Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 122 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Nhóm giải pháp về kinh tế

Hỗ trợ kinh tế

Với định mức hỗ trợ cho ngƣời dân tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng nhƣ hiện nay còn là quá thấp, theo nhƣ kết quả tính toán của đề tài mức thu nhập/hộ của các hộ không tham gia quản lý rừng chênh lệch cao hơn so với các hộ có tham gia quản lý rừng gần 2 lần hộ. Trong khi diện tích đất lâm nghiệp của các hộ khu vực quản lý rừng gấp hơn 5 lần so với các hộ khác. Nhƣ vậy định mức hỗ trợ hiện nay cũng cần phải có những tỷ lệ tƣơng ứng tức là mức hỗ trợ phải gấp 10 lần nhƣ hiện nay tƣơng đƣơng với 1 triệu đồng/ha/năm mới có thể đáp ứng đƣợc một phần mong đợi và khuyến khích ngƣời dân tham gia chăm sóc, bảo vệ rừng.

Để có thể triển khai với mức hỗ trợ lớn nhƣ vậy đạt đƣợc kết quả cao không nên triển khai cùng một lúc trên diện rộng mà cần tiến hành theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực nhỏ sau khi rừng phục hồi và phát triển tốt, ý thức ngƣời dân nâng lên đảm bảo có thể duy trì và quản lý tốt và bền vững rồi chuyển giao cho các chƣơng trình hỗ trợ khác nhƣ chƣơng trình cấp chứng chỉ rừng để tiếp tục lại áp dụng cho các khu vực khác. Nhƣ vậy việc triển khai đến đâu đảm bảo thu đƣợc kết quả đến đó.

Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng:

Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang có tiềm năng ở địa phƣơng nhƣ gây trồng và chế biến dƣợc liệu, song mây, dệt thổ cẩm, nuôi ong, chế biến nông sản...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc phát triển những ngành nghề phụ nhằm giúp ngƣời dân phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phƣơng nhƣng không gâp sức ép lên các nguồn lực tự nhiên của khu vực.

Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và có thể thâm canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế. Đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tƣ cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao nhƣ phát triển trồng cây công nghiệp và chăn nuôi. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định.

Cần tổ chức các mô hình phát triển kinh tế với những cây trồng và vật nuôi có hiệu qủa kinh tế cao để làm điển hình nhân rộng do tâm lý của ngƣời dân là mắt thấy, tai nghe. Bên cạnh đó cần có đội ngũ cán bộ tƣ vấn chuyên môn và kinh tế giúp các hộ trong sản xuất, hạch toán.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:

Đặc biệt là hệ thống giao thông đến các bản, làng, hệ thống trƣờng học và mạng lƣới điện đƣợc xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cƣờng trao đổi kinh tế, văn hóa, nhờ đó nâng cao đƣợc năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đƣờng giao thông đến các bản góp phần thu hút các thƣơng nhân cũng nhƣ làm tăng giá trị hàng hóa của các sản phẩm mà ngƣời dân làm ra. Giải pháp này mang tính lâu dài và không chỉ tác động đến quản lý rừng mà còn tác động đến các khía cạnh khác của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn khu vực nhƣ phát triển du lịch tăng thu nhập cho hộ và gián tiếp giúp quản lý rừng của các hộ khu vực gần rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tập trung phát triển sản xuất kinh doanh lâm sản, mở rộng thị trường:

Đặc biệt quan tâm đến phát triển lâm sản ngoài gỗ vì chỉ với loại lâm sản này mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa từ đó tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu tƣ để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng nhƣ phát triển chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở chế biến lâm sản tuy nhiên các cơ sở này mang tính chất sản xuất công nghiệp còn đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày về gỗ hầu nhƣ vẫn sử dụng nguyên liệu gỗ thịt do vậy không tận dụng triệt để các sản phẩm gỗ từ rừng gây lãng phí và ảnh hƣởng đến rừng. Cần có những chế tài và quy định từ tất cả các cấp ngành trong việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến lâm sản nhƣ gỗ ép, ván ép... để tận dụng và sử dụng các sản phẩm gỗ từ rừng tránh khai thác nhiều.  Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng:

Theo quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện cần đầu tƣ để phục hồi rừng trên những diện tích chƣa sử dụng đây là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của ngƣời dân vừa phát triển rừng.

Để triển khai trồng rừng trong khu vực này ta lên áp dụng các kinh nghiệm của các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Thái Lan họ đầu tiên sử dụng các cây lâm nghiệp dễ trồng để trồng trƣớc sau đó tự nhiên sẽ phát triển hệ thống các cây lâm nghiệp khác.

Để triển khai thành công giải pháp này cần nâng định mức hỗ trợ trồng mới và chăm sóc bảo bệ rừng nhƣ đã trình bày trong giải pháp thứ nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trú trọng đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế:

Cần đầu tƣ cho khai thác những tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào các sinh cảnh của khu vực rừng ATK. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống ngƣời dân và đầu tƣ trở lại cho công tác phát triển thêm rừng.

Đi đôi với phát triển du lịch các dịch vụ khác nhƣ sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đặc sản của khu vực nhƣ chè, gạo ... làm quả lƣu niệm cho khách du lịch cũng nhƣ các sản phẩm tiêu dùng khác và sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ nhà hàng và khách sạn... cũng sẽ phát triển theo đây là cơ hội cho ngƣời dân tăng thu nhập ổn định và không tác động tiêu cực đến rừng, đặc biệt khi ngƣời dân thấy đƣợc vai trò của rừng đã mang lại thông qua hoạt động du lich sinh thái họ sẽ tự nguyện và có trách nhiệm tự quản vốn rừng của mình.

Đầu tư phát triển thị trường lâm sản:

Thị trƣờng lâm sản địa phƣơng hiện tại chƣa phát triển, đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ nhƣ các loại dƣợc liệu, song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lƣợng ít không hình thành đƣợc thị trƣờng, một phần khác do thiếu thông tin về thị trƣờng.

Điều này không khuyến khích ngƣời dân hƣớng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ và nhƣ vậy họ chƣa có ý thức phát triển sản xuất lâm nghiệp mà chỉ mang nặng ý thức hái lƣợm, đƣợc đâu hay đó chứ chƣa có ý thức phát triển thành nghề một cách bền vững. Đầu tƣ phát triển thị trƣờng lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn đƣợc ngƣời dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 122 - 125)