Thực trạng đời sống kinh tế của hộ gia đình khu vực ATK Định Hoá

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 140)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.Thực trạng đời sống kinh tế của hộ gia đình khu vực ATK Định Hoá

Trƣớc hết để có thể thấy đƣợc bức tranh sơ bộ về đời sống ngƣời dân trong vùng đề tài tìm hiểu về các thông tin liên quan đến thời gian các hộ đã định cƣ trên địa bàn nghiên cứu, qua đó cho thấy đƣợc sự hiểu biết về vùng cũng nhƣ am hiểu về nguồn sinh kế và những biến động trong thời gian qua.

2.2.1.Nguồn lực con người

Trong các nguồn lực có liên quan đến đời sống của hộ gia đình thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự phát triển kinh tế của hộ. Cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhƣng không có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn. Nguồn lực con ngƣời còn là trung tâm của các nguồn lực khác vì mục tiêu chính của các hoạt động khác nhằm phục vụ cho con ngƣời.

Bảng 2.11: Thời gian các hộ định cƣ trên địa bàn tính đến 31.12.2009 (năm)

TT Vùng Giá trị bình quân Khoảng

1 1 (n=47) 25,77 5-54 2 2 (n=48) 26,73 3-90 3 3 (n=48) 20,09 2-56

Nguồn: số liệu điều tra hộ năm 2009

Từ thông tin thu thập đƣợc cho thấy các hộ đã định cƣ tƣơng đối lâu trên địa bàn trong đó có những hộ đã ở đó gần 1 thế kỷ còn phần lơn đều có từ 20 đến gần 30 năm sống trên địa bàn, số liệu cũng phản ánh không có sự khác biệt trong 3 nhóm điều tra. Nhƣ vậy có thể thấy ngƣời dân khá am hiểu về địa phƣơng cũng nhƣ những biến động trong thời gian qua và điều này không có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh hƣởng gì (hay không phải là nguyên nhân) nếu có những khác biệt trong đời sống kinh tế của họ.

Chúng tôi lại tiếp tục tìm hiểu về các thông tin khác liên quan đến nhân khẩu của các hộ. Trƣớc hết giới và tuổi tác của chủ hộ đƣợc phân tích từ các thông tin thu thập đƣợc thể hiện qua bảng 2.12:

Bảng 2.12: Thông tin chủ hộ

Vùng

Giới của chủ hộ (%) Tuổi bình quân chủ hộ (năm) Nam Nữ 1 (n=47) 57,4 42,6 47,77 (11,71) 2 (n=48) 87,5 12,5 49,92 (13,81) 3 (n=48) 64,6 35,4 43,69 (8,669) Nguồn : số liệu điều tra năm 2009

Ghi chú: 1) n là số mẫu quan sát

2) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn

3) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tuổi bình quân chủ hộ theo kiểm định Kruskal Wallis tại mức ý nghĩa thống kê 90%.

4) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức α=0,1 của chỉ tiêu giới của chủ hộ thông qua kiểm định Chi-Square.

Nhƣ vậy có thể thấy có một chút khác biệt trong giới của chủ hộ tại Vùng 2 nơi chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng thuộc khu bảo tồn ATK so với 2 khu vực còn lại song sự khác biệt cũng không phải là nguyên nhân chính cho những khác nhau về đời sống kinh tế của các hộ.

Tuổi bình quân chủ hộ điều tra đều lớn hơn 40 tuổi nhƣ vậy có thể thấy đƣợc họ đã có sự tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống sản xuất nông lâm nghiệp cơ bản đồng đều giữa các nhóm hộ đại diện cho các tiểu vùng điều tra.

Bên cạnh đó trình độ học vấn của các chủ hộ cũng có thể là nguyên nhân ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế và các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của hộ. Các thông tin về học vấn của hộ đƣợc thể hiện thông qua bảng 2.13 :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.13: Trình độ học vấn của các hộ điều tra

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Ghi chú: 1) n là số mẫu quan sát

2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức α=0,1 của chỉ tiêu trình độ học vấn của chủ hộ thông qua kiểm định Chi-Square.

