Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Nguồn lực tự nhiên

Đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đối với ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Để phát triển kinh tế, ngƣời dân nông thôn phần lớn dựa vào đất, cuộc sống và sinh kế của họ hoàn toàn phụ thuộc vào đất đai từ số lƣợng đến chất lƣợng nguồn đất, đặc biệt những nơi có tiềm năng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Việc có đất đai, sử dụng và biết cách canh tác để đem lại hiệu quả kinh tế là hoàn toàn khác nhau. Mỗi một loại đất ở vị trí, địa thế khác nhau lại phù hợp với một vài cây trồng khác nhau. Do vậy huyện Định Hóa có những nơi nếu trồng cây chè thì phát triển rất nhanh; nhƣng lại có những vùng chỉ có thể canh tác lúa và trồng ngô (những vùng đất trũng,...).

Bên cạnh đó số lƣợng và chất lƣợng đất đai cũng đƣợc hình thành trên cơ sở thực tế của các nguồn lực tự nhiên khác nhƣ nƣớc và rừng do vậy việc xem xét đồng thời các nguồn lực này là quan trọng và nó sẽ cho ta thấy đƣợc thực trạng và tiềm năng trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.19: Nguồn gốc đất đai của hộ (% số hộ)

Vùng Cha mẹ để

lại

Mua Khai hoang

trƣớc đây Khác 1 (n=47) 97,90 0,00 0,00 2,10 2 (n=48) 55,00 20,00 22,50 2,50 3 (n=48) 98,00 0,00 2,00 0,00

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Về nguồn gốc đất đai của các hộ qua bảng 2.19 cho thấy hầu hết đất đai là có đƣợc trên cơ sở cha ông để lại phần rất nhỏ có nguồn gốc từ các nguồn khác nhƣ trao đổi mua bán hay khai hoang.

Nhƣ vậy có thể thấy đất đai của hộ đã đƣợc các hộ hoặc cha ông họ sử dụng trong nhiều năm và ít bị biến động trừ trƣờng hợp về diện tích đất rừng và khu vực bảo tồn di tích lịch sử ATK.

Bảng 2.20: Diện tích đất bình quân của hộ (sào)

Vùng Tổng diện tích

Đất Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) 1 (n=47) 42,50 (37,02) 10,45 (7,51) 24,58 32,06 (34,42) 75,42 2 (n=48) 161,85 (163,45) 11,47 (6,23) 7,08 150,39 (162,16) 92,92 3 (n=48) 148,01 (140,73) 8,81 (4,75) 5,95 139,21 (140,24) 94,05

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009 Ghi chú: 1) n là số quan sát

2) Số liệu trong ngoặc đơn là độ lệch chuẩn của giá trị bình quân tại α=0,1

3) Có sai khác có ý nghĩa thống kê của tổng diện tích bình quân/hộ, diện tích đất lâm nghiệp/hộ giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

4) Không có sự khác biệt về diện tích đất nông nghiệp/hộ giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng 2.20 ta thấy có sự biến động lớn trong từng nhóm hộ về đất đai song tổng diện tích bình quân trên hộ có sự khác biệt trong đó các hộ khu vực xa trung tâm (Vùng 2, Vùng 3) có diện tích lớn hơn nhiều lần so với các hộ gần khu vực trung tâm (Vùng 1), tuy nhiên đối với diện tích đất nông nghiệp bao gồm đất trồng lúa, màu và đất nƣơng rẫy của các hộ tƣơng đối đồng đều. Nhƣ vậy có thể thấy các hộ khu vực xa trung tâm có tiềm năng về đất lâm nghiệp hơn nhiều lần so với các hộ khu vực trung tâm (Vùng 1) nhƣng liệu họ có thể biến tiềm năng đó thành hiện thực về kinh tế hay không có lẽ khó có thể trả lời ngay đƣợc khi chỉ xem xét dƣới góc độ số lƣợng và quy mô diện tích nhƣ thế này.

Nếu nhìn vào tỷ lệ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của hộ cho thấy các hộ khu vực trung tâm có tỷ lệ đất nông nghiệp lớn gấp khoảng gần 4 lần so với các hộ khu vực xa trung tâm.

Nếu chỉ xem xét đến số lƣợng đất thì chƣa đủ để cho ta thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh do diện tích đất có thể nhiều hơn nhƣng khả năng canh tác lại chƣa chắc đã hơn dựa trên thực tế về chất lƣợng nguồn đất của các hộ.

