƣời dân chỉ có 0,13 ha (năm 2010) đất sản xuất nông nghiệp. Do vậy đối với huyện Định Hóa để phát triển kinh tế thì việc đầu tiên là đầu tƣ thâm canh, tăng hệ số sử dụng ruộng đất và phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đặc biệt quan trọng.

2.1.1.5. Khí hậu, thời tiết, thủy văn

Khí hậu: Định Hoá chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mƣa nhiều, ảnh hƣởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia làm 2 mùa; Ở đây mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa bình quân đạt 1.700mm/năm, tuy nhiên lƣợng mƣa phân bố không đều tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 9, cƣờng độ mƣa lớn nhất vào hai tháng 7 và 8. Mùa khô lƣợng nƣớc bốc hơi thƣờng cao hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng mƣa, thƣờng có sƣơng muối và rét đệm kéo dài, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây dài ngày.

Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí bình quân năm của huyện là 22,50C; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ( tháng 1) là 14,6o

C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 3oC vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( tháng 7) là 27,2oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 42,6oC vào tháng 6. Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các tháng là 7,6oC, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 8 đến 10o

C Số giờ nắng trung bình năm là 1.560 giờ, năm cao nhất 1.750 giờ, năm thấp nhất 1.470 giờ.

Ẩm độ: Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 - 85%, các tháng mùa mƣa có ẩm độ khá cao từ 83 - 87%. Ẩm độ cao kéo dài gây khó khăn lớn cho việc chế biến và bảo quản nông sản. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 68)