Trình độ học vấn đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến việc tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng trong cuộc sống của ngƣời dân do vậy khu vực Vùng 2 nơi chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng thuộc khu bảo tồn ATK có tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp III thấp hẳn hơn 2 vùng còn lại đây là yếu tố cản trở đến điều kiện phát triển kinh tế của hộ trong khi sự khác biệt của 2 cùng còn lại là hầu nhƣ không lớn.

Nguyên nhân của sự khác biệt này do điều kiện địa lý các xã khu vực này khá xa trung tâm trƣớc đây điều kiện đi lại khó khăn do vậy những chủ hộ cao tuổi ít có điều kiện học cao hơn trong khi 2 khu vực còn lại điều kiện đi lại thuận lợi hơn hẳn vì thế họ có tỷ lệ chủ hộ học cấp 3 nhiều hơn.

Bảng 2.14: Nhân khẩu bình quân / hộ (ngƣời)

Khu vực Số lƣợng 1 (n=47) 3,68 (1,14) 2 (n=48) 3,98 (1,13) 3 (n=48) 4,13 (1,19) Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Ghi chú: 1) n là số quan sát

2) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại α=0,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3) Không có sai khác có ý nghĩa thống kê của số lƣợng nhân khẩu bình quân/hộ giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskall-Wallis tại mức xác suất 90%.

Vùng Trình độ học vấn của chủ hộ (%) Cấp I Cấp II Cấp III 1 (n=47) 23,4% 46,8% 29,8% 2 (n=48) 39,6% 52,1% 8,3% 3 (n=48) 29,2% 52,1% 18,8%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số nhân khẩu bình quân/hộ thuộc 3 khu vực trên địa bàn nghiên cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Kruskall-Wallis ở mức xác xuất 90% bảng 2.14 trên.

Nhìn chung số nhân khẩu/hộ thƣờng ở mức 4-5 ngƣời ngoại trừ một số gia đình lớn có thể có một vài thế hệ cùng chung sống còn lại ngƣời dân trên địa bàn chấp hành tốt chủ trƣơng kế hoạch hoá gia đình của Nhà nƣớc.

Bảng 2.15: Sự thay đổi số lƣợng lao động trong hộ (% số ngƣời trả lời)

Vùng Không thay đổi Nhiều lao

động hơn Số lƣợng lao động giảm đi 1 (n=47) 57,4% 31,9% 10,6% 2 (n=48) 47,9% 33,3% 18,8% 3 (n=48) 64,6% 20,8% 14,6%

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Ghi chú: 1) n là số quan sát

Phần lớn số ngƣời trả lời cho rằng số lƣợng lao động không có sự biến động trong thời gian qua (5 năm trở lại đây), nhiều ngƣời còn cho rằng có số lƣợng lao động tăng lên (đặc biệt là khu vực trung tâm) do có sự dịch chuyển lao động từ các khu vực khác đến trên cơ sở điều kiện kiếm sống của các khu vực trung tâm đƣợc cải thiện giúp cho cuộc sống nâng lên.

Bên cạnh việc xem xét số lƣợng nhân khẩu lao động đề tài cũng xem xét về sự phân bổ thời gian của các hộ cho các công việc khác nhau chủ yếu trong hộ nhƣ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, học tập, làm việc ngoài. Số liệu đƣợc thể hiện qua bảng 2.16 sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.16: Phân bổ thời gian làm việc trong hộ (% tổng quỹ thời gian)

Vùng

Chia theo hoạt động

Học tập Sản xuất nông nghiệp Sản xuất lâm nghiệp Làm thuê ngoài Khác 1 (n=47) 24,74 (0,21) 45,53 (0,17) 14,31 (0,09) 5,76 (0,10) 8,57 (0,09) 2 (n=48) 17,58 (0,19) 56,37 (0,21) 14,83 (0,13) 2,39 (0,06) 8,16 (0,11) 3 (n=48) 22,04 (0,41) 43,16 (0,18) 21,43 (0,13) 4,52 (0,09) 8,12 (0,09) Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Ghi chú: 1) n là số quan sát

2) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn tại α=0,1

3) Không có sai khác có ý nghĩa thống kê của hoạt động đi học và khác giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskall-Wallis tại mức xác suất 90%

4) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, làm thuê ngoài giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskall-Wallis tại mức xác suất 90%