Để đánh giá về chất lƣợng nƣớc ta sẽ đánh giá thông qua khả năng chủ động nguồn nƣớc tƣới tiêu theo từng loại đất, vì bên cạnh độ phì tự nhiên của đất đối với đất ruộng tƣới tiêu quyết định phần lớn đến khả năng canh tác của đất cũng nhƣ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến dinh dƣỡng của đất (Theo Tự điển Wikipedia).

Trƣớc hết qua bảng 2.21 ta xem xét chất lƣợng đất ruộng là đất chuyên trồng lúa ở khu vực trũng (khác với đất trồng lúa nƣớc dạng ruộng bậc thang). Qua phỏng vấn ý kiến đánh giá của ngƣời dân về khả năng tƣới tiêu đầy đủ (theo yêu cầu của làm đất trồng lúa nƣớc của ngƣời dân).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.21: Chất lƣợng đất ruộng của hộ

Vùng Khoảng cách từ nhà đến ruộng (phút) Có nƣớc vụ xuân (% diện tích) Có nƣớc vụ hè (% diện tích) 1 (n=47) 2-15 91,3 100 2 (n=48) 2-30 82,8 93,1

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Thực tế gần đây cho thấy ngƣời dân trong khu vực cũng đang phải đối mặt với sự biến đổi của khí hậu, nếu nhƣ trƣớc đây các sông suối đều nhiều nƣớc và quang năm có thì hiện nay nhiều khu vực mực nƣớc đã giảm đi đặc biệt là trong vụ xuân và đầu vụ mùa khi cần nƣớc chuẩn bị đất. Do vậy mà diện tích có nƣớc đủ tƣới tiêu cũng giảm đi, trong khi ở khu vực trung tâm (vùng 1) cơ bản là đủ nƣớc tƣới tiêu cho tất cả diện tích trừ một số khu vực có thể bị thiếu nƣớc vào đầu vụ thì ở Vùng 2 khu vực xa trung tâm (nơi có nhiều rừng hơn) thì diện tích có thể tƣới đƣợc có sự cách biệt đáng kể theo chiều hƣớng giảm đi. Nhƣ vậy điều này có ảnh hƣởng và có tính quyết định đến khả năng canh tác của đất ruộng trong khu vực này.

Để thấy rõ khả năng tƣới tiêu có liên quan trực tiếp đến nguồn nƣớc tƣới tiêu ta xem xét bảng 2.22 dƣới đây:

Bảng 2.22: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng của hộ/(bình quân % diện tích) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Sông suối (%) Mƣơng/máng nƣớc (%) Mƣa (%) Khác (%) 1 90 60 100 20 2 30 65 100 10

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Quan số liệu ở bảng 2.22 cho thấy khu vực trung tâm (Vùng 1) là khu vực trũng hơn do vậy nhiều nguồn nƣớc tƣới tiêu dạng sông suối trong khi đó ở Vùng 2 thuộc khu vực phía Tây Nam xa trung tâm chủ yếu là nguồn nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mƣa và ngƣời dân phải bắc mƣơng máng dẫn nƣớc về. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong chất lƣợng nguồn đất đai giữa 2 khu vực.

Do đặc thù của khu vực miền núi và trung du đất đai bị chia cắt và dốc rất thích hợp cho phát triển ruộng bậc thang, vì thế mà nhiều ngƣời dân đã làm ruộng bậc thang từ rất lâu đời. Mặc dừ trƣớc đây khi xây dựng ruộng bậc thang ngƣời dân cũng đã có khảo sát về nguồn nƣớc tƣới tiêu song qua thời gian có sự biến đổi của khí hậu mà nhiều khu vực cũng bị ảnh hƣởng từ đó ta thấy có sự khác biệt về khả năng tƣới tiêu của các khu vực nghiên cứu là khác nhau.

Bảng 2.23: Chất lƣợng đất ruộng bậc thang của hộ

Vùng Khoảng cách từ nhà - đến ruộng Có nƣớc vụ xuân (% diện tích ruộng bậc thang) Có nƣớc vụ hè (% diện tích ruộng bậc thang) 1 (n=47) 2-30 90 97 2 (n=48) 2-60 78 89 3 (n=48) 2-80 87 93

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Thời gian hình thành các ruộng bậc thang trong khu vực là từ rất lâu, chỉ có khoảng 10% diện tích đất này đƣợc hình thành trong vòng 10 năm trở lại đây.