Biểu đồ 2.1: Các hoạt động của hộ trong mẫu điều tra

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 2009

Trên 40% quỹ thời gian các hộ sử dụng để cho các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên, các hộ cũng đã ý thức đƣợc việc học tập của con em do vậy cũng dành khá nhiều thời gian cho con trẻ đến trƣờng và học tập tại nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thời gian mà các hộ bỏ ra cho các hoạt động lâm nghiệp tƣơng đƣơng với thời gian cho các hoạt động khác, điều này cũng thể hiện rằng hoạt động lâm nghiệp vẫn chƣa thực sự thu hút lao động trên địa bàn một lý do có thể do nguồn thu từ hoạt động này chƣa thực sự cao để thu hút lao động hơn nữa phần lớn diện tích lâm nghiệp trên địa bàn là rừng bảo tồn do vậy ngƣời quản lý chỉ đƣợc hỗ trợ kinh phí 100 nghìn trên 1 ha là con số quá bé so với yêu cầu vì vậy họ chỉ bỏ ra công sức vừa phải cho công việc này. Điều này cũng dẫn đến hiện tƣợng quản lý không đƣợc tốt trong những năm qua.

2.2.2.Nguồn lực xã hội

Bên cạnh việc xem xét riêng rẽ từng hộ việc nghiên cứu yếu tố có con ngƣời còn phải đặt trong bối cảnh của mối quan hệ giữa họ với nhau.

Trong nghiên cứu này nguồn lực xã hội của hộ đƣợc tác giả xem xét trên các khía cạnh nhƣ : mối quan hệ với hàng xóm, địa phƣơng, lòng tin và tinh thần đoàn kết, sự tham gia vào các hoạt động đoàn thể và khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của ngƣời dân đối với sản xuất và đời sống (nhƣ : y tế, giáo dục, sức khỏe, lƣơng thực…).

Việc tham gia các hoạt động xã hội và chính quyền cũng là điều kiện để giúp các hộ hội nhập, học hỏi, giao lƣu và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất, để từ đó có đƣợc những cơ hội và lợi ích khác nhau. Và đƣợc thể hiện ở bảng 2.17 sau:

Bảng 2.17: Tham gia công tác xã hội, đoàn thể, chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Tham gia

(%)

Không tham gia (%) 1 (n=47) 97,9 2,1 2 (n=48) 100 0,0 3 (n=48) 97,9 2,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi đƣợc phỏng vấn về mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội, đoàn thể thì đa số ngƣời dân đều tham gia vào các tổ chức địa phƣơng.

Nhƣ vậy các hộ đã nhận thức đƣợc việc tham gia vào các hoạt động đoàn thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời dân từ việc mở rộng quan hệ trong cộng đồng, nắm bắt các thông tin kịp thời, chia sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn cho đến các hoạt động cho vay vốn tạo thu nhập cho hộ gia đình...

Nguồn cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng đối với nguồn vốn xã hội, nó đƣợc thể hiện qua sự trao đổi qua lại, mạng lƣới cung cấp thông tin và khả năng truyền tải các thông tin. Những thông tin giữa ngƣời trong cộng đồng với ngƣời ngoài cộng đồng, giữa những ngƣời có tiếp cận với nhiều thông tin ở trong cộng đồng với các thành viên khác trong cộng đồng… Một mạng lƣới thị trƣờng nông sản vận hành tốt, các bên tham gia đều đƣợc hƣởng lợi công bằng sẽ bền vững, còn nếu có sự mất công bằng thì mạng lƣới sẽ kém bền vững.

Bảng 2.18: Các phƣơng tiện thông tin truyền thông về sản xuất nông nghiệp:

(% số hộ gia đình/tổng số)

Tiếp cận nguồn thông tin

của hộ gia đình Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Đài 27,7 31,3 20,8 Ti vi 100,0 100,0 100,0 Báo 8,5 18,8 6,3 Các dịch vụ ở xã 85,1 70,8 95,8 Các dịch vụ ở thôn 48,9 41,7 35,4 Hàng xóm 100 85,4 95,8

Những thƣơng gia (ngƣời mua

sản phẩm) 10,6 8,3 2,1

Những ngƣời bán vật tƣ đầu vào 0,0 2,1 0,0

Qua những nguồn khác 2,1 4,2 0,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.18 trên cho ta thấy thông tin về sản xuất nông nghiệp đƣợc các hộ dân nhận đƣợc và tiếp cận thì nguồn thông tin qua Tivi là kênh chuyển tải thông tin tới tất cả các nhóm hộ là nhiều nhất và cũng đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp đến là qua hàng xóm. Tiếp theo là qua các nguồn tin từ cán bộ xã, cán bộ khuyến nông, các đoàn thể cũng có vai trò đối với ngƣời dân nơi đây. Đây là nhân tố hỗ trợ cho hộ trong việc tiếp cận các nguồn thông tin. Tuy nhiên, một số nguồn thông tin quan trọng nhƣ từ việc trao đổi sản phẩm mua bán vật tƣ thì vẫn còn hạn chế.

2.2.3.Nguồn lực tự nhiên

Đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đối với ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Để phát triển kinh tế, ngƣời dân nông thôn phần lớn dựa vào đất, cuộc sống và sinh kế của họ hoàn toàn phụ thuộc vào đất đai từ số lƣợng đến chất lƣợng nguồn đất, đặc biệt những nơi có tiềm năng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Việc có đất đai, sử dụng và biết cách canh tác để đem lại hiệu quả kinh tế là hoàn toàn khác nhau. Mỗi một loại đất ở vị trí, địa thế khác nhau lại phù hợp với một vài cây trồng khác nhau. Do vậy huyện Định Hóa có những nơi nếu trồng cây chè thì phát triển rất nhanh; nhƣng lại có những vùng chỉ có thể canh tác lúa và trồng ngô (những vùng đất trũng,...).

Bên cạnh đó số lƣợng và chất lƣợng đất đai cũng đƣợc hình thành trên cơ sở thực tế của các nguồn lực tự nhiên khác nhƣ nƣớc và rừng do vậy việc xem xét đồng thời các nguồn lực này là quan trọng và nó sẽ cho ta thấy đƣợc thực trạng và tiềm năng trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.19: Nguồn gốc đất đai của hộ (% số hộ)

Vùng Cha mẹ để

lại

Mua Khai hoang

trƣớc đây Khác 1 (n=47) 97,90 0,00 0,00 2,10 2 (n=48) 55,00 20,00 22,50 2,50 3 (n=48) 98,00 0,00 2,00 0,00

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Về nguồn gốc đất đai của các hộ qua bảng 2.19 cho thấy hầu hết đất đai là có đƣợc trên cơ sở cha ông để lại phần rất nhỏ có nguồn gốc từ các nguồn khác nhƣ trao đổi mua bán hay khai hoang.

Nhƣ vậy có thể thấy đất đai của hộ đã đƣợc các hộ hoặc cha ông họ sử dụng trong nhiều năm và ít bị biến động trừ trƣờng hợp về diện tích đất rừng và khu vực bảo tồn di tích lịch sử ATK.

Bảng 2.20: Diện tích đất bình quân của hộ (sào) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Tổng diện tích

Đất Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) 1 (n=47) 42,50 (37,02) 10,45 (7,51) 24,58 32,06 (34,42) 75,42 2 (n=48) 161,85 (163,45) 11,47 (6,23) 7,08 150,39 (162,16) 92,92 3 (n=48) 148,01 (140,73) 8,81 (4,75) 5,95 139,21 (140,24) 94,05

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Ghi chú: 1) n là số quan sát

2) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị bình quân tại α=0,1

3) Có sai khác có ý nghĩa thống kê của tổng diện tích bình quân/hộ, diện tích đất lâm nghiệp/hộ giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

4) Không có sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp/hộ giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.20 ta thấy có sự biến động lớn trong từng nhóm hộ về đất đai song tổng diện tích bình quân trên hộ có sự khác biệt trong đó các hộ khu vực xa trung tâm (Vùng 2, Vùng 3) có diện tích lớn hơn nhiều lần so với các hộ gần khu vực trung tâm (Vùng 1), tuy nhiên đối với diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, màu và đất nƣơng rẫy của các hộ tƣơng đối đồng đều. Nhƣ vậy có thể thấy các hộ khu vực xa trung tâm có tiềm năng về đất lâm nghiệp hơn nhiều lần so với các hộ khu vực trung tâm (Vùng 1) nhƣng liệu họ

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 93 - 140)