Bảng 2.24: Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho đất ruộng bậc thang của hộ

Vùng Sông suối (%) Mƣơng/máng nƣớc (%) Mƣa (%) Khác (%) 1 (n=47) 85 62 100 35 2 (n=48) 25 75 100 17 3 (n=48) 35 70 100 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Do đặc thù về địa hình từ rất lâu đời nay ruộng bậc thang đƣợc làm chủ yếu trên những khu vực thuận lợi cho tƣới tiêu và đất có dinh dƣỡng cao và vì thế mà khoảng cách từ nhà đến ruộng đôi khi cũng khá xa có nhiều mảnh ngƣời dân phải đi gần 2 tiếng từ nhà, những khu ruộng này thƣờng đƣợc nằm trong những thung lũng, khe giữa rừng.

Mặt khác khu vực Vùng 1 thuộc trung tâm huyện vẫn là khu vực có thuận lợi nhất và đảm bảo nhất về nƣớc tƣới tiêu nếu so với các Vùng 2, 3 khu vực xa trung tâm hơn và vì thế họ có tiềm năng sản xuất cây nông nghiệp hơn và điều này cũng có thể ảnh hƣởng đến đời sống và sinh kế của hộ.

Giống nhƣ đối với đất ruộng trũng, đất ruộng bậc thang cũng chủ yếu là dựa vào nguồn nƣớc mƣa và sông suối tự nhiên, một số khu vực ngƣời dân phải làm các ống bƣơng nƣớc hay các máng dẫn nƣớc từ xa về ruộng để tƣới tiêu.

Bên cạnh đất trồng lúa và các cây lƣơng thực khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển cây công nghiệp lâu năm mà chủ yếu là cây chè và một số cây ăn quả.

Bảng 2.25: Tuổi của vƣờn cây lâu năm của hộ

Vùng 1-5 năm (% diện tích) 6-10 năm (% diện tích) 11-15 năm (% diện tích) >15 năm (% diện tích) 1 (n=47) 33,3 33,3 20,5 12,8 2 (n=48) 14,3 14,3 17,5 54,0 3 (n=48) 0,00 100,00 0,00 0,00

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Ghi chú: 1) n là số mẫu quan sát

2) Có sai khác có ý nghĩa thống kê của chỉ tiêu tuổi của vƣờn cây lâu năm giữa 3 nhóm theo kiểm định Kruskal-Wallis tại mức xác suất 90%.

Diện tích cây lâu năm chủ yếu tập trung nhiều ở Vùng 1 khu vực trung tâm và Vùng 2 khu vực phía Tây Nam trong khi ở Vùng 3 khu vực phía Bắc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ có khoảng 4% hộ có diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là cây Chè và cây ăn quả.

Thông qua bảng 2.25 cho thấy các hộ ở Vùng 1 khu vực trung tâm có tỷ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm có tuổi trong các giai đoạn tƣơng đối đồng đều. Khoảng 1

/3 diện tích trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, 1/3 trong giai đoạn cho thu hoạch tăng trƣởng, 1

/4 trong giai đoạn ổn định và một phần nhỏ có những diện tích đến giai đoạn cần thay thế điều đó cho thấy hộ sẽ có thu nhập tƣơng đối ổn định nếu so sánh với khu vực Vùng 2 khu vực xa trung tâm với phần lớn diện tích cây công nghiệp lâu năm có tuổi trên 15 năm và sắp đến giai đoạn phải trồng thay thế sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến mức thu nhập của ngƣời dân nơi đây.

Bên cạnh về tuổi của vƣờn cây lâu năm của hộ thì tại bảng 2.26 cho ta biết về loại cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn. Khu vực nghiên cứu có thế mạnh về cây chè đây là lý do tại sao ta thấy tỷ lệ cây chè lớn hơn nhiều so với các cây trồng khác, đặc biệt là vùng 1, vùng 2 thuộc khu vực trung tâm và xa trung tâm về phía Tây Nam, trong khi khu vực phía Bắc có thế mạnh về sản xuất cây lâm nghiệp do vậy mà chủ yếu ngƣời dân tập trung trồng các cây ăn quả.

Bảng 2.26: Loại cây lâu năm của hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng Chè (% Diện tích) Khác (% Diện tích) 1 (n=47) 76,9 23,1 2 (n=48) 98,4 1,6 3 (n=48) 2,1 97,9

Nguồn: số liệu điều tra năm 2009

Ghi chú: 1) n là số mẫu quan sát

2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức α=0,1 của chỉ tiêu loại cây lâu năm của nhóm hộ thông qua kiểm định Chi-Square.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Định Hoá là huyện trung du miền núi nên chủ yếu là phát triển kinh tế vƣờn đồi. Đặc biệt cây chè ngày càng khẳng định rõ nét vị thế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện. Chính vì thế nhờ sự phát triển về cây chè rộng rãi mà đời sống các hộ nông dân đƣợc nâng lên. Có thể nói, cây chè đã giúp ngƣời dân nơi đây nâng cao thu nhập, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Nhờ có đƣợc sự ƣu ái từ thiên nhiên về thời tiết, khí hậu, đất đai...phù hợp nên cây chè nơi đây sinh trƣởng và phát triển tốt. Mà Thái Nguyên lại là vùng chè đặc sản có thƣơng hiệu, chiếm phần lớn trên thị trƣờng. Đây chính là điều kiện thuận để ngƣời dân nơi đây phát triển trở thành vùng chè trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên.

Tuy nhiên không phải hộ nào cũng có lợi thế này, mà chủ yếu vùng chè tập trung vào khu vực trung tâm hoặc xa rừng hơn so với các hộ sống gần rừng đó là do các hộ sống gần rừng phần lớn diện tích đất đai đƣợc quy hoạch phát triển và bảo tồn rừng, khu vực khác thì ngƣợc lại, do vậy nguyên nhân dẫn đến các hộ có nhiều rừng hoặc gần rừng lại thiếu đất sản xuất nông nghiệp trong khi sản xuất lâm nghiệp hiện còn nhiều hạn chế hơn so với sản xuất nông nghiệp.

Để thấy rõ hơn về sự khác biệt trong sản xuất lâm nghiệp ta xem xét bảng 2.27 sau:

Bảng 2.27: Rừng và loại rừng của các hộ trong các khu vực

Vùng Rừng TN Rừng trồng Lâm nông kết hợp DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) 1 (n=47) 7,40 13,6 38,35 70,5 8,65 15,9 2 (n=48) 211,87 81,3 38,05 14,6 10,95 4,2 3 (n=48) 153,91 63,8 71,89 29,8 15,44 6,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tiêu chí điều tra chúng tôi phân ra 3 loại rừng khác nhau dựa trên tiêu chí liên quan đến sản xuất và bảo vệ rừng của từng loại đó là:

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phần trăm loại rừng trong các nhóm hộ

Rừng tự nhiên: là rừng tự mọc có thời gian sinh trƣởng lâu năm và là rừng hỗn tạp, diện tích này ngƣời dân không có thể khai thác đƣợc gỗ mà chỉ tập trung khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nhƣ rau, măng, củi... tại địa bàn nghiên cứu diện tích rừng này bao gồm cả khu vực bảo tồn khu di tích lịch sử ATK.

Rừng trồng: là diện tích rừng đƣợc quy hoạch cho rừng sản xuất, đối với diệnt ích rừng này ngƣời dân tiến hành trồng các cây lâm nghiệp và sẽ đƣợc khai thác theo quy định, nhƣ vậy sản phẩm chính của rừng này đó là gỗ.

Rừng nông lâm kết hợp: là diện tích đất rừng có liên quan mật thiết đến sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các khu vực gần nhà và mang tính chất phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp do vậy sản phẩm chính ở khu vực này là các sản phẩm nhƣ củi với số lƣợng nhỏ và sản phẩm nông nghiệp là chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo số liệu của bảng 2.27 cho thấy càng gần khu vực trung tâm thì tỷ lệ rừng thuộc loại rừng tự nhiên càng ít trong khi ngƣợc lại diện tích rừng trồng và rừng nông lâm kết hợp lại tăng lên. Nhƣ vậy có thể thấy rằng ngƣời dân khu vực xa trung tâm không những bị thiệt thòi về các dịch vụ mà đến cả nguồn lực cũng vậy họ sẽ phải bảo vệ rừng và ít có cơ hội để khai thác rừng nhƣ đối với các hộ khu vực gần trung tâm hay nói một cách khác đời sống của họ bị ảnh hƣởng lớn bởi việc phải duy trì và bảo vệ rừng.

Điều đó cho thấy nếu chúng ta muốn bảo vệ và phát triển vốn rừng cho mục đích phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng ta cần có sự quan tâm

Một phần của tài liệu tác động của việc duy trì và bảo vệ rừng đến sinh kế của người dân trong khu vực atk huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 